Botnet là mối đe dọa lớn đối người dùng cá nhân và doanh nghiệp. Vậy botnet là gì? Botnet dùng để làm gì? Làm sao để phòng ngừa botnet? Mời bạn đọc theo dõi thông tin chia sẻ dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé.
Contents [hide]
Botnet là gì?
Botnet là thuật ngữ chỉ mạng lưới máy tính bị chi phối và điều khiển bởi một máy tính từ xa khác nhằm mục đích xấu nào đó. Botnet được ghép bởi từ “robot” và “network”.
Một mạng lưới botnet có thể có từ vài trăm đến vài triệu, thậm chí là vài chục triệu máy tính. Mỗi thiết bị riêng lẻ bị nhiễm botnet được gọi là “zombie” và bị chi phối với botmaster ở trên.
Ví dụ về botnet: Mạng lưới Cutwail Botnet được thành lập năm 2007 liên quan đến gửi email spam. Chúng có thể gửi khoảng 74 tỷ email rác mỗi ngày để tuyển thêm máy tính vào mạng lưới của mình.
Hay như gần đây nhất có cuộc tấn công của Mēris vào Yandex với 21.8 triệu yêu cầu được gửi trong một giây vào năm 2021. Đầu năm 2022, Mēris tiếp tục tấn công vào cơ sở hạ tầng của Cloudflare.

Botnet dùng để làm gì?
Tấn công DDoS
Botnet được hacker sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán. Khi đó, tin tặc sẽ xâm nhập vào hàng loạt máy tính của người dùng để phá hủy các kết nối và dịch vụ mạng đang sử dụng.
Nguyên lý cơ bản của DDoS là làm quá tải tài nguyên máy chủ, tiêu tốn hết băng thông và khiến cho các hoạt động bị đình trệ. Từ đó, chúng có thể dễ dàng thực hiện các hành vi xấu khác như chiếm đoạt tài sản, đánh cắp dữ liệu, thu thập nội dung web,…
Một cuộc tấn công DDoS quy mô lớn nhất là tin tặc đã sử dụng botnet mirai. Vậy mirai botnet là gì? Đây là một loại virus độc hại, có khả năng nhắm mục tiêu và giành quyền kiểm soát hàng ngàn thiết bị Internet để biến chúng thành các bot. Không chỉ vậy, mirai botnet còn có khả năng mở rộng khiến cho cuộc tấn công DDoS trở nên phức tạp và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Spamming
Lợi dụng mạng máy tính “ma” này, tin tặc sẽ phát tán thư rác đến người dùng nhằm mục đích như lấy cắp thông tin người dùng, mật khẩu, hình ảnh nhạy cảm,… Bên cạnh đó, hacker có thể lợi dụng botnet để tạo ra click gian lận, tạo ra lợi nhuận về chi phí quảng cáo.

Phát tán malware
Khi điều khiển máy tính nạn nhân, tin tặc có thể dùng danh nghĩa của nạn nhân để phát tán phần mềm độc hại và lây nhiễm cho các máy tính khác. Danh sách nạn nhân ngày càng nhiều, mạng lưới botnet mở rộng thì lợi ích hacker thu về càng lớn.
Một số mục đích khác
- Đào tiền mã hóa: Botnet trở thành hệ thống để kẻ xấu lợi dụng biến thành hệ thống đào tiền mã hóa, phục vụ cho nhu cầu tài chính của họ.
- Đòi tiền chuộc: Tin tặc thực hiện lây nhiễm virus lên thiết bị và đòi tiền chuộc từ nạn nhân mới đồng ý dỡ thiết bị ra khỏi botnet.
- Ngoài ra, botnet cũng được tạo phục vụ cho mục đích mua bán hoặc thuê mướn bởi các hacker khác.
Botnet là gì? – Được tạo ra như thế nào?
Để xây dựng mạng lưới botnet, tin tặc sẽ tạo ra malware để điều khiển từ xa các thiết bị lây nhiễm. Sau khi đã xâm nhập vào máy tính nạn nhân, botnet có thể lây nhiễm sang các thiết bị khác thông qua hoạt động tương tác, ví dụ như gửi email spam. Nhờ đó mà hacker có thể nắm quyền kiểm mạng lưới máy tính lớn.
Malware được dùng chủ yếu là Trojan, loại virus giả dạng các tệp tin vô hại để đánh lừa người dùng bấm vào. Ví dụ, một tập tin đính kèm trong email; có thể là hình ảnh hấp dẫn hoặc tài liệu quan trọng (khuyến mãi, hóa đơn,..). Khi bấm tải tệp tin này sẽ kích hoạt quá trình cài malware.
Ngoài máy tính cá nhân, malware có thể lây nhiễm cho nhiều thiết bị khác như camera giám sát,. máy chơi game,… cũng có khả năng bị lây nhiễm.

Botnet có thể lây nhiễm cho các vật thể khác thông qua 2 con đường, đó là:
- Chủ động: Botnet có thể tự lây lan mà không cần sự can thiệp của người dùng. Chúng sẽ tự động tìm vật chủ tiềm năng (ví dụ như máy tính có lỗ hổng bảo mật) và lây nhiễm khi có thể.
- Thụ động: Botnet có thể lây nhiễm với các thiết bị khác thông qua sự trợ giúp của con người. Ví dụ, con người lợi dụng botnet để thực hiện các cuộc tấn nhằm mở rộng phạm vi mạng lưới.
Có những loại botnet nào?
Có nhiều loại botnet khác nhau, dưới đây là những loại phổ biến nhất:
- Ra lệnh và điều khiển (C&C): Mọi thiết thị trong botnet đều bị ra lệnh và điều khiển bởi máy chủ trung tâm.
- IRC: Loại botnet này dùng phương thức liên lạc băng thông hẹp và đơn giản để tránh không bị phát hiện.
- Telnet: Mọi thiết bị trong botnet được kết nối đến máy chủ ra lệnh chính. Vì vậy, chúng được xem là nhánh nhỏ của C&C. Tuy nhiên, nạn nhân sẽ được thêm vào hệ thống thông qua đoạn mã quét chạy bên ngoài trên máy chủ. Khi mã quét này phát hiện ra lượt đăng nhập, nó sẽ lây nhiễm vào thiết bị vừa đăng nhập ngay lập tức qua SSH.
- P2P: Mỗi thiết bị trong botnet không kết nối đến máy chủ trung tâm mà kết nối ngang hàng. Khi đó, chúng vừa đóng vai trò là thành viên, vừa đóng vai trò là máy chủ của thiết bị khác.

Ngăn chặn và phòng ngừa tấn công botnet có dễ không?
Qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ về khái niệm và tác hại của botnet là gì rồi phải không? Vậy, cách ngăn chặn và phòng ngừa botnet có dễ không?
Với sự xuất hiện của nhiều botnet trên internet hiện nay, việc đưa ra các biện pháp bảo vệ là điều cần thiết. Tuy nhiên, đây chỉ là lời nói lý thuyết bởi botnet liên tục tiến hóa và lợi dụng các lỗ hổng bảo mật để thực hiện.
Bên cạnh đó, những kẻ điều khiển biết rằng càng nhiều địa chỉ IP và thiết bị tham gia thì càng khó để ngăn chặn botnet. Điều này cũng khiến cho việc phòng tránh tấn công botnet trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, sự bùng nổ các thiết bị IoT cũng giúp việc lây lan botnet trở nên dễ dàng hơn. Bởi các thiết bị này có giải pháp bảo mật kém hơn máy tính cá nhân, tạo điều kiện giúp tin tặc dễ dàng triển khai những cuộc tấn công theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.
Tóm lại, việc phòng ngừa và chặn đứng tấn công botnet rất khó khăn đòi hỏi nhiều kỹ thuật phát hiện tinh vi mới có thể giải quyết được.

Các biện pháp phòng ngừa tấn công botnet là gì?
Thường xuyên cập nhật phần mềm
Nhiều cuộc tấn công đã lợi dụng lỗ hổng trong phần mềm để lây nhiễm malware. Hơn nữa, virus được tạo ra mỗi ngày nên cần đảm bảo hệ thống của bạn luôn trong trạng thái mới nhất để ngăn chặn các cuộc tấn công botnet.
Giám sát mạng đang dùng
Giám sát mạng bằng các giải pháp như phân tích, thu thập dữ liệu,… Điều này giúp phát hiện hành vi bất thường cũng như các cuộc tấn công botnet.
Một số biện pháp khác

- Triển khai giải pháp phát hiện botnet hiện đại, tiên tiến
- Giám sát các lượt đăng nhập thất bại
- Quản lý cấu trúc mạng trong doanh nghiệp và lưu lượng truy cập mỗi ngày
- Cài đặt phần mềm diệt virus, chống thư rác
- Bật tường lửa cho máy tính và hạn chế các truy cập không mong muốn.
- Không tải file đính kèm hoặc liên kết khả nghi về máy tính
- Sử dụng camera và các thiết bị ngoại vi chất lượng
XEM THÊM:
Trên đây là bài viết chia sẻ về rat botnet là gì và các mối nguy hại do chúng mang lại. Supperclean.vn mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc tìm được giải pháp phù hợp để bảo vệ máy tính của mình khỏi botnet nhé!