Quần xã sinh vật là gì Sinh 9? Ví dụ và những đặc trưng của quần xã

Tập hợp nhiều quần thể cùng sinh sống trong một không gian nhất định gọi là quần xã. Vậy quần xã sinh vật là gì? Có đặc điểm gì đặc trưng? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé!

Quần xã sinh vật là gì Sinh 9?

Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài khác nhau cùng sinh sống trong một không gian (sinh cảnh) và thời gian nhất định. Các quần thể trong quần xã có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Bởi vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định và các sinh vật sống trong đó có thể dễ dàng thích nghi với môi trường sống của chúng. 

Định nghĩa về quần xã sinh vật
Định nghĩa về quần xã sinh vật

Ví dụ về quần xã sinh vật

Để hiểu rõ hơn về khái niệm quần xã sinh vật là gì trắc nghiệm, bạn có thể tham khảo các ví dụ dưới đây: 

Ví dụ 1: Quần xã ruộng lúa

Ruộng lúa là một quần xã sinh vật, gồm có nhiều quần thể nhỏ như lúa, giun đất, cỏ, vi sinh vật, chuột,… Trong đó, lúa là quần thể chính; có nhiệm vụ che mát và chắn gió cho cỏ. Cỏ giúp giữ ẩm cho gốc lúa; đồng thời cạnh tranh chất dinh dưỡng với gốc lúa. 

Giun đất có nhiệm vụ làm tơi xốp đất. Các vi sinh vật biến đổi xác động, thực vật thành chất mùn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cỏ và lúa….

Ví dụ 2: Quần xã ao cá

Tương tự như trong ruộng lúa, trong quần xã ao cá có nhiều quần thể nhỏ như cá, tôm, cua, ốc, sinh vật phù du, rong rêu, ếch, nhái,…. 

Ví dụ 3: Quần xã rừng Cúc Phương là nơi sinh sống của nhiều loài động – thực vật quý hiếm như cây đăng, cây vò hương, cây chò chỉ, cây chò xanh, báo gấm, báo lửa, sóc bụng đỏ, khỉ mặt đỏ,…. 

Ví dụ 4: Quần thể rừng ngập mặn Cần Giờ với rất nhiều quần thể nhỏ như cây bần trắng, bần chua, dừa lá, ô rô, rắn hổ mang, rắn cạp nong, cá sấu hoa cà, trăn gấm, rắn cạp nong, tắc kỳ, kỳ đà, cá,… 

Các ví dụ về quần xã sinh vật
Các ví dụ về quần xã sinh vật

Đặc điểm của quần xã sinh vật là gì?

Đặc trưng về thành phần loài

Số lượng các loài (quần thể) trong quần xã và số lượng các cá thế của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của quần xã. Đồng thời thể hiện sự biến động (suy thoái hay ổn định) của quần xã. 

Sự đa dạng về thành phần loài tạo nên sự đa dạng về cấu trúc và gen trong quần xã. 

Trong quần xã sinh vật, có 2 loài chính là:

  • Loài ưu thế: Đóng vai trò quan trọng trong quần xã vì chúng có số lượng cá thể nhiều và hoạt động mạnh
  • Loài đặc trưng: Đây là loài chỉ có trong một quần xã nhất định hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.

Ví dụ trong quần xã ruộng lúa, loài ưu thế là cây lúa, loài đặc trưng là cỏ. 

Đặc trưng về sự phân bố

Sự phân bố của quần xã sinh vật là gì? Đó là sự phân bố về không gian sinh sống của các quần thể tùy theo nhu cầu sinh sống và đặc điểm của từng loài. Sự phân bố các cá thể trong tự nhiên có xu hướng giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống trong môi trường. 

Các cá thể trong quần xã phân bố theo 2 kiểu sau: 

  • Theo chiều thẳng đứng: Chủ yếu là các loài thực vật theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng. Điều này kéo theo sự phân tầng của các loài động vật. 
  • Theo chiều ngang: Ví dụ như sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi đến sườn núi và chân núi. Hay sự phân bố từ vùng đất ven biển ra vùng khơi xa.
Ví dụ về sự phố bố theo chiều thẳng đứng
Ví dụ về sự phố bố theo chiều thẳng đứng

Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật là gì?

Các loài trong quần xã sinh vật thường có các mối quan hệ sau:

Quan hệ hỗ trợ

(*) Quan hệ cộng sinh:

Đây là mối quan hệ có lợi giữa hai hoặc nhiều loài sinh vật với nhau. Tuy nhiên, các bên chỉ có thể sống và phát triển tốt nếu như có sự hợp tác của bên còn lại.

Ví dụ về quan hệ cộng sinh:

  • Bèo hoa dâu và vi khuẩn lam Anabaena azollae. Bèo hoa dâu cung cấp đường cho vi khuẩn phát triển. Ngược lại, vi khuẩn lam cố định nitơ để cung cấp cho bèo dâu. 
  • Sự cộng sinh giữa tảo và nấm. Nấm hút muối khoáng, nước cho tảo. Chất diệp lục trong tảo được tổng hợp để nuôi sống cả hai.
  • Quan hệ cộng sinh giữa cá hề và hải quỳ trong tự nhiên. Hải quỳ là nơi để cá hề để trứng và trú ẩn khỏi sự đe dọa của các loài khác. Ngược lại, phần thức ăn sót lại của cá hề là nguồn sinh dưỡng nuôi hải quỳ. Bên cạnh đó, cá hề khuấy động vùng nước giúp tăng thêm oxy cho hải quỳ. 
Quan hệ cộng sinh giữa tôm và hải quỳ
Quan hệ cộng sinh giữa tôm và hải quỳ

(*) Quan hệ hợp tác: 

Quan hệ hợp tác khá giống với cộng sinh, tức là hai hoặc nhiều loài cùng chung sống và cùng hưởng lợi. Tuy nhiên, nếu tách riêng thì chúng vẫn tồn tại và phát triển bình thường.

Ví dụ về mối quan hệ hợp tác giữa các loài sinh vật:

  • Chim sáo kiếm ăn trên thân một số loài thú móng guốc như trâu bò, ngựa vằn,… Chim tìm được thức ăn; thú loại bỏ các vật ký sinh trên da.
  • Cá con chui vào miệng cá lịch biển để tìm kiếm thức ăn thừa bám trên kẽ răng. 

(*) Quan hệ hội sinh: 

Đây là quan hệ mà hai bên chung sống với nhau, chỉ một bên có lợi, bên còn lại không có lợi cũng không có hại.

Ví dụ về quan hệ hội sinh:

  • Sâu bọ sống nhờ trong tổ mối, tổ kiến để tránh kỷ thù
  • Hải quỳ, cá sống nhờ trên mai rùa biển,…

Quan hệ đối kháng

(*) Quan hệ cạnh tranh:

Đây là mối quan hệ giữa các loài có chung nguồn sống nên phải cạnh tranh nhau để tranh giành nơi ở, thức ăn,… Trong mối quan hệ này sẽ có một loài thắng hoặc cả 2 loài đều bị hại. 

Ví dụ về quan hệ cạnh tranh:

  • Lúa và cỏ dại tranh giành nhau phân bón, thức ăn,… để phát triển.
  • Hổ và báo cạnh tranh nhau về nơi ở dẫn đến sự hình thành về khu vực sinh sống. 
  • Cá mập đôi khi thiếu thức ăn sẽ ăn thịt chính đồng loại của mình như cá lớn ăn thịt cá bé, con nở trước ăn trứng hoặc phôi non hơn,… 

(*) Quan hệ ký sinh

Một sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác để lấy chất dinh dưỡng gọi là ký sinh. Vậy sống nhờ được gọi là vật kỳ sinh, loài kia gọi là vật chủ. Vật ký sinh không giết vật chủ ngay lập tức mà làm vật chủ suy yếu dần và chết.

Ví dụ về quan hệ kí sinh:

  • Giun sán sống ký sinh trong cơ thể người, động vật
  • Dây tơ hồng sống ký sinh trên cây nhãn,…
Ve sống ký sinh trên cơ thể chó, mèo
Ve sống ký sinh trên cơ thể chó, mèo

(*) Quan hệ ức chế – cảm nhiễm

Đây là quan hệ mà sinh vật trong quá trình sống đã gây hại cho sinh vật khác. Quan hệ ức chế – cảm nhận là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của một loài trong quần xã.

Ví dụ:

  • Tảo giáp nở hoa nhưng trong hoa của chúng có chất độc hại làm chết tôm, cá
  • Vi khuẩn lam tiết chất độc gây hại cho các loài động – vật sống xung quanh

(*) Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác

Đây là mối quan hệ mà một loài dùng loài khác để làm thức ăn của mình. Ví dụ như:

  • Trâu, bò ăn cỏ
  • Sư tử ăn thịt linh dương đầu bò, ngựa ăn, voi chưa trưởng thành,…
  • Cây nắp ấm ăn ruồi và các loại côn trùng khác,… 

Khống chế sinh học là gì?

Khống chế sinh học là hiện tượng một loài phát triển với số lượng lớn sẽ kìm hãm sự phát triển của loài khác. Trong quần xã, các sinh vật có quan hệ mật thiết về nơi ở, thức ăn và loài này có thể là thức ăn của loài khác. Vì vậy, khi xảy ra mối quan hệ đối địch giữa các loài sẽ dẫn đến sự kìm hãm một quần thể trong quần xã.

Ví dụ về khống chế sinh học
Ví dụ về khống chế sinh học

Ví dụ vào mùa lúa, lúa tươi tốt nên chuột đồng có nhiều thức ăn và phát triển về số lượng. Chuột là thức ăn của rắn nên số lượng rắn cũng tăng; đồng thời số lượng chuột sẽ giảm.

Khống chế sinh học được ứng dụng đa dạng trong nông nghiệp để bảo vệ cây trồng mà không cần sử dụng thuốc hóa học. Ví dụ, dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân hay tiêu diệt sâu hại cam bằng kiến vồng,…

XEM THÊM:

Trên đây là toàn bộ kiến thức về quần xã sinh vật là gì sinh 12. Mong rằng những thông tin mà SUPPERCLEAN sẽ giúp ích thật nhiều cho bạn đọc trong quá trình học tập!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *