Máy nén khí là thiết bị thiết yếu phục vụ nhiều công việc trong đời sống và trong các ngành công nghiệp. Một trong những ứng dụng quan trọng của hệ thống này là máy nén khí trên ô tô. Dòng máy bơm khí nén này có điểm gì khác so với các loại máy nén khí trong công nghiệp thông thường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách vệ sinh, bảo dưỡng chúng trong bài viết dưới đây.
Contents
Máy nén khí trên ô tô là gì?
Máy nén khí trên ô tô là thiết bị quan trọng, không thể thiếu trong các khung gầm xe ô tô, giúp các thiết bị vận hành ổn định và hiệu quả hơn.
Thiết bị này kết hợp với bình khí nén và đường ống dẫn khí nén tạo thành một hệ thống khí nén trên ô tô, cung cấp khí nén cho cơ cấu treo bằng khí nén và điều khiển các cơ cấu mở cửa nắp động cơ, làm máy cho hệ thống điều hòa, kiểm soát phanh xe. Bên cạnh đó, khí nén còn giúp nâng hạ ghế ngồi nhanh chóng, thuận tiện và hỗ trợ mở cửa xe bus tự động,…
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động máy nén khí trên ô tô
Cấu tạo máy nén khí trên ô tô
Trên thực tế, máy nén khí trên ô tô có cấu tạo khá giống với những loại máy nén khí sử dụng trong công nghiệp trên thị trường như máy nén khí Puma, máy nén khí Fusheng,…bao gồm các bộ phận: puly, pít tông, trục khuỷu, thanh truyền, đĩa cam và các loại van: van nén, van nạp và van điều chỉnh áp suất.
Nguyên lý hoạt động máy nén khí trên ô tô
Máy nén khí trên ô tô thuộc kiểu piston loại đặt nằm với kích thước nhỏ gọn, còn được biết đến với cái tên là máy nén piston đặt dọc trục. Thiết bị nén khí này có quá trình hoạt động khá phức tạp.
Đầu tiên, khi động cơ hoạt động. puly quay làm cho trục khuỷu và piston của máy nén khí chuyển động. Pít tông đi xuống sẽ tạo chân không trong xi lanh để hút mở van nạp, hút không khí bên ngoài vào trong xi lanh qua bầu lọc. Khi pít tông đi lên, van nạp đóng kín, không khí trong xi lanh bị nén mạnh, tạo lực đẩy mở van nén, đưa khí nén qua nắp xi lanh đến bình chứa khí nén. Đặc tính hoạt động này giúp cho máy nén khí có thể bơm liên tục.
Góc nghiêng của đĩa cam được điều khiển nhờ một van điều chỉnh áp suất kiểu lồng xếp bố trí phía sau bơm. Van này có chức năng tự động thu ngắt hay duỗi dài mỗi khí áp suất phía trong tăng hay giảm.
Khi áp suất trong bình chứa khí nén đạt 0,75Mpa, van điều chỉnh áp suất sẽ bắt đầu hoạt động. Lúc này, khí nén với áp suất lớn mở van áp suất đi theo đường ống, đẩy đĩa cam dao động với góc nghiêng tối đa, thông van nạp giữa hai xi lanh, ngăn khí nén đến bình chứa mà chỉ được thông từ xi lanh này qua xi lanh khác. Ngược lại, khi áp suất giảm xuống, van điều chỉnh áp suất sẽ đóng kín, góc nghiêng của đĩa cam sẽ tối thiểu, mở thông đường dẫn khí nén đến bình chứa khí nén như lúc ban đầu. Sự chênh lệch áp suất sẽ quyết định vị trí góc nghiêng của đĩa cam.
Dấu hiệu và nguyên nhân hư hỏng máy nén khí trên ô tô
Trong quá trình hoạt động, một số bộ phận của hệ thống khí nén trên ô tô như cụm máy nén khí hoặc bình chứa có thể phát ra những tiếng kêu khác thường. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do máy nén khí bị mòn, hỏng các chi tiết hoặc thiếu dầu bôi trơn, đặc biệt là ở ổ bi và bạc lót.
Một dấu hiệu khác nhận biết máy nén khí ô tô bị hư hỏng là áp suất khí nén không đủ quy định. Tình trạng này xảy ra là do máy nén khí bị mòn, hư hỏng các chi tiết như: xi lanh, xéc măng và các van, hoặc cũng có thể do đường ống dẫn khí nén nứt hở rò rỉ khí nén ra ngoài hay do van điều chỉnh áp suất máy nén khí bị hỏng.
Hướng dẫn cách kiểm tra cụm máy nén khí trên ô tô
Kiểm tra bên ngoài các bộ phận của cụm máy nén khí
Dùng kính phóng đại để quan sát bên ngoài máy nén khí, kiểm tra xem có vết nứt hay chảy rỉ bên ngoài bình chứa và các ống dẫn khí nén hay không.
Kiểm tra độ căng của dây đai máy nén khí và áp suất báo trên đồng hồ, nếu không đủ cần sửa chữa kịp thời.
Kiểm tra khi vận hành
Nếu phát hiện máy nén khí trên ô tô hoạt động phát ra tiếng ồn bất thường ở cụm máy nén khí và áp suất không đủ quy định theo yêu cầu thì người dùng cần kiểm tra và sửa chữa kịp thời
Hướng dẫn sử dụng, vệ sinh, bảo dưỡng máy nén khí trên ô tô
Làm sạch bên ngoài các bộ phận của máy nén khí thường xuyên: Trong quá trình hoạt động, máy nén khí trên ô tô liên tục sinh nhiệt. Nếu máy bị bám bụi dày đặc, khả năng tản nhiệt của máy nén sẽ giảm đi đáng kể, làm giảm tuổi thọ máy và có thể dẫn đến rủi ro khi sử dụng.
Bảo dưỡng, thay dầu bôi trơn máy nén khí định kỳ: Việc thay dầu cần được thực hiện khoảng sau 500 giờ máy hoạt động. Người dùng cần lưu ý phải chọn đúng loại dầu chuyên dụng cho máy.
Ngoài ra, người dùng cũng cần chú ý đến các van an toàn và van điều khiển áp suất, điều chỉnh độ căng dây đai kết hợp vặn chặt các chi tiết của máy nén khí.
Bài viết tham khảo: Kinh nghiệm chọn mua máy nén khí Puny chất lượng
Máy nén khí trên ô tô là thiết bị đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình vận hành xe. Do đó, người dùng cần chú ý vệ sinh, bảo dưỡng máy để duy trì độ bền cho máy nén khí cũng như động cơ xe, mang lại cảm giác an toàn hơn trong khi di chuyển.