Quá tam ba bận là một câu thành ngữ rất hay được cha ông ta đúc kết và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vậy quá tam ba bận là gì? Mời bạn đọc cùng supperclean.vn tìm hiểu ý nghĩa và bàn luận chi tiết hơn trong bài viết này nhé!
Contents
Quá tam ba bận là gì?
Quá tam ba bận là một câu thành ngữ, chỉ nếu một việc gì đó gặp khó khăn, trắc trở, làm đi làm lại không được thì chỉ nên làm 3 lần, nếu không được thì thôi. Câu tục ngữ này được cha ông ta đúc rút từ những trải nghiệm của bản thân và muốn khuyên nhủ rằng: Khi làm việc gì đó, nếu tới lần thứ 3 mà vẫn không thành công thì tốt nhất là nên dừng lại để suy nghĩ và tìm ra cách khác hiệu quả hơn.
Trong tiếng Trung, quá tam ba bận được viết là 事 不过 三 (Shì búguò sān).
Quá tam ba bận tốt hay xấu?
Ý nghĩa của câu quá tam ba bận là gì đã được mình giải thích rất chi tiết ở trên. Vậy câu thành ngữ này mang hàm ý tích cực hay tiêu cực?
Thực tế, việc đánh giá câu thành ngữ này như thế nào còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Khi ai đó không tin tưởng vào những thứ bạn làm vì đã thất bại quá nhiều lần, họ sẽ nói: “Không thể làm được đâu, quá tam ba bận rồi!”. Lúc này, quá tam ba bận mang ý nghĩa rất chủ quan, khiến người nghe nản lòng và không muốn tiếp tục thứ mình đang theo đuổi.
Nhưng ngược lại, quá tam ba bận có thể trở thành động lực để thôi thúc người ta cố gắng. Ví dụ như câu nói: Hãy cứ làm đi, quá tam ba bận. Rất nhiều người không đủ sự kiên trì, chỉ mới thất bại một lần đã nản và bỏ cuộc. Khi đó, quá tam ba bận giống như một lời động viên, một danh giới mà cá nhân đó tự đặt ra cho mình rằng, cứ làm đi nếu thất bại quá 3 lần thì dừng lại.
Bởi vậy, việc nhận định quá tam ba bận là tốt hay xấu còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ dùng nó với ý nghĩa thứ hai. Hãy đặt cho bản thân n lần quá tam ba bận để nỗ lực và cố gắng vì mục tiêu của bản thân nhé các bạn!
XEM THÊM: Khách sáo là gì? Nguồn gốc hình thành từ “khách sáo”
Có nên thuận theo “quá tam ba bận” không?
Quá tam ba bận là gì? Hiểu đơn giản, đây là lời khuyên khuyên chúng ta không nên làm việc gì đó khi đã thất bại 3 lần. Tuy nhiên, việc có nên thuận theo suy nghĩ này hay không còn phụ thuộc còn phụ thuộc vào cách nghĩ của từng người.
Nhiều bạn tin tưởng vào đó và đặt ra giới hạn của bản thân; nếu làm việc gì thất bại quá 3 lần thì sẽ dừng lại. Ví dụ, bạn mong muốn trở thành một KOI nhưng đã thất bại 3 lần, tốn kém nhiều thời gian nên đã quyết định dừng lại, không tiếp tục nữa. Tuy nhiên, cũng có những bạn dù thất bại 3 lần hay 10 lần hay 50 lần đi chăng nữa thì vẫn không ngừng nỗ lực và phấn đấu với thứ mà mình mong muốn.
Câu tục ngữ “quá tam ba bận” không hề mang ý nghĩa tiêu cực; nó chỉ tiêu cực khi bạn đang hiểu sai về nó. Mình đồng ý với quan điểm rằng nếu thất bại 3 lần khi làm một việc gì đó thì nên dừng lại. Tuy nhiên, dừng lại không có nghĩa là dậm chân tại chỗ hay từ bỏ ước mơ của chính mình. Mà ta dừng lại để suy ngẫm, để xem xét những thất bại của bản thân, xem mình thiếu sót điều gì để cải thiện và tìm ra hướng đi khác phù hợp hơn.
Thủ tướng Winston Churchill đã từng thất bại nhiều lần khi xin vào cơ quan chính phú Anh nhưng đến năm 62 tuổi, ông trở thành thủ tướng của Anh. Thomas Edison đã từng trải qua hàng ngàn thất bại nhưng cuối cùng trở thành nhà phát minh vĩ đại của nhân loại. Ông chủ của KFC đã từng bị hơn 1000 nhà hàng từ chối món ăn của mình và đã trở thành thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng toàn cầu. Ông chủ của chuỗi phim hoạt hình nổi tiếng toàn cầu Walt Disney đã từng bị sa thải vì không có ý tưởng sáng tạo và nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi tạo ra tuyệt phẩm Disneyland,…
Bởi vậy, nếu cứ “quá tam ba bận” lại dừng lại thì làm gì có câu chuyện thành công. Nếu bạn không nỗ lực, không kiên trì nhiều lần mà chỉ tin vào những lời nhận xét cá nhân của người khác thì làm sao khám phá ra giới hạn của bản thân, bứt phá mọi định kiến để gặt hái thành công cho riêng mình. Nếu ngay cả sự tin tưởng chính mình bạn cũng không có thì “mẹ thành công” nào dám trao cho bạn “đứa con của họ”.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá chấp niệm với ước mơ của bản thân. Bạn đề ra một mục tiêu quá cao cả, vượt xa so với năng lực của bản thân nhưng vẫn cố chấp theo đuổi thì cũng không nên. Dẫu biết sự kiên trì là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công. Không phải mọi sự nỗ lực đều thu được kết quả như mong muốn. Nhưng không có gì tệ bằng việc dù đã thất bại quá nhiều lần nhưng bạn vẫn không hiểu rõ chính mình!
XEM THÊM: Đáo để là gì? Đáo để là khen hay chê? Dấu hiệu nhận biết người đáo để
Khi nào nên áp dụng nguyên tắc “quá tam ba bận”?
Trong một số trường, chúng ta nên áp dụng nguyên tắc “quá tam ba bận” như:
- Khi hỏi ai đó chuyện gì, bạn đã nhắn quá 3 tin nhưng không nhận được phản hồi từ họ thì có nghĩa họ không muốn trả lời.
- Một người muốn bạn giúp không công 3 lần, đến lần thứ 4 là sự lợi dụng.
- Khi nhờ ai đó, quá 3 tin nhắn nhưng không nhận được lời xác nhận của đối phương thì nên tự làm hoặc nhờ người khác.
- Bạn phải chủ động bắt chuyện với đối phương quá 3 lần/ ngày thì đây là dấu hiệu của việc “chúng ta không thuộc về nhau”.
- Không nhận phần thiệt về mình quá 3 lần. Nếu bạn đã có chỗ đứng nhận định thì nửa lần cũng không được phép.
- Bạn có thể chấp nhận hạ mình để níu kéo một mối quan hệ 3 lần. Đến lần thứ 4 thì dẹp đi.
- Một biến cố của bản thân không nên để quá 3 người biết. Nhưng mỗi thành tựu chỉ cần tối đa 3 người chúc mừng là đủ.
- Chồng đẹp trai, tài giỏi đến đâu nhưng người vợ không nên “mù” quá 3 lần.
- Một việc nếu trì hoãn quá 3 lần đều không tốt.
- Khi kể về người cũ, chỉ cần chọn đúng 3 người nghe mà kể.
- Xuất hiện đủ 3 lần vắng mặt mỗi khi bạn gặp hoạn nạn, người thương cũng sẽ hóa người dùng.
Supperclean.vn hy vọng qua bài viết này này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa của quá tam ba bận là gì nhé!