Trào lưu luyện tập theo phương pháp Mewing trở thành “cơn sốt” lan truyền rộng rãi trong giới trẻ bởi tác dụng giúp các đường nét trên khuôn mặt hài hòa hơn. Vậy Mewing là gì? Hiệu quả của phương pháp tập này có thực sự tốt như lời đồn hay không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
- Mewing là gì?
- Cơ chế hoạt động của phương pháp Mewing là gì?
- Các phương pháp Mewing phổ biến hiện nay
- Tác dụng của phương pháp Mewing là gì?
- Cách tập Mewing đúng cách
- Đối tượng nào nên và không nên tập Mewing?
- Các biến chứng khi tập sai Mewing là gì?
- Những sai lầm khi tập Mewing
- Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến phương pháp tập Mewing
Mewing là gì?
Mewing là phương pháp luyện tập giúp cải thiện cấu trúc của gương mặt bằng cách đặt lưỡi và thở đúng cách nhằm điều đỉnh lại các đường nét trên khuôn mặt sao cho hài hòa, cân đối và ưa nhìn hơn. Phương pháp này được nghiên cứu và phát triển bởi bác sĩ John Mew và được phổ biến rộng rãi bởi con trai của ông là Mike Mew – một bác sĩ chỉnh nha của Anh.
Mewing được phát triển khá lâu nhưng vào thời gian gần đây mới thực sự phổ biến trong giới trẻ. Nó được nhiều bạn yêu thích bởi những lợi ích tuyệt vời nó mang lại cũng như độ an toàn cao, không cần nhờ đến sự can thiệp của phẫu thuật hay niềng răng và đặc biệt là có thể tự luyện tập ngay tại nhà.
Bài viết tham khảo: Sến là gì? Những stastus sến nới về tình yêu hot trên Facebook
Cơ chế hoạt động của phương pháp Mewing là gì?
Cấu trúc của xương hàm mặt không phải là một thể nguyên khối mà được cấu tạo từ các xương, sụn nhỏ. Do vậy, chúng có thể dễ dàng thay đổi nếu như bạn có những thói quen xấu như: nuốt khi ăn bị sai, ngủ không đúng tư thế, hít thở sai cách,… sẽ khiến gương mặt của bạn mất đi sự cân đối tự nhiên.
Phương pháp Mewing ra đời với cơ chế dùng lực đẩy của lưỡi để định hình lại răng cũng như xác định lại cấu trúc của hàm. Nhờ vậy mà gương mặt của bạn trở nên thon gọn hơn với chiếc mũi cao, mắt sâu hơn, hàm trước không bị hô ra ngoài,…
Các phương pháp Mewing phổ biến hiện nay
- Soft Mewing: Đây là những kỹ thuật cơ bản, dễ thực hiện với độ khó trung bình. Do vậy, bạn sẽ mất nhiều thời gian luyện tập hơn mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Hard Mewing: Kỹ thuật này tạo ra lực ép mạnh lên lưỡi qua việc nuốt nước bọt. Phương pháp luyện tập này mang lại hiệu quả cao, thời gian ngắn nhưng đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Các bác sĩ khuyến cáo người tập không nên tự luyện tập Hard Mewing tại nhà bởi nếu tập sai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: xô lệch răng, lệch mặt hay đau cơ,…
Tác dụng của phương pháp Mewing là gì?
Giúp thở đúng cách
Mewing giúp chúng ta hít thở đúng cách bằng mũi chứ không phải bằng miệng. Không khí được đưa vào cơ thể theo đúng quy trình tự nhiên.
Không khí trước khi được đưa vào phổi đã được các sợi lông mao ở mũi lọc sạch. Điều này rất tốt cho hệ hô hấp và việc nắn chỉnh răng.
Ngoài ra, Mewing kết hợp với niềng răng cũng giúp chúng ta cải thiện những thói quen xấu dẫn đến như đẩy lưỡi, hóp má hay hóp thái dương khi niềng răng.
Cải thiện đường nét trên khuôn mặt
Việc luyện tập theo phương pháp Mewing đúng cách sẽ giúp các đường nét trên khuôn mặt của bạn hài hòa hơn rất nhiều. Sống mũi cũng được nâng cao hơn, mở rộng đường thở, giảm bớt tình trạng viêm mũi, viêm xoang.
Đồng thời, xương hàm trên cũng được nâng cao, mở rộng hơn. giúp cải thiện tình trạng cằm lẹm cũng như khả năng nhai.
Cách tập Mewing đúng cách
Các bước thực hiện
Bước 1: Ngồi thẳng lưng trong tư thế thoải mái nhất.
Bước 2: Mím môi lại, ngậm hai hàm trên/ dưới một cách tự nhiên nhất.
Bước 3: Đưa toàn bộ lưỡi áp lên phần vòm miệng. Hãy nhớ là toàn bộ lưỡi chứ không phải chỉ riêng phần đầu lưỡi.
Bước 4: Giữ tư thế này trong khoảng 20 – 30 phút, đồng thời nó hít thở bình thường bằng mũi.
Khi mới bắt đầu luyện tập theo phương pháp này, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:
- Khi đưa lưỡi lên, bạn có thể nuốt nước bọt để toàn bộ lưỡi áp lên phần vòm miệng trên dễ dàng hơn.
- Bạn cũng có thể há miệng rồi phát âm chữ “N”. Hãy giữ nguyên tư thế đó, nhớ đảm bảo cho lưỡi không được chạm vào răng.
- Ngoài ra, cũng cũng có thể tặc lưỡi rồi giữ nguyên lưỡi ở tư thế trước khi tặc.
Yêu cầu khi tập
- Đặt lưỡi đúng vị trí
- Đặt răng đúng vị trí
- Hít thở đều bằng mũi, không được phép dùng miệng
- Nuốt đúng cách.
- Luyện tập thường xuyên.
Đối tượng nào nên và không nên tập Mewing?
Đối tượng nên tập
- Người có thói quen thở bằng miệng và thường xuyên đẩy lưỡi.
- Người có hàm dưới thụt vào bên trong.
- Món hàm trên cũng có thể tập theo phương pháp này để cải thiện.
- Người bị hô hàm, vẩu cũng có thể tập.
Đối tượng không nên tập
- Khuôn hàm hẹp quá mức.
- Khớp cắn hai hàm không đều.
- Răng mọc chen chúc, khấp khểnh
- Khớp cắn sâu do xương gây ra
- Người đang niềng răng để kéo lùi hàm trên giảm hô
- Bị móm, khớp cắn ngược do hàm dưới quá phát.
Để xác định xem bạn có thể luyện tập theo phương pháp Mewing hay không, tốt nhất là bạn nên liên hệ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn cụ thể nhất.
Các biến chứng khi tập sai Mewing là gì?
- Khi lực đẩy của lưỡi không đều sẽ khiến cơ mặt hai bên phát triển không đầu, dẫn đến tình trạng mặt bị lệch, mất cân đối.
- Xương của hàm dưới ngày càng lùi sâu hơn do luyện tập sai cách.
- Bị đau mỏi cơ mặt nếu thường xuyên nghiến chặt hàm khi luyện tập.
- Đau vùng cổ, vai gáy do tư thế tập không đúng, lưng không thẳng.
- Có cảm giác như có vật gì đó mắc kẹt trong cuống họng.
- Phần cằm dưới bị yếu hơn, có thể gây ảnh hưởng đến vùng cơ đầu cổ, làm xuất hiện các biến chứng đau cơ cổ sau khi thức dậy, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
- Các khuyết điểm trên khuôn mặt không được khắc phục mà ngày lộ rõ hơn, khiến việc điều trị sau này cũng khó khăn hơn.
Những sai lầm khi tập Mewing
Thở bằng miệng
Khi thở bằng miệng, hệ thống răng mặt sẽ bị thay đổi. Khuôn mặt thường có xu hướng bị biến dạng thành: hàm dưới trong tư thế mở, môi trên bị kéo lên cao, khuôn mặt dài ra,…
Do vậy khi luyện tập, bạn nên thở bằng mũi sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Vị trí đặt lưỡi sai
Khi toàn bộ lưỡi không được áp sát lên vòm miệng sẽ không tạo áp lực thúc đẩy xương hàm phát triển, làm giảm hiệu quả tập luyện. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã đặt toàn bộ lưỡi lên phần vòm miệng chứ không phải chỉ riêng đầu lưỡi.
Ngoài ra khi nuốt, lưỡi thường có xu hướng trượt vào giữa các răng. Nếu không kiểm soát được hiện tượng này, nướu có thể bị tổn thương và xuất hiện tình trạng răng mọc lệch.
Do vậy, việc đưa lưỡi áp sát lên phần vòm miệng khi nuốt sẽ giúp bạn thực hiện phương pháp nuốt đúng nhất.
Sai vị trí đặt răng
Nếu sử dụng nhiều lực lên hai hàm răng có thể làm cản trở khối xương hàm di chuyển đúng vị trí mong muốn, không đem lại hiệu quả.
Khi mới bắt đầu, bạn cần lưu ý không tạo áp lực quá lớn lên răng. Đừng nghiến chặt răng trong quá trình luyện mà chỉ nên chạm nhẹ nhàng các hàm răng. Đồng thời đặt lưỡi sau răng cửa và nhở đẩy lưỡi lên để tạo sức nâng hiệu quả.
Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến phương pháp tập Mewing
Mewing có giúp mũi cao không?
Nếu bạn tập đúng kỹ thuật và kiên trì trong thời gian dài sẽ mang lại hiệu tốt nhất. Bởi Mewing sử dụng lực đẩy của lưỡi để đưa phần xương của hàm trên ra trước và lên cao hơn. Từ đó giúp sống mũi của bạn cao hơn.
Cách tập Mewing mũi cao tốt nhất là tập đúng kỹ thuật, hít thở đúng cách, đảm bảo vị trí đặt lưỡi đúng,…
Cách đặt lưỡi Mewing đúng cách
- Đặt lưỡi vào ngay phía sau răng cửa của hàm trên và áp vào khẩu cái cứng.
- Đẩy toàn bộ lưỡi áp sát lên phần vòm miệng trên rồi khép môi lại.
- Các răng hàm của hàm trên và hàm dưới chạm nhẹ nhau.
Để tập đúng cách, bạn cần phải để lưỡi thư giãn, thật thả lỏng rồi đặt lưỡi lên vòm miệng một cách tự nhiên nhất. Không nên quá căng thẳng bởi như vậy có thể tạo áp lực cho bản thân.
Nên tập Mewing khoảng bao nhiêu phút một ngày?
Để mang lại hiệu quả tập luyện tốt nhất, bạn nên thực hiện nó mỗi ngày. Ban đầu, bạn có thể tập trong khoảng từ 20 – 30 phút. Sau đó tăng dần thời gian lên.
Tuy nhiên, nên hạn chế tập với cường độ cao khiến lưỡi cùng như các cơ vùng mặt phải hoạt động liên tục, làm mỏi hoặc đau vùng cơ mặt.
Thời gian đầu có thể bạn sẽ gặp một số khó khăn khi tập. Tuy nhiên về sau khi đã thuần thục, bạn có thể vừa tập lưỡi vừa làm các công việc khác. Ví dụ như: vừa tập Mewing vừa ngủ hay vừa tập vừa nấu ăn,…
Phương pháp tập Mewing phù hợp với độ tuổi nào?
Tập Mewing càng sớm sẽ càng tốt. Ngay từ khi còn bé, chúng ta biết cách đặt lưỡi, hít thở đúng cách sẽ giúp ích rất nhiều cho hệ hô hấp và cấu trúc xương hàm.
Nhưng nếu bạn đã trưởng thành thì vẫn hoàn toàn có thể tập theo phương pháp này và đạt được hiệu quả cao nếu kiên trì luyện tập.
Tập Mewing bao lâu thì đạt kết quả?
Mewing là một phương pháp luyện tập tự nhiên, thủ công, không có sự can thiệp của dao kéo. Do vậy, thời gian để Mewing đạt hiệu quả cũng khá lâu và bạn cần phải kiên trì trong thời gian dài. Theo đó, bạn phải mất ít nhất là 8 tháng luyện tập thường xuyên để có thể thấy rõ sự thay đổi trên gương mặt của mình.
Vì sao chúng ta cảm thấy mỏi lưỡi khi tập?
Trong giai đoạn đầu mới tập, hầu hết mọi người đều có cảm giác mỏi lưỡi. Tuy nhiên, bạn đừng bỏ cuộc mà cố gắng để lưỡi đúng vị trí, dần dần bạn sẽ quen với tư thế đó và không còn cảm giác mỏi lưỡi khi tập nữa đâu nhé!
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ phương pháp Mewing là gì, cách tập cũng như một số lưu ý trong khi tập. Hiện nay, Mewing đang được rất nhiều bạn trẻ Việt áp dùng và tập theo. Còn bạn, bạn đã từng luyện tập theo phương pháp này chưa, hãy để lại cảm nhận bằng cách bình luận bên dưới bài viết cho mình biết nhé!
Bài viết tham khảo: Ai là người giàu nhất thế giới? Top những người giàu nhất thế giới