Sở trường là gì? Ví dụ, cách xác định sở trường của bản thân

Sở trường – một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta thành công trong công việc và trong cuộc sống. Vậy bạn có biết sở trường là gì không? Các xác định sở trường của bản thân như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Sở trường là gì?

Sở trường hiểu đơn giản là những điểm mạnh, ưu điểm, những yếu tố mang tính tích cực của bản thân mỗi người. Hay nói cách khác, sở trường là giỏi, am hiểu, thành thạo ở một lĩnh vực nào đó. 

Bạn có thể sẽ nhầm lẫn giữa năng khiếu với sở trường. Tuy nhiên năng khiếu chỉ là một phần của sở trường. Năng khiếu tạo nên sở trường và là bước đệm giúp phát huy sở trường của bản thân. 

Sở trường hay điểm mạnh của bản thân
Sở trường hay điểm mạnh của bản thân

Có thể chia sở trường thành 3 loại như sau:

  • Sở trường về tính cách và ý thức: Độc lập, chăm chỉ, có trách nhiệm, có quy tắc, tôn trọng giờ giấc, kỹ năng làm việc nhóm, cẩn thận… 
  • Sở trường kiến thức: Đạt các thành tích trong quá trình học tập như bằng cấp, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn kỹ thuật, công nghệ thông tin… hoặc cũng có thể là kinh nghiệm làm việc.
  • Sở trường về khả năng, kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình thành thạo; kỹ năng tổ chức; phân tích và giải quyết vấn đề… 

Trái ngược với sở trường đó chính là sở đoản. Sở đoản là những điểm yếu, điểm kém cần khắc phục của mỗi cá nhân. Sở đoản khiến cho bạn bị lúng túng, rối bối, làm không tốt và không được đánh giá cao. Ví dụ: khả năng đánh máy kém, không biết ngoại ngữ, không biết ca hát, đóng kịch…

Cách xác định sở trường là gì?

  • Đặt câu hỏi cho bản thân: Tự việc đặt câu hỏi cho bản thân cũng là một cách để các bạn có thể xác định được điểm mạnh hay sở trường của bản thân mình. Bạn có thể đặt ra một số câu hỏi cho bản thân như: Bạn thích gì và ghét gì? Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại… Thông qua các câu hỏi đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình. 
Đặt câu hỏi cho bản thân
Đặt câu hỏi cho bản thân
  • Hỏi và lắng nghe nhận xét của người khác: Cách này giúp bạn có thể hình dung một cách khái quát hơn về cách bạn ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh. Từ đó, bạn sẽ điều chỉnh được hành vi của bản thân mình sao cho đúng mực.
  • Đặt bản thân vào nhiều hoàn cảnh khác nhau: Khi bạn đặt bản thân mình vào trường hợp của người khác hoặc hoàn cảnh khác nhau thì bạn sẽ hiểu hơn được bản thân mình mạnh hay yếu ở đâu hay phù hợp với những việc gì. Từ đó có thể rút ra được những sở trường thích hợp cho bản thân.
Đặt bản thân mình vào các hoàn cảnh khác nhau
Đặt bản thân mình vào các hoàn cảnh khác nhau
  • Làm khảo sát: Làm khảo sát cũng giúp bạn khảo sát được bản thân mình toàn diện nhất về mặt tính cách, hành động, cảm xúc… Hiện nay thì bạn không cần đi đâu xa mà có thể tìm những bài trắc nghiệm khảo sát về sở trường của bản thân trên Google.

Tổng hợp về một vài sở trường nổi bật

  • Giải quyết vấn đề: Kỹ năng giải quyết vấn đề chính là kỹ năng tổng hợp của quá trình xác định, đánh giá và phân tích các vấn đề hay tình huống phát sinh ngoài ý muốn trong công việc hoặc trong cuộc sống. Từ đó giúp bạn có thể đưa ra những giải pháp xử lý tối ưu nhất. Kỹ năng giải quyết vấn đề có vai trò quan trọng và cũng là một kỹ năng mềm không thể thiếu trong công việc và trong cuộc sống.
Sở trường giải quyết vấn đề
Sở trường giải quyết vấn đề
  • Tinh thần đồng đội: Tinh thần đồng đội hay làm việc nhóm tức là các cá nhân sẽ được phân chia công việc, việc làm cụ thể, phù hợp với năng lực để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sự làm việc ăn ý giữa các cá nhân với nhau trong cùng một nhóm sẽ là tiền đề để tạo ra những giá trị to lớn cho doanh nghiệp.
  • Giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để có thể diễn đạt được suy nghĩ, ý kiến cũng như cảm nhận của cá nhân một cách rõ ràng, thuyết phục. Đồng thời nó còn thúc đẩy không khí giao tiếp hai chiều.
  • Kỹ năng kỹ thuật: Kỹ năng kỹ thuật là những khả năng cần thiết để thực hiện một công việc chuyên môn cụ thể. Hay nói cách khác đó chính là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một nhà quản trị. Kỹ năng kỹ thuật còn được hiểu là sự hiểu biết và sự thành thạo về một loại hình hoạt động đặc biệt. Đặc biệt là các loại hình hoạt động có liên quan đến: phương pháp, chu trình, kỹ thuật hoặc là các thủ tục. Bạn có thể có những chuyên môn này thông qua đào tạo ở các trường hoặc qua bồi dưỡng ở đơn vị.
Sở trường kỹ thuật
Sở trường kỹ thuật
  • Sự linh hoạt: Sự linh hoạt hiểu đơn giản là sự ứng biến một cách nhanh chóng cũng như điều chỉnh kịp thời nhất những yếu tố về mặt tinh thần hay thể chất để có thể dễ dàng thích nghi hơn trong công việc; thích nghi được với hoàn cảnh mới; những khó khăn của cuộc sống…
  • Sự chính trực: Chính trực là một đức tính quý giá của con người; là sự trung thực, là tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức một cách mạnh mẽ. Nói một cách khác thì sự trung thực gắn liền với đạo đức. Chính trực là một sự lựa chọn của cá nhân giúp cho người đó luôn bám chắc vào các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức cũng như tiêu chuẩn của xã hội.
Sự chính trực cũng là một sở trường
Sự chính trực cũng là một sở trường
  • Chăm chỉ: Chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực để làm một việc nào đó nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Những người có đức tính chăm chỉ thì họ sẽ không bao giờ ngại khó khăn, gian khổ và luôn kiên trì cho đến khi đạt được thành quả thì họ mới dừng lại. Họ sẽ luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ được đặt ra, dù nhiệm vụ đó có khó khăn hay phải mất nhiều thời gian đi chăng nữa.

XEM THÊM: 

Trên đây là những thông tin có liên quan đến sở trường là gì. Không phải ai sinh ra cũng có sở trường, sở trường có thể hình thành từ quá trình học tập và phát triển. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể tạo ra sở trường cho bản thân bằng cách học tập và rèn luyện mỗi ngày nhé! 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *