Sinh quyển là gì? Đặc điểm, vai trò và ví dụ minh họa về sinh quyển

Sinh quyển đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các sinh vật sống trên Trái Đất. Vậy sinh quyển là gì? Sinh quyển có vai trò, đặc điểm gì? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về kiến thức Địa lý này trong bài viết dưới đây nhé. 

Sinh quyển là gì? Cho ví dụ minh họa

Sinh quyển là một trong năm quyển của Trái Đất, bao gồm toàn bộ sinh vật và môi trường sống của chúng. Sinh quyển được xem là hệ sinh thái lớn nhất, tập hợp mọi sinh vật và sinh cảnh trên hành tinh. 

Ví dụ: Quần đảo Cát Bà là một sinh quyển vì đây là môi trường sống của nhiều loài động – thực vật sinh sống. 

Giới hạn trên của sinh quyển ước tính khoảng 22km và giới hạn sâu khoảng 11km. Tuy nhiên, các loài sinh vật không phân bố đồng đều khắp toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà chỉ tập trung ở một khoảng cách nhất định. Nguyên nhân là bởi nơi đó có đầy đủ các yếu tố tự nhiên thuận lợi cho quá trình phát triển của sinh vật như độ ẩm, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, nước,… 

Sinh quyển là quyển bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên Trái Đất
Sinh quyển là quyển bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên Trái Đất

Đặc điểm của sinh quyển là gì?

Là môi trường của các loài động, thực vật

Sinh quyển cung cấp môi trường sống lý tưởng cho nhiều loài động, thực vật. Theo ước tính, trên Trái Đất có khoảng 1,5 triệu loài động vật. Người ta chia động vật thành nhiều nhóm khác nhau như động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt, động vật hoang mạc, động vật núi cao,… 

Không chỉ có động vật, thực vật cũng chiếm số lượng lớn và có vai trò quan trọng đối với sinh quyển. Các nhà khoa học cho rằng sự xuất hiện của thực vật giúp con người và các loài động vật sinh sống được. Bởi thực vật qua quá trình quang hợp tạo ra khí oxi để chúng ta hít thở. 

Một thống kê cho thấy trên Trái Đất có khoảng 500000 nghìn loài. Các thực vật sống cùng nhau tạo thành thảm thực vật như thảm thực vật hoang mạc, thảm thực vật cây rừng, thảm thực vật đồng cỏ,… 

Sinh quyển là nơi tồn tại của các loài sinh vật sống
Sinh quyển là nơi tồn tại của các loài sinh vật sống

Các loài sinh vật trong sinh quyển có tính thích nghi mạnh mẽ

Đặc điểm của sinh quyển là gì? Đó là khả năng sinh sản và thích nghi tốt của các loài sinh vật đối với sự thay đổi của môi trường. Các cuộc thăm dò địa chỉ ở độ sâu hàng trăm mét đều có sự sống của các loài sinh vật. Ở độ sâu hơn chục km vẫn có sự xuất hiện của cá và các sinh vật phù du bậc thấp. Xác sinh vật trải qua quá trình tích đọng tạo nên than, dầu mỏ phục vụ cho cuộc sống của con người. Quá trình hình thành đất hay phong hóa đá đều có sự tham gia của các loài sinh vật. 

Không chỉ vậy, các loài động – thực vật hiện nay cũng có khả năng thích nghi rất tốt đối với sự thay đổi của môi trường. 

Sinh quyển có mối quan hệ mật thiết với các quyển khác

Sinh quyển phải mất hàng tỷ năm phát triển mới hình thành và tạo nên môi trường sống như hiện nay. Trong quá trình đó luôn có sự tham gia của thủy quyển, khí quyển và lớp vỏ Trái Đất. 

Bởi vậy, sinh quyển có mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại với các quyển thành phần khác của Trái Đất. Ví dụ, sinh quyển đóng góp một chút công sức vào chu trình tuần hoàn nước, giúp cây cối, sông hồ thoát hơi nước nước và cung cấp hơi nước cho khí quyển. Hay sinh quyển có tác dụng điều hòa không khí. Hoặc quá trình rụng và phân hủy lá cây xuống đất giúp cung cấp các chất hữu cơ cần thiết cho đất (thổ nhưỡng quyển)… 

Sinh quyển có ảnh hưởng qua lại với các quyển khác
Sinh quyển có ảnh hưởng qua lại với các quyển khác

Vai trò của sinh quyển là gì?

  • Cung cấp hệ sinh thái cho các sinh vật sống trên Trái Đất. 
  • Cung cấp nguồn thực phẩm cho con người và các sinh vật khác bởi sinh quyển là một hệ sinh thái đa dạng. 
  • Các khu dự trữ sinh quyển cung cấp môi trường an toàn để các loài động, thực vật sinh sống và phát triển. Đồng thời bảo vệ sự đa dạng của sinh học của chúng. 
  • Là hệ thống hỗ trợ sự sống cho toàn bộ hành tinh; kiểm soát quá trình hoạt động của đất, nước và các thành phần trong khí quyển. 
  • Là nơi diễn ra sự sống bởi sinh quyển có sự giao thoa kết hợp giữa nước, đất và không khí. Điều này mang ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các quần xã sinh vật trên Trái Đất. 

Khu dự trữ sinh quyển là gì?

Đây là các khu vực sinh thái có hệ động – thực vật độc đáo và phong phú; giúp thúc đẩy việc bảo tồn đa dạng sinh học. Các khu dự trữ sinh quyển thế giới đều do  UNESCO công nhận. 

Một khu vực hệ sinh thái được công nhận là khu dự trữ sinh quyển nếu đáp ứng các tiêu chí sau: 

  • Có đa dạng hệ sinh thái của các khu vực địa lý sinh vật chính, bao gồm các khu vực phát triển có sự tác động của con người. 
  • Có giá trị bảo tồn sự đa dạng sinh học
  • Có thể phát triển theo hướng bền vững ở cấp độ vùng
  • Có diện tích thích hợp để thực hiện ba chức năng của khu dự trữ sinh quyển
  • Bố trí cơ cấu quản lý với sự tham gia của nhiều bên nhằm thực hiện chức năng của khu dự trữ sinh quyển. 
  • Có cơ chế thực hiện quản lý, bảo tồn được UNESCO chấp nhận. 
Khu dự trữ sinh quyển 
Khu dự trữ sinh quyển

Các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam và trên thế giới

Tại Việt Nam

Chúng ta có các khu dự trữ sinh quyển do UNESCO công nhận là: 

  • Rừng ngập mặn Cần Giờ: Đây là hệ sinh thái trung gian giữa nước mặn và nước ngọt, hệ sinh thái thủy vực và trên cạn; được công nhận vào ngày 21/1/2000. Không chỉ là địa điểm lý tưởng phục vụ cho du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học mà rừng ngập mặn Cần Giờ có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ môi trường. 
  • Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai: Được UNESCO công nhận vào ngày 29/6 với tổng diện tích gần 970 ngàn ha. Môi trường thiên nhiên nơi được đánh giá là có giá trị và quý hiếm. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai bảo tồn nhiều loài động, thực vật quý hiếm như gấu chó, voi, tê giác, gà so cổ hung, bò tót, gõ đỏ, trắc, thủy tùng,… 
  • Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà: Được công nhận vào ngày 12/2/2004 với tổng diện tích hơn 26 nghìn ha. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái như hang động, rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rặng san hô, rừng ngập mặn,… 
  • Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng: Được công nhận ngày 2/12/2004. Nơi đây chứa đựng nhiều hoạt động kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học như trảng cỏ, bãi bùn, rừng ngập mặn, bãi cát ngập triều,… Đặc biệt, nơi đây có hơn 200 loài chim, có những loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ như cò trắng bắc, mòng bể, cò thìa,… 
  • Khu dự trữ sinh quyển ven biển, biển đảo Kiên Giang: Có địa phận trùm lên các huyện đảo như Kiên Hải, Phú Quốc, Kiên Lương, Vĩnh Thuật, An Minh. Nơi đây chứa đựng sự đa dạng về cảnh quan và hệ sinh thái như hệ sinh thái biển, rừng tràm trên đất ngập nước, núi đá vôi,… 
  • Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An: Được công nhận ngày 18/9/2007 với tổng diện tích hơn 1.3 triệu ha, bao trùm lên 9 huyện của Nghệ An. Nơi đây có sự đa dạng sinh học rất cao với 80 loài động vật và 70 loài thực vật có trong sách đỏ Việt Nam. 
  • Ngoài ra, còn có các khu dự trữ sinh quyển như Mũi Cà Mau (26/5/2009), Cù Lao Chàm (28/5/2009), Langbiang (nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng và được UNESCO công nhận năm 2015),… 
Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng
Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng

Trên thế giới

  • Công viên quốc gia Pinnacles (Mỹ): Là công viên quốc gia mới nhất tại bang California. 
  • Khu dự trữ sinh quyển Patagonia (Chile): Có tổng diện tích khoảng 660 nghìn ha, nằm trên địa phận đỉnh núi Ranchland. 
  • Công viên quốc gia Wakhan (Afghanistan): Được xây dựng với sự hỗ trợ Hiệp hội bảo tồn các loài động vật hoang dã New York. 
  • Khu dự trữ sinh quyển Kimberley (Australia): Có tổng diện tích gần 5 triệu ha. 

XEM THÊM:

Trên đây là bài viết chia sẻ về hệ sinh quyển là gì địa 10. Mong rằng sẽ mang đến nhiều thông tin hay và hữu ích cho bạn đọc hơn nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *