Nhận thức lịch sử là gì? 6 ví dụ nổi bật về nhận thức lịch sử

Lịch sử gắn liền với hai yếu tố là nhận thức lịch sử và hiện thực lịch sử. Vậy nhận thức lịch sử là gì? Hiện thực lịch sử là gì? Hai yếu tố này có điểm gì khác biệt? Chúng ta sẽ cùng giải đáp và tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nhận thức lịch sử là gì?

Nhận thức lịch sử là sự hiểu biết của con người về các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ (lịch sử). Những nhận thức này có thể được đánh giá, hình dung, trình bày và tái hiện theo nhiều cách khác nhau như kể chuyện, ghi chép,…

Nhận thức lịch sử giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc, phát triển và sự phát triển của lịch sử, văn hóa, xã hội của quốc gia khác nhau. Nó cũng giúp chúng ta hình thành cái nhìn toàn diện và sâu sắc về thế giới xung quanh, từ đó giúp chúng ta đánh giá và định hình tương lai một cách tốt hơn.

Nhận thức lịch sử là gì? 
Nhận thức lịch sử là gì?

6 ví dụ tiêu biểu về nhận thức lịch sử

Ví dụ 1: Về Cách mạng tháng 8 năm 1945, nhiều người cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài, tầm nhìn và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, cũng có những quan điểm cho rằng đó chỉ là sự ăn may.  

Ví dụ 2: Nhận định về chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, nhiều ý kiến cho rằng nó không chỉ là sự nỗ lực của toàn thể nhân dân Việt Nam mà còn là tinh thần đoàn kết của 3 nước Đông Dương Việt  Nam – Lào – Campuchia. Chiến thắng ấy còn có sự ủng hộ rất lớn từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em và sự động viên từ các nước, đảng phái có cùng chí hướng trên toàn thế giới. 

Ví dụ 3: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã hoàn thành mục tiêu “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”; giải phóng miền Nam, chấm dứt 21 năm đất nước bị chia cắt. Đồng thời đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự độc lập, tự do và phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa. 

Những ví dụ về nhận thức lịch sử
Những ví dụ về nhận thức lịch sử

Ví dụ 4: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập và tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam. Đây cũng là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành và khả năng tự bảo vệ của dân tộc.

Ví dụ 5Cuộc cách mạng Pháp năm 1789 đã phá hủy chế độ phong kiến và tạo điều kiện cho các nguyên tắc dân chủ, tự do cá nhân phát triển. Cuộc cách mạng Pháp đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy xã hội và chính trị trong suốt thế kỷ 19 và 20. 

Ví dụ 6Sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản vào tháng 8/1945, có một số nhận thức như sau:

  • Nhận thức 1: Mục đích Mỹ ném bom xuống Nhật Bản để Chiến tranh thế giới thứ 2 sớm chấm dứt, hạn chế thiệt hại cho các bên tham chiến.
  • Nhận thức 2: Mỹ không nên ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Đây là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo của nhân loại loài người. 

Đặc điểm của nhận thức lịch sử là gì?

  • Được hình thành từ quá trình nghiên cứu về các sự kiện xảy ra trong lịch sự của xã hội loài người
  • Nhận thức lịch sử gắn liền với xã hội và là bộ phận quan trọng của nhận thức xã hội. Bởi nội dung của nhận thức lịch sử có tác động trực tiếp đến xã hội, các ngành khoa học khác và tham gia vào sự hình thành ý thức xã hội. 
  • Nhận thức lịch sử thường mang tính chủ quan và bị chi phối bởi nhiều yếu tố như vị trí xã hội của người nhận thức, thái độ đối với sự kiện lịch sử, tri thức, học vấn, tâm lý cá nhân,… 

Lịch sử được con người nhận thức như thế nào?

Lịch sử được con người nhận thức dưới nhiều cách và nhiều góc độ khác nhau. Hiện thực lịch sử chỉ có một nhưng cách con người nhận thức lại đa chiều. Đó chính là lý do giải thích vì sao nhận thức lịch sử thường mang tính chủ quan. 

Nhận thức của con người về lịch sử rất đa dạng
Nhận thức của con người về lịch sử rất đa dạng

Vai trò của nhận thức lịch sử là gì?

Nhận thức lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay bởi các lý do sau: 

  • Nhận thức lịch sử giúp chúng ta hiểu rõ về các giá trị và di sản văn hóa. Từ đó, có ý thức tôn trọng, bảo vệ và tiếp tục gìn giữ, phát huy các giá trị mà thế hệ trước để lại trong tương lai. 
  • Hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc và sự hi sinh của các thế hệ đi trước. Từ đó, thêm yêu đất nước, biết ơn ông cha và không ngừng nỗ lực, cố gắng phát triển đất nước. 
  • Từ nguyên nhân và hệ quả của các sự kiện lịch sử, ta có thể rút ra bài học và áp dụng trong cuộc sống hiện tại;  tránh được những sai lầm đáng tiếc xảy ra trong quá trình phát triển
  • Nhận thức lịch sử còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sự phát triển của nước trên thế giới. 

XEM THÊM: Vô thức là gì? Những điều thú vị liên quan đến vô thức

Hiện thực lịch sử là gì?

Nhận thức lịch sử là gì đã được mình giải thích chi tiết ở trên. Vậy còn hiện thực lịch sử là gì?

Hiện thực lịch sử là tất cả những sự kiện, sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Chúng tồn tại một cách khách quan, không bị phụ thuộc vào sự chủ quan của con người. Hay nói cách khác, hiện thực lịch sử là yếu tố không thể thay đổi dù đã trải qua nhiều sự biến động về thời gian khác nhau. 

Ví dụ về hiện thực lịch sử: Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng trước hàng vạn quần chúng nhân dân tại Quảng trường ba Đình (Hà Nội) đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là sự kiện đánh dấu sự thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

Hay như chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 tại Sài Gòn đã chấm dứt cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng toàn bộ miền Nam, chấm dứt 21 năm chia cắt đất nước, mang đến sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 

Hiện thực lịch sử mang tính khách quan, không bị phụ thuộc vào sự chủ quan của con người
Hiện thực lịch sử mang tính khách quan, không bị phụ thuộc vào sự chủ quan của con người

Cách phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là gì?

Nhận thức lịch sử Hiện thực lịch sử
Giống nhau 

Đều đề cập đến những sự kiện, sự việc đã diễn ra trong quá khứ. 

Khác nhau
  • Nhận thức lịch sử rất phong phú và có nhiều ý kiến khác nhau. Với cùng một hiện thực lịch sử nhưng có thể xuất hiện nhiều nhận thức khác nhau. 
  • Có thể thay đổi theo thời gian và khả năng nhận thức của người nhận thức. 
  • Mang tính chủ quan
  • Bị phụ thuộc vào hiện thực lịch sử. 
  • Chỉ có duy nhất một hiện thực lịch sử. 
  • Hiện thực lịch sử không bao giờ thay đổi theo thời gian. 
  • Hiện thực lịch sử tồn tại một cách độc lập, khách quan và nằm ngoài ý muốn của con người. 
  • Hiện thực lịch sử xuất hiện trước nhận thức lịch sử. 

Trên đây là bài viết giải thích nhận thức lịch sử là gì trắc nghiệm và cách phân biệt với hiện thực lịch sử. Đừng quên theo dõi SUPPERCLEAN để có thể cập nhật mọi thông tin thú vị hơn về cuộc sống nhé!

5/5 - (11 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *