Quan hệ từ là gì? Quan hệ từ là những từ nào? Soạn bài quan hệ từ

Việc hiểu rõ khái niệm quan hệ từ là gì sẽ giúp các bạn học sinh có thể viết được những câu văn hay, mượt mà, gây ấn tượng với người đọc. Trong bài viết này, supperclean.vn sẽ tổng hợp toàn bộ kiến thức về quan hệ từ. Mong rằng đây bộ tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn. 

Quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ là những từ được dùng để nối từ với từ, vế câu với vế câu nhằm biểu thị mối quan hệ mật thiết giữa các từ ngữ hoặc những câu văn ấy. 

quan hệ từ là gì
Quan hệ từ là những từ nào?

Ý nghĩa quan hệ mà quan hệ từ biểu thị rất đa dạng và phong phú, gồm có: 

  1. Mối quan hệ sở hữu: của,… 

Ví dụ: Chiếc xe ô tô này là của tôi. 

  1. Mối quan hệ phương tiện, cách thức: bằng, với… 

Ví dụ:

  • Lan đi học bằng xe đạp. 
  • Bằng sự nỗ lực của chính mình, Lan đã đỗ thủ khoa trường Đại học Luật. 
  1. Mối quan hệ liệt kê: và,… 

Ví dụ: Tôi và cô ấy chơi cùng với nhau từ hồi mẫu giáo. 

  1. Quan hệ tương phản: tuy nhiên, nhưng, thế nhưng,… 

Ví dụ: Tôi muốn lên trường một mình nhưng bố mẹ không đồng ý. 

  1. Quan hệ so sánh, đối chiếu: còn,… 

Ví dụ: Tôi mua chiếc máy đỏ còn Lan mua chiếc váy xanh. 

  1. Quan hệ mục đích: cho, để,.. 

Ví dụ: Để tết mặc đồ đẹp hơn, tôi đã phải giảm hơn 10kg trong vòng 2 tháng. 

  1. Mối quan hệ nguyên nhân: vì, do, bởi, tại,… 

Ví dụ: Cô ấy được ngồi hàng ghế VIP vì quen với ban tổ chức.

Bài viết tham khảo: Túc từ là gì? Tìm hiểu các kiến thức về túc từ trong tiếng anh

Cặp quan hệ từ là gì?

Ngoài quan hệ từ, người ta còn sử dụng các cặp quan hệ từ để nối các vế trong câu nhằm tạo sự hứng thú cho người đọc, người nghe. Dưới đây là các cặp quan hệ từ thường gặp: 

Biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả

Gồm có: giá mà …. thì….; hễ …. thì ….; nếu …. thì …; 

Ví dụ: 

  1. Nếu tôi cố gắng hơn thì tôi đã không phải học lại rồi!
  2. Giá mà tôi nghe lời mẹ thì bây giờ tôi sẽ không phải đội mưa về nhà. 
  3. Hễ ai nhắc đến cô ấy thì nó lại chửi đổng lên. 

Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả

Gồm có: do … nên …; nhờ … mà …; vì … nên …

Ví dụ: 

  1. Vì Hoa chăm chỉ học tập nên cô ấy đã đỗ thủ khoa trường Đại học Luật. 
  2. Do sơ suất nên Hoa đã để quên sách vở ở nhà.
  3. Nhờ cô ấy chỉ mà tôi biết được một nơi mua đồ rẻ và chất lượng như vậy!

Biểu thị quan hệ tăng tiến

Gồm có: không chỉ … mà còn …; không những … mà còn ….; càng .. càng

Ví dụ: 

  1. Càng lớn tôi càng hiểu rõ sự vất vả của bố mẹ. 
  2. Lan không chỉ thông minh mà còn rất xinh đẹp. 

Biểu thị quan hệ đối lập tương phản

Gồm có: mặc dù … nhưng …; tuy … nhưng ….

Ví dụ: 

  1. Mặc dù trời mưa to nhưng anh ấy vẫn đi học đúng giờ. 
  2. Tuy Hoàng học rất giỏi nhưng anh ấy vẫn rất khiêm tốn. 
quan hệ từ là gì
Các cặp quan hệ từ thường gặp

Vai trò của quan hệ từ là gì?

Khi đã hiểu rõ quan hệ từ là gì, ta có thể thấy rằng quan hệ từ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong câu. Nó có chức năng liên kết các từ, các vế câu, thậm chí là các câu lại với nhau. Nhờ đó mà câu văn, đoạn văn trở nên logic, dễ nghe, dễ hiểu và biểu đạt đầy đủ ý nghĩa. 

Nếu không sử dụng quan hệ từ và các cặp quan hệ, câu văn sẽ trở nên lủng củng rời rạc, không được hấp dẫn. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng các quan hệ từ, cặp quan hệ từ phù hợp trong câu để giúp câu văn trở nên hấp dẫn, sinh động và thu hút hơn. 

Cách dùng quan hệ từ trong câu

Không phải tất cả mọi trường hợp đều phải dùng quan hệ từ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Nếu không thì câu văn sẽ bị mơ hồ, không rõ nghĩa hoặc đổi nghĩa. 

Ví dụ: 

  1. Tôi học bài ở nhà. => Trong câu này, nếu chúng ta không dùng quan hệ từ “ở” thì câu văn sẽ trở nên mơ hồ, không rõ nghĩa. 
  2. Tôi giỏi về các môn xã hội. => Dù không dùng quan hệ từ “về” thì câu văn vẫn rõ nghĩa và dễ hiểu. 

Các lỗi phổ biến khi dùng quan hệ từ, cặp quan hệ từ

Quan hệ từ là gì? Đó là những từ dùng để liên kết các từ, các câu lại với nhau. Vì vậy, nếu chúng ta dùng thiếu hoặc dùng không đúng có thể khiến câu văn trở nên lủng củng, không rõ nghĩa. Dưới đây là các lỗi thường gặp và cách chữa lỗi về quan hệ từ: 

Lỗi dùng thiếu quan hệ từ

Ví dụ: Đừng nên nhìn vẻ bề ngoài đánh giá nhân phẩm của họ. 

=> Sửa lại bằng cách thêm quan hệ từ: Đừng nên nhìn vẻ bề ngoài đánh giá nhân phẩm của họ. 

Dùng quan hệ từ không phù hợp

Ví dụ: Giun đất rất có ích cho nhà nông để nó làm tơi xốp đất. 

=> Sửa lại bằng cách thay quan hệ từ “để” bằng quan hệ từ “vì” sẽ hợp lý hơn: Giun đất rất có ích cho nhà nông vì nó làm tơi xốp đất. 

Dùng thừa quan hệ từ

Ví dụ: Qua câu tục ngữ “Bắt cá hai tay” khuyên chúng ta không nên làm nhiều việc cùng lúc, lắm khi sẽ bị hỏng tất cả. => Dùng thừa quan hệ từ “qua” khiến câu văn lủng củng và bị thiếu chủ ngữ. 

=> Ta chỉ cần sửa lại bằng cách bỏ quan hệ từ “qua” đi. 

Dùng quan hệ từ nhưng không có khả năng liên kết

Ví dụ: Nó thích học làm bánh, không thích nấu cơm. 

=>  Để câu văn liên kết hơn, ta có thể sửa lại như sau: Nó thích học làm bánh, không thích học nấu cơm. 

những lỗi khi sử dụng quan hệ từ
Một số lỗi sai khi dùng quan hệ từ

Các dạng bài tập về quan hệ từ, cặp quan hệ từ

Phương pháp chung: Hiểu rõ quan hệ từ, cặp quan hệ từ là gì; vai trò và các mối liên hệ mà quan hệ từ, cặp quan hệ từ biểu thị. 

Dạng 1: Điền các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp. 

Ví dụ: Điền quan hệ từ, cặp quan hệ từ thích hợp vào các câu sau: 

  1. … cô ấy không đẹp … rất đảm đang. 
  2. … sự nỗ lực của mình …. anh ấy đã khởi nghiệp thành công tại quê nhà. 
  3. Chiếc xe bị nổ lốp … tôi bơm hơi quá căng. 

Lời giải: 

  1. Mặc dù … nhưng…. hoặc Tuy …. nhưng … 
  2. Bằng … mà hoặc bằng/ với …. , …. 
  3. do, vì. 

Dạng 2: Đặt câu có sử dụng các cặp quan hệ từ, quan hệ từ

Ví dụ: 

  1. Giá mà không bị ốm thì tôi đã đi du lịch với lớp rồi. 
  2. Tôi không thích ăn mướp đắng vì nó quá đắng. 
  3. Đứa bé đó khó bảo vì bị mẹ chiều chuộng từ nhỏ. 

Dạng 3: Xác định các cặp quan hệ từ, quan hệ từ

Ví dụ: Hãy cho biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong những câu dưới đây và cho biết tác dụng. 

  1. Hoa hồng và hoa lan đều rất đẹp. 
  2. Tôi cố gặng hỏi nhưng anh ấy không chịu nói. 
  3. Vì nghèo nên cô ấy đã bỏ đi đúng không?

Lời giải: 

  1. Quan hệ từ “và” biểu thị mối quan hệ ngang bằng giữa hoa hồng và hoa lan. 
  2. Quan hệ từ “nhưng” biểu thị mối quan hệ tương phản, đối lập. 
  3. Cặp quan hệ từ “vì … nên …” biểu thị mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. 

Dạng 4: Chữa lỗi về quan hệ từ

Ví dụ: Hãy cho biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ dưới đây đã dùng đúng chưa? Nếu sai thì hãy thay thế cho đúng.

  1. Nhờ chăm chỉ học tập nên Hồng đã đạt thành tích cao nhất lớp. 
  2. Tại Hoa không cẩn thận nên cô ấy đã làm rơi chiếc bánh. 
  3. Chúng ta phải sống cho thế nào để hòa thuận với đồng nghiệp. 
  4. Phải đề cao các biện pháp chống tư tưởng chỉ bảo vệ quyền lợi bản thân của mình. 
  5. Giá trời nắng, thời tiết sẽ rất ấm. 

Lời giải: 

Câu đúng: 1, 2

Câu sai: 3, 4, 5

Cách sửa:

  1. Chúng ta phải sống thế nào để hòa thuận với đồng nghiệp. 
  2. Phải đề cao các biện pháp chống tư tưởng chỉ bảo vệ quyền lợi bản thân mình. 
  3. Nếu trời nắng thì thời tiết sẽ rất ấm.  

Mong rằng với những kiến thức chia sẻ về quan hệ từ là gì trên sẽ giúp bạn đọc có thể vận hành tốt để giải quyết các bài tập liên quan. Đồng thời cũng sử dụng linh hoạt để diễn đạt câu văn được khoa học, mạch lạc và logic hơn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *