CFO là gì? Cách phân biệt các vị trí CFO, CEO, COO, CMO, CHRO

Trong các doanh nghiệp, chúng ta thường nghe đến các vị trí như CFO, CMO, CEO,… Vậy CFO là gì? CFO khác gì các vị trí như CEO, COO, CHRO,…? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các vị trí quản lý này nhé!

CFO là gì? CFO là viết tắt của từ gì?

CFO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Chief Financial Officer”, có nghĩa là giám đốc tài chính. Đây là vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát và ra quyết định liên quan đến tài chính nhằm tối ưu chi phí hoạt động và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

CFO thường xuất hiện trong các công ty, tập đoàn có quy mô lớn. Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vị trí CFO thường do kế toán trưởng đảm nhận để tiết kiệm chi phí quản lý.

CFO là vị trí giám đốc quản lý tài chính trong doanh nghiệp
CFO là vị trí giám đốc quản lý tài chính trong doanh nghiệp

Vai trò của CFO là gì?

Trong các công ty có quy mô lớn, CFO giữa vị trí quan trọng và luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ban giám đốc. Cụ thể như sau:

  • Bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp bằng quản lý rủi ro tài chính và đảm bảo sự chính xác của các sổ sách, tài liệu liên quan đến tài chính.
  • Sử dụng quỹ ngân sách khôn ngoan và đạt hiệu quả cao.
  • Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp, bao gồm dự đoán doanh thu, lợi nhuận và xác định các cơ hội đầu tư mới.
  • Xây dựng mối quan hệ vững chắc giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhà đầu tư, ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính.

CFO đảm nhận những công việc gì?

Để hiểu rõ hơn về vai trò và vị trí của CFO là gì, mời bạn đọc cùng tham khảo bảng mô tả công việc cơ bản của chức vụ này dưới đây:

  • Thiết lập, giám sát ngân sách cho các hoạt động trong doanh nghiệp.
  • Phân tích dữ liệu tài chính để đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho doanh nghiệp.
  • Lập báo cáo tài chính để trình lên cấp trên.
  • Xác định, đánh giá và quản lý rủi ro tài chính hoặc nhu cầu về vốn đột xuất mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai.
  • Đàm phán, thực hiện các giao dịch tài chính phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tư vấn chiến lược cho ban lãnh đạo, giúp họ hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty để có hướng đi tốt nhất với thực trạng hiện tại của doanh nghiệp.
  • Quản lý đội ngũ nhân viên liên quan đến tài chính doanh nghiệp như kế toán, kiểm soát, các chuyên viên phân tích tài chính.
  • Hỗ trợ ra quyết định đầu tư như đầu tư dự án mới, thu mua công ty khác, thực hiện các quyết định liên quan đến vốn cố định,…
  • Quản lý vốn doanh nghiệp và sử dụng các nguồn vốn hiệu quả.
  • Duy trì khả năng thanh toán, đảm bảo công ty có đủ nguồn vốn để hoạt động.
  • Thực hiện các công việc liên quan khác.
Các công việc của CFO
Các công việc của CFO

CFO lương bao nhiêu?

Ngoài câu hỏi CFO là chức vụ gì thì thu nhập hay mức lương cho vị trí này là bao nhiêu cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Theo thống kế, mức lương của giám đốc tài chính CFO có thể lên đến 100 triệu/ tháng. Mức lương bình quân thường dao động từ 40 – 50 triệu/ tháng.

Nếu làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, mức lương có thể cao gấp 1.5 – 3 lần so với các tập đoàn trong nước. Có thể thấy rằng thu nhập của vị trí CFO vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, để đảm nhận vị trí này, bạn phải trang bị rất nhiều kỹ năng, kiến thức và mất một khoảng thời gian khá dài để thăng tiến.

Các tố chất để trở thành CFO là gì?

Các tố chất và kỹ năng cần thiết để trở thành CFO gồm có:

  • Có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc các văn bằng cao hơn liên quan đến liên quan đến tài chính, kế toán, kinh doanh,..
  • Am hiểu sâu về kế toán, phân tích tài chính
  • Có tầm nhìn về tài chính, dự đoán những rủi ro tài chính tiềm ẩn, thách thức và cơ hội để quản lý ngân sách tốt nhất.
  • Kỹ năng lập kế hoạch tài chính để gia tăng lợi nhuận và hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp.
  • Kỹ năng quản trị dòng tiền để sử dụng nguồn vốn hiệu quả cho từng hoạt động của doanh nghiệp.
  • Các kỹ năng mềm khác như giao tiếp, xử lý tình huống linh hoạt, nắm bắt thị trường, kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, quản lý thời gian, giải quyết xung đột,…
Các tố chất cần có để trở thành giám đốc tài chính
Các tố chất cần có để trở thành giám đốc tài chính

Lộ trình của CFO là gì?

Lộ trình thăng tiến cơ bản của CFO cụ thể như sau:

  • Chuyên viên phân tích tài chính – Financial Analyst
  • Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao – Senior Financial Analyst
  • Trưởng phòng phân tích tài chính – Financial Analysis Manager
  • Giám đốc kế hoạch tài chính – Financial Planning Associate Director
  • Giám đốc tài chính – CFO

Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu từ vị trí kế toán viên. Tuy nhiên, bạn sẽ cần vài năm kinh nghiệm làm việc để tích lũy kiến thức, kỹ năng về phân tích tài chính, quản trị dòng tiền và dự án. Khi có đủ năng lực, bạn có thể đảm nhận vị trí kế toán trưởng và từng bước trở thành CFO.

Các CFO nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới

  • Gary Crittenden: Ông là giám đốc tài chính của công ty đa quốc gia American Express. Gary Crittenden tốt nghiệp đại học Harvard với tấm bằng thạc sĩ. Vị giám đốc này được nhiều người biến đến khi đã mạnh tay sa thải hơn 1000 nhân sự để tinh giản bộ máy tài chính, giúp công ty tiết kiệm hơn 100 triệu USD/ năm mà vẫn hoạt động hiệu quả.
  • Jim Parker: Ông rất khắt khe trong việc lựa chọn nhân sự cho bộ phận tài chính để cùng mình phát triển công ty. Jim Parker là một bậc thầy cắt giảm chi phí. Ông giữ vị trí CFO tại trong suốt 15 năm (từ 1990 – 2005) và đã giúp công ty tăng thu nhập ròng từ 950 triệu USD lên 9 tỷ USD.
  • Dương Thị Mai Hoa: Bà từng đảm nhận vị trí tổng giám đốc và giám đốc tài chính của Vingroup trong 5 năm. Sau đó, bà đầu quân cho ABBank và giữ vị trí tổng giám đốc tại ngân hàng ngày. Với hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, bà Hoa được nhiều người biến đến và kính trọng.
  • Lê Thành Liêm: Ông tốt nghiệp thạc sĩ tài chính tại Anh và đảm nhận chức vụ CFO của Vinamilk.
Hình ảnh giám đốc tài chính của American Express - Ông Gary Crittenden
Hình ảnh giám đốc tài chính của American Express – Ông Gary Crittenden

Cách phân biệt các vị trí CCO, CEO, CMO, CFI, CFF, CHRO và CFO là gì?

CEO là gì?

CEO viết đầy đủ là Chief Executive Officer, có nghĩa là giám đốc điều hành. Đây là người giữ chức vụ cao nhất trong công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức. CEO có trách nhiệm điều hành toàn bộ mọi hoạt động của đơn vị theo chiến lược và chính sách của hội đồng quản trị.

Vậy sự khác biệt giữa CEO và CFO là gì? CEO quản lý toàn diện về mọi mặt của doanh nghiệp, giám sát hoạt động của các bộ phận để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Trong khi đó, CFO chỉ phụ trách về mảng tài chính trong doanh nghiệp và quản lý một số bộ phận liên quan đến tài chính như kế toán, kiểm toán,…

CCO là gì?

CCO là cách viết tắt của Chief Customer Officer (giám đốc kinh doanh). Vị trí này có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

CMO là gì?

CMO (Chief Marketing Officer) là vị trí giám đốc marketing, chịu trách nhiệm liên quan đến phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, quản trị bán hàng, quan hệ công chúng,…

CMO đóng vai trò là cầu nối giữa bộ phận marketing với các bộ phận khác như tài chính, kinh doanh, sản xuất,… CMO báo cáo kết quả công việc trực tiếp cho CEO.

Phân biệt các chức vụ giám đốc quản lý trong doanh nghiệp
Phân biệt các chức vụ giám đốc quản lý trong doanh nghiệp

CHRO là gì?

CHRO (Chief Human Resources Officer) là giám đốc nhân sự. Đây là người có nhiệm vụ lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho công ty. Cụ thể là tuyển dụng, đào tạo nhân sự,… để nhân viên phát huy tối đa năng lực bản thân, giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh và phát triển hơn.

CPO là gì?

CPO (Chief Product Officer) là vị trí giám đốc sản xuất. Họ có trách nhiệm đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra theo đúng kế hoạch dựa trên năng lực hiện tại của doanh nghiệp và đáp ứng các yêu cầu của đối tác.

XEM THÊM: 

Trên đây đây là bài viết chia sẻ về CFO là gì và các chức danh khác trong doanh nghiệp. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin tham khảo hữu ích và có giá trị. Đừng quên theo dõi SUPPERCLEAN để có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị hơn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *