Anh rể là gì? Ý nghĩa và các cách xưng hô trong gia đình Việt Nam 

Anh rể là gì? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người nước ngoài khi mới bắt đầu học tiếng Việt. Vậy thì hãy cùng supperclean.vn trả lời câu hỏi này và điểm qua các vai vế xưng hô trong bài viết dưới đây nhé!

Anh rể là gì?

Anh rể là thuật ngữ chỉ người đàn ông có quan hệ họ hàng với bạn thông qua quan hệ hôn nhân với chị gái của bạn mà không có quan hệ huyết thống. Hiểu đơn giản hơn, anh rể là chồng của chị gái. 

Trong cách xưng hô của người Việt, từ “rể” được dùng chỉ người con trai đã lấy vợ và là cách xưng hô mà gia đình bên vợ dùng để gọi người đàn ông đó. Anh rể dùng để phân biệt với anh họ, anh trai và những người anh khác có quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. 

Anh rể là gì?
Anh rể là gì?

Các cách xưng hô quan hệ họ hàng trong tiếng Việt

Nếu như các nước phương Tây chỉ có “I” và “you” dùng để xưng hô thì vai vế trong quan hệ gia đình Việt lại phong phú và đa dạng hơn rất nhiều. Điều này thể hiện tôn ti trật tự giữa các thế hệ và văn minh của người Việt xưa. 

  • Ông/ bà nội: Người đã sinh ra bố và các bác, cô, chú bên đằng nhà nội của bạn. 
  • Ông/ bà ngoại: Người đã sinh ra mẹ và các cậu, gì, bác bên đằng ngoại của bạn. 
  • Bác: Chính là anh hoặc chị của bố mẹ bạn. Một số khu vực gọi chị của bố/ mẹ là bá. 
  • Cậu: Em trai của mẹ.
  • Dì: Em gái của mẹ. Hoặc chỉ người vợ sau của bố ruột. 
  • Chú: Em trai ruột của bố. Cách xưng hô “chú” cũng được dùng chỉ chồng của cô hoặc của dì; nhưng một số khu vực lại gọi người đàn ông này là “dượng”. 
  • Dượng: Chỉ người chồng sau của mẹ ruột. 
  • Cô: Em gái ruột của mẹ.
  • Mợ: Chính là vợ của cậu. 
  • Bác gái/ bá: Chị gái của bố. 
  • Thím: Là vợ của chú. 
  • Anh họ, em họ: Con của bác, chú, cô, gì
  • Anh rể: Là chồng của chị gái.
  • Em rể: Là chồng của em gái.
  • Chị dâu: Là vợ của anh trai.
  • Em dâu: Là vợ của em trai
  • Con rể: Là chồng của con gái.
  • Ông bác: Anh trai của ông bà ngoại hoặc ông bà nội
  • Ông chú: Em trai của ông bà nội, ông bà ngoại
  • Bà bác/ bà bá: Là vợ của ông bác
  • Bà cô: Là em gái của ông bà nội, ông bà ngoại
  • Ông cậu: Em trai của ông bà nội, ông bà ngoại
  • Bà dì: Là em gái của bà nội hoặc bà ngoại
  • Ông dượng: Chồng của bà dì hoặc bà cô. 
  • Em chồng: Em gái của chồng
  • Em vợ: Em gái của vợ
  • Con dâu: Là vợ của con trai
  • Trưởng nam: Con trai đầu lòng
  • Trưởng nữ: Con gái đầu lòng
Các vai vế xưng hô trong gia đình Việt Nam 
Các vai vế xưng hô trong gia đình Việt Nam

Một số lưu ý về cách xưng hô của người Việt Nam

Người Việt Nam rất coi trọng tính lịch sự và lễ phép khi xưng hô. Dưới đây là các lưu ý khi xưng hô của người Việt: 

  • Con cháu phải biết đi thưa về gửi, không phải muốn đi thì đi, muốn về thì về
  • Khi nói chuyện với người trên phải “thưa gửi” đầy đủ, gọi dạ bảo vâng, không được nói trống không. Ví dụ, phải nói là “thưa bố mẹ con đi học đây ạ” chứ không được nói “đi học đây”. 
  • Khi trả lời người trên, con cháu thường thêm các từ như “ạ, vâng, dạ, vâng ạ” 
  • Không được phép gọi tên khi nói chuyện với ông bà, bố mẹ,… 
  • Khi xưng hô với anh, chị, em cần thêm các từ chỉ vai vế trước tên. Ví dụ như Anh Hùng, Bác An, Cô Hồng, Chị Mai,… Không được phép gọi anh, chị hoặc người vai trên bằng tên trống không hoặc sử dụng các từ như “thằng, con, đứa”. 
  • Trong mối quan hệ gia đình hoặc ngoài xã hội không nên xưng hô bằng “mày, tao”. Vì như vậy sẽ hình thành thói quen xấu, khiến các vai vế trong gia đình mất đi sự tôn nghiêm
Một số lưu ý trong cách xưng hô của người Việt
Một số lưu ý trong cách xưng hô của người Việt

XEM THÊM:

Trên đây là thông tin giải thích anh rể là gì và các cách xưng hô của người Việt. Supperclean.vn hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin cho bạn đọc. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc về vai vế của người Việt Nam ta thì hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *