Lobby là gì? Những ý nghĩa thú vị bạn chưa biết về “lobby”

Lobby là thuật ngữ được dùng rất phổ biến tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Canada,… nhưng rất xa lạ tại Việt Nam. Vậy lobby là gì? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu ý nghĩa của lobby chi tiết trong bài viết này nhé!

Lobby là gì trong khách sạn?

Lobby là thuật ngữ tiếng Anh chỉ khu vực tầng trệt hoặc cửa ra vào của tòa nhà, sân bay, khách sạn, văn phòng, bệnh viện,… Trong ngành khách sạn, lobby là khu vực hành lang hoặc tiền sảnh tầng 1 – nơi khách hàng đứng chờ làm thủ tục check in và check out.

Trong khách sạn, lobby được chia thành 3 loại, đó là:

  • Lobby hotel: Đây là khu vực tiền sảnh của khách sạn để khách hàng thực hiện các thủ tục như đăng ký nhận phòng, trả phòng, nghỉ ngơi, chờ đợi bạn bè,… Lobby hotel là khu vực đầu tiên khách hàng bước vào nên rất được chú trọng về thiết kế và trang trí. Được trang bị đầy đủ bàn ghế, khu vực hút thuốc, cắm sạc điện thoại,… với không gian sang trọng, tinh tế, thoáng đãng, tạo cảm giác thoải mái và tiện nghi cho khách hàng.
  • Lobby bar: Đây là khu vực thưởng thức đồ ăn và đồ uống trong khách sạn. Lobby bar được thiết kế trong nhà với không gian nội thất sang trọng, đẳng cấp hoặc ở ngoài trời (thường nằm trên tầng thượng). Lobby bar thường nằm ở những vị trí đắc địa, có view nhìn ra biển hoặc toàn cảnh thành phố.
  • Lobby lift: Đây là khu vực sảnh phía trước thang máy trong khách sạn. Lobby lift thường đặt gần quầy lễ tân để thuận tiện cho quá trình đón tiếp khách hàng. Khu vực này luôn được dọn dẹp sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng và trang trí đẹp mắt.
Khu vực lobby hotel
Khu vực lobby hotel

Lobby là công việc gì?

Nghề lobby là gì? Nghề lobby còn được gọi là nghề vận động hành lang. Đây là các hoạt động tiếp xúc, gây ảnh hưởng tới quan chức có thẩm quyền, các hoạt động lên kế hoạch của giới chức cấp cao,… nhằm hướng đến mục đích nào đó. Những người làm công việc lobby gọi là lobbyist.

Ở một khía cạnh nào đó, các hoạt động như “chạy” dự án, “chạy” giấy phép” của các doanh nghiệp Việt Nam được xem là một phần của lobby. Tuy nhiên, các hoạt động này ở Việt Nam bị coi là bất hợp pháp, tham nhũng nhưng tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh,… thì được pháp luật công nhận. Thậm chí, họ có cả những công ty lớn nhận hoạt động lobby theo đơn đặt hàng.

Lịch sử hình thành của nghề lobby gắn chặt với những bước thăng trầm của Quốc Hội Hoa Kỳ. Lobby đã từng bị coi là hoạt động làm “lũng đoạn” Quốc Hội, được mô tả như “con quái vật”.

Nghề lobby là nghề vận động hành lang
Nghề lobby là nghề vận động hành lang

Theo các chuyên gia, cơ sở hình thành nghề lobby dựa trên các quy định của Hiến pháp Hoa Kỳ. Cụ thể là quy định “Quốc hội sẽ không xây dựng một đạo luật nào để hạn chế quyền của dân chúng được hội họp ôn hoà và đưa lên chính phủ các điều thỉnh cầu bày tỏ nỗi bất bình của họ”.

Sau khi Quốc Hội ban hành nghị quyết cấm cá nhân đệ trình kiến nghị lên Quốc Hội, các nhóm lợi ích xã hội Hoa Kỳ nhận thấy rằng cần có phương thức nào đó để kiến nghị của họ được các nghị sĩ chú ý. Từ đó, nghề lobby ra đời.

Hiện nay, lobby được coi là một nghề tại Hoa Kỳ. Các chuyên gia lobby hoạt động sôi nổi ở hầu hết các lĩnh kinh tế, chính trị, xã hội. Cùng với đó là một hàng lang pháp lý rộng được xây dựng nhằm điều chỉnh hoạt động của lobbyist. Không chỉ vậy, bản thân các chuyên gia lobby cũng có nguyên tắc riêng khi làm việc. Đây là lý do khiến nghề này có thể tồn tại và phát triển tại đây.

Chi phí lobby là gì?

Chi phí lobby hay tiền lobby là khoản tiền công, hoa hồng mà lobbyist nhận được sau khi hoàn thành dự án. Giống như các luật sư, sau khi họ giải quyết được các vấn đề của khách hàng, họ sẽ được nhận một khoản phí, gọi là phí luật sư. Đối với lobbyist, khoản phí đó được gọi là phí lobby.

Những vụ vận động hành lang lobby nổi tiếng toàn cầu

Cuộc chiến giữa Coca và Pepsi

Pepsi ra đời sau Coca 12 năm và đối mặt với 2 lần phá sản. Nhưng hiện nay, hai thương hiệu này không có sự chênh nhau quá nhiều. Lý do là bởi Pepsi đã không ngừng cải tiến công thức, nghiên cứu thị hiếu khách hàng,… và vận dụng chính sách lobby hiệu quả.

Nhân vật quan trọng trong phi vụ lobby này là Tổng thống Richard Nixon. Pepsi đã tạo dựng mối quan hệ với Richard Nixon khi ông còn chưa trở thành thành viên của nhà Trắng.

Cuộc chiến không hồi kết của hai “ông lớn” ngành giải khát: Pepsi và Coca
Cuộc chiến không hồi kết của hai “ông lớn” ngành giải khát: Pepsi và Coca

Năm 1959, Pepsi được “một bước lên mây” khi Richard Nixon cùng Tổng Bí Thư của Nga Nikita Khrushchev chụp ảnh cùng cụng ly Pepsi và đăng trên báo của Hội chợ Moscow. Chưa dừng ở đó, sau khi trở thành Tổng thống, Richard Nixon đã gỡ toàn bộ máy bán nước tự động Coca trong dinh thự và thay thế bằng Pepsi.

Sau này khi Jimmy Carter lên làm Tổng thống, Coca đã thực hiện hành động lobby tương tự: gỡ hết máy bán nước của Pepsi và thay thế bằng Coca. Tuy nhiên, Jimmy Carter lại không tạo được dấu ấn mạnh mẽ như Richard Nixon.

Theo thống kê, trong năm 2009, các doanh nghiệp đồ uống đã chi hơn 60 triệu USD cho hoạt động lobby. Trong đó, số tiền lobby mà Coca và Pepsi cùng chi lên đến 9.4 triệu USD/ mỗi thương hiệu.

Boeing và Airbus

Boeing đã sử dụng khéo léo chiến thuật lobby để giành hợp đồng từ tay Airbus
Boeing đã sử dụng khéo léo chiến thuật lobby để giành hợp đồng từ tay Airbus

Năm 2010, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã kết thúc hợp đồng với Airbus để ký hợp đồng với Boeing. Để có được hợp đồng này, Boeing đã phải chạy đua với Airbus trong 10 năm với rất nhiều chính sách ưu đãi về giá, công nghệ và phí lobby.

Theo thông tin tiết lộ, hai nhà máy đã chi hơn 100 triệu USD cho hoạt động lobby trong năm 2008. Trong đó, Boeing chi khoảng 52 triệu USD và Airbus là 47 triệu USD.

Không chỉ vậy, Boeing còn lôi kéo được IMAWA đứng về phía mình trong cuộc chiến tranh giành thị phần này. Trên phương diện “lobby công chúng”, Boeing cũng chi đậm hơn Airbus với số tiền lên đến 5 triệu USD.

Dịch cúm H1N1 (năm 2009)

Dịch cúm H1N1 trở thành “đại dịch toàn cầu” là bởi hoạt động lobby của các hãng sản xuất thuốc
Dịch cúm H1N1 trở thành “đại dịch toàn cầu” là bởi hoạt động lobby của các hãng sản xuất thuốc

Khi tín hiệu cúm đầu tiên đến từ Mexico, WHO đã tuyên bố đây đại dịch. Các số liệu về H1N1 rất ít, tỷ lệ tử vong cũng rất thấp nhưng báo động của WHO lại rất cao. Nguyên nhân là bởi các hãng sản xuất dược phẩm đã lobby ngầm để tác động đến quyết định của WHO.

Năm 2010, Ủy ban Y tế Hội đồng Châu Âu đã thành lập ban điều tra về vai trò của lobbyist trong vụ việc này. Chủ tịch của Ủy ban đã lên án các hãng dược phẩm đã xúi giục, hối lộ cho cho người có trách nhiệm về sức khỏe cộng đồng để thổi phồng mức độ báo động của dịch cúm nhằm bán sản phẩm của mình.

XEM THÊM:

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ ý nghĩa của lobby là gì. Đừng quên vào trang web supperclean.vn để đón đọc thêm nhiều chủ đề mới và thú vị hơn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *