Trong các hiện tượng tâm lý của con người, bên cạnh các hành vi có ý thức thì không thể thiếu được những hành vi vô thức. Vậy bạn có biết vô thức là gì không? Đặc điểm, vai trò của vô thức là gì?. Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
Contents
Vô thức là gì cho ví dụ
Khái niệm vô thức là gì?
Trong cuộc sống của con người cùng với các hiện tượng tâm lý có ý thức thì chúng ta thường gặp những hiện tượng tâm lý chưa có ý thức diễn ra chi phối các hoạt động của con người. Hiện tượng tâm lý mà không ý thức, chưa nhận thức được thì trong tâm lý học được gọi là vô thức.
Nói cách khác, vô thức chính là các hiện tượng tâm lý mà con người chưa thể nhận thức được hay không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ để mình và người khác có thể hiểu.
Ví dụ về hành vi vô thức
Vô thức bao gồm rất nhiều hiện tượng phổ biến khác trong đời sống của con người. Ví dụ như:
- Hiện tượng quên và sực nhớ: Quên chính là việc con người không thể nào tái hiện lại được các thông tin cũ vào thời điểm chúng ta cần. Ví dụ: quên các kiến thức đã học của nhiều năm trước hay quên đi ai đó…. Còn sực nhớ chính là khả năng bất chợt tái hiện lại được một lượng thông tin nào đó. Ví dụ: trên đường về sực nhớ ra là mình không mang theo sách vở để làm bài tập…
- Bản năng: Nó là những khuynh hướng phản ứng vốn có ở con người, được thừa hưởng từ tổ tiên và đáp trả lại những kích thích tác động lên con người. Bản năng chỉ là những say mê; những hành vi bột phát của con người hoặc nó cũng có thể là những phản xạ phức tạp không hề có điều kiện.
- Xúc cảm: Những nghiên cứu khoa học cho thấy rằng trước khi vỏ não của con người kịp để nhận thức ra tác động của hoàn cảnh thì trung tâm chỉ huy cảm xúc đã “tỏ thái độ” đối với nó. Tức là với cảm xúc thì con người chúng ta thường phản ứng nó một cách vô thức đối với hoàn cảnh.
- Hiện tượng lóe sáng: Là hiện tượng mà bất chợt con người chúng ta nhận ra điều đó một cách hết sức tình cờ và bất ngờ.
- Linh cảm: Là hiện tượng một quyết định hay một ý nghĩ xuất hiện trong điều kiện thiếu thông tin; tức là nếu như lập luận logic thì không thể có được.
- Tiềm thức: Những hiện tượng vốn ban đầu được ý thức nhưng sau đó nó lại bị đẩy xuống hoặc là dần chìm sâu vào trong tâm thức của chúng ta; thỉnh thoảng trong điều kiện nào đó thì nó mới được ý thức.
- Tiền thức: Những hiện tượng nằm sát ở ngay dưới ngưỡng ý thức và con người chỉ cảm nhận một cách mơ hồ. Ví dụ như cảm thấy thinh thích một cái gì đó nhưng lúc thích, lúc lại không thức mà không hiểu tại sao.
- Các hiện tượng tâm lí diễn ra trong trạng thái mà hệ thần kinh bị ức chế như: mộng du, mê sảng hay bị thôi miên…
Lịch sử của vô thức là gì?
Có ý kiến rằng có những thế lực nằm ngoài tầm nhận thức của ý thức đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Thuật ngữ “vô thức” này lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà triết học có tên là Friedrich Schelling vào cuối thế kỷ 18. Sau đó nó được nhà thơ Samuel Taylor Coleridge dịch sang tiếng Anh.
Trong lĩnh vực tâm lý học thì khái niệm về ảnh hưởng của vô thức đã được các nhà tư tưởng bao gồm có William James và Wilhelm Wundt đề cập đến. Tuy nhiên chính Freud mới là người đã phổ biến ý tưởng và biến nó thành một thành tố trung tâm trong cách tiếp cận phân tâm học của ông đối với lĩnh vực tâm lý học.
Bác sĩ tâm thần người Thụy Sĩ Carl Jung cũng đã cho rằng vô thức đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách con người. Tuy nhiên, ông lại tin rằng có cả vô thức cá nhân bao gồm những ký ức, ham muốn bị đè nén hay là bị lãng quên và cả những vô thức tập thể. Vô thức tập thể được cho là chứa đựng những ký ức của tổ tiên và nó được thừa hưởng chung cho tất cả loài người.
Hiện nay nhiều quan điểm của Freud không còn được ưa chuộng nữa. Các nhà tâm lý học hiện đại vẫn đang tiếp tục khám phá những ảnh hưởng của các hoạt động tâm thần vô thức bao gồm có: các chủ đề có liên quan như các thành kiến vô thức; trí nhớ ngầm; thái độ ngầm; kỹ thuật mồi hay việc học tập trong vô thức…
Đặc điểm của vô thức
Vô thức bao gồm có 4 đặc điểm như sau:
- Con người không thể nhận thức được hiện tượng tâm lý, hành vi cũng như cảm nghĩ của mình.
- Con người không thể đánh giá hay kiểm soát được về hành vi, ngôn ngữ hoặc cách cư xử của bản thân mình.
- Vô thức không kèm theo dự kiến trước và các hành vi này không có chủ định. Sự xuất hiện hành vi vô thức thường diễn ra một cách bất ngờ, đột ngột và xảy ra một thời gian rất ngắn.
- Hình ảnh tâm lý trong vô thức có thể là quá khứ, hiện tại hoặc tương lai nhưng chúng lại liên kết với nhau không theo quy luật hiện thực.
Vai trò của vô thức
Vai trò của vô thức trong cuộc sống
Sự quên giúp chúng ta giảm sự quá tải trong đầu óc, trong việc xử lý các thông tin, tin tức có khối lượng rất lớn được diễn ra hàng ngày. Từ đó đảm bảo độ chính xác, tránh những căng thẳng, mệt mỏi đầu óc hoặc là tránh sự ảnh hưởng từ những ký ức buồn diễn ra trong quá khứ.
Ví dụ: Chúng ta nên quên đi những ký ức không vui trong quá khứ và chỉ giữ lại những kỷ niệm vui; những điều có ý nghĩa lớn để hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.
Bản năng: Giúp cho chúng ta thỏa mãn được nhu cầu nhất định trong cuộc sống của mình. Ví dụ: Khi chúng ta đói thì bản năng sẽ “mách bảo” chúng ta là nên đi tìm thứ gì đó để ăn…
Hiện tượng lóe sáng: Giúp chúng ta tìm ra hoặc nghĩ ra được những điều mới lạ mà trước đó dù cố gắng thế nào không thể nghĩ ra được.
Vai trò của vô thức trong lĩnh vực pháp lý
Vô thức cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh cũng như điều khiển hành vi của con người. Thông qua phân tích các hành vi biểu hiện ở trạng thái vô thức giúp cho chúng ta hiểu được các hiện tượng tâm lý như thái độ, suy nghĩ… của con người.
Ví dụ: Nhờ vào linh cảm mà Thẩm phán Tòa án có thể tin rằng bị cáo là người vô tội. Từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn hơn như tạm dừng phiên tòa để tiếp tục thực hiện điều tra.
XEM THÊM:
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến vô thức là gì. Vô thức đóng vai trò quan trọng trong tâm lý học, giúp lý giải cách thức hoạt động của tâm trí bên ngoài nhận thức có ý thức. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này nhé!