Mặt trời mọc hướng nào và lặn hướng nào? Bất kỳ ai khi được hỏi câu hỏi này đều trả lời mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây. Điều này có chính xác không? Cùng tìm hiểu nhé!
Contents
Mặt trời hoạt động như thế nào?
Trước khi tìm hiểu mặt trời mọc đằng nào, lặn hướng nào, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về tinh thế này nhé!
Mặt trời được biết đến là một ngôi sao khổng lồ; được hình thành từ sự sụp đổ của lực hấp dẫn lớn khi khí và bụi vũ trụ từ tinh vân va chạm vào. Kết quả của cuộc va chạm đó tạo thành một quả cầu lớn gấp 100 lần và nặng đến 300.000 lần so với Trái Đất.
Toàn bộ bề mặt của mặt trời là lớp plasma dày đặc có nhiệt độ 5800 độ K. Sự chuyển động của các dòng đối lưu bởi sự nóng từ bên dưới đã làm cho lớp plasma này liên tục chuyển động. Sự chuyển động liên tục này đã gây ra phản ứng hạt nhân. Trong lõi mặt trời, hydro được phản ứng và biến thành helium; gây ra phản ứng tổng hợp rồi di chuyển đến bề mặt của mặt trời. Tiếp đó, chúng sẽ thoát ra ngoài không gian dưới dạng các bức xạ nhiệt.
Bài viết tham khảo: Halloween là gì? Halloween là ngày nào | Hình ảnh halloween
Mặt trời mọc hướng nào và lặn hướng nào?
“Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây” là câu nói dân gian quen thuộc dù chúng ta chưa từng học qua môn Địa lý. Tuy nhiên, điều đó chỉ diễn ra duy nhất vào 2 ngày trong năm là: Xuân Phân và Thu Phân. Đây là thời điểm mặt trời di chuyển đúng theo quỹ đạo nên chúng ta sẽ thấy mặt trời xuất hiện ở phía Đông rồi ngả dần về phía Tây.
Vào những thời điểm khác thì quỹ đạo của mặt trời có sự thay đổi nên hướng mọc và hướng lặn cũng có sự thay đổi đáng kể:
- Ngày Hạ Chí (khoảng 21 – 22/6): Mặt trời sẽ mọc xa dần về phía Đông Bắc và lặn xa dần về phía Tây Bắc.
- Ngày Đông Chí (21 – 22/12): Mọc ở hướng Đông Nam và lặn ở hướng Tây Nam.
Như vậy có thể thấy rằng hướng mặt trời mọc diễn ra theo mùa.
Các cách xác định phương hướng bằng mặt trời?
Cách 1: Xác định phương hướng trực tiếp
Người xưa thường dựa vào hiện tượng mặt trời mọc và lặn để xác định phương hướng:
- Buổi sáng: Mặt trời mọc hướng Đông
- Buổi chiều: Mọc ở hướng Tây.
Tuy nhiên, cách xác định này chỉ mang tính chất tương đối do tùy từng thời điểm mà hướng mọc – lặn của mặt trời có sự thay đổi.
Cách 2: Xác định phương hướng bằng gậy và mặt trời (theo phương pháp Owen Doff)
Owen Doff là phi công người Anh. Ông đã từng phiêu lưu khắp thế giới và tìm ra cách xác định phương hướng như sau:
- Cắm một chiếc gậy vuông góc với mặt đất; lúc này đỉnh bóng của cây gậy được lấy là điểm T. Sau 15 phút, đỉnh bóng gậy sẽ di chuyển sang điểm khác, gọi là điểm Đ.
- Nối điểm T và Đ lại với nhau, ta có một đường thẳng chỉ hướng Đông Tây. Trong đó, T là hướng Tây và Đ là hướng đông.
- Để xác định hướng Bắc, bạn chỉ cần đứng ở vị trí sao cho điểm T nằm ở phía bên tay trái và điểm Đ ở phía bên tay phải; hướng ở ngay trước mặt bạn sẽ là hướng Bắc và đằng sau là hướng Nam.
Phương pháp này đã được Owen Doff thực hiện hơn 1000 lần và đều đưa ra kết quả rất chính xác.
Ngoài ra, còn một số cách xác định phương hướng khác như: sử dụng đồng hồ, hướng gió,…
Giải đáp một số thắc mắc liên quan
Mặt trời mọc lúc mấy giờ?
Rất khó để đưa ra con số cụ thể cho câu hỏi này bởi thời gian mặt trời mọc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mùa, khu vực địa lý, điều kiện thời tiết,… Thông thường, mặt trời sẽ bắt đầu mọc trong khoảng từ 5 đến 6 giờ sáng hoặc cũng có thể sớm hơn. Vì vậy, nếu bạn có ý định ngắm bình bình thì hãy cố gắng dậy thật sớm để không bỏ lỡ những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của bình minh nhé!
Tại sao khi mặt trời mọc sương mù lại tan?
Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ và tạo thành các hạt nhỏ li ti bay lơ lửng trong không khí. Hiện tượng này thường rất hay xuất hiện vào mùa lạnh.
Khi mặt trời mọc thì sương mù tan dần là vì ánh nắng mặt trời làm cho nhiệt độ môi trường tăng lên. Điều đó làm cho tốc độ bay hơi của những hạt sương mù tăng lên.
Có tất cả bao nhiêu hướng?
Trong thực tế, chúng ta có đến 16 hướng tất cả chứ không phải 4 hướng như nhiều người thường nghĩ:
- 4 hướng chính: Bắc, Nam, Tây và Đông
- 4 hướng phụ: Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Đông Nam
- 8 hướng chi tiết: Bắc Tây Bắc, Tây Tây Bắc, Bắc Đông Bắc, Tây Tây Nam, Đông Đông Bắc, Nam Tây Nam, Đông Đông Nam và Nam Tây Nam.
Đất nước nào được biết đến là “xứ sở mặt trời mọc”?
Nhật Bản được nhiều người đặt cho mỹ danh “đất nước mặt trời mọc”. Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy là bởi Nhật Bản nằm ở phía cực Đông của Châu Á. Đây là vị trí đầu tiên có thể nhìn thấy mặt trời mọc vào mỗi buổi sớm. Hơn nữa, Nhật Bản trong tiếng Hán có nghĩa là “Gốc của mặt trời” hay còn gọi là đất nước mặt trời mọc.
Bên cạnh đó, Nhật Bản còn được gọi Phù Tang, tức là tên của một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có một cây dâu rỗng lòng gọi là Khổng Tang hay Phù Tang. Đây là nơi mà thần mặt trời trước khi cưỡi “xe lửa” đi ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây. Do vậy, Phù Tang mang hàm nghĩa ám chỉ nơi mặt trời mọc.
Một số hình ảnh mặt trời mọc đẹp nhất
Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đọc đã biết được mặt trời mọc hướng nào, lặn hướng nào rồi phải không. Nếu bạn có thắc mắc hay chia sẻ thêm thông tin về hiện tượng tự nhiên này, hãy để lại bình luận vào dưới bài viết cho chúng tôi biết nhé!
Bài viết tham khảo: Làm đéo gì có link =))))))) Tổng hợp meme xin link hài hước