Thắng cố là gì? Gồm những gì? Cách nấu thắng cố chuẩn vị Bắc Hà

Người ta thường đùa nhau rằng đến Hà Giang mà chưa thử món thắng cố thì quả là một thiếu sót lớn. Vậy thắng cố là gì? Thắng cố là bộ phận nào? Thắng cố nấu từ gì? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu về món ăn đặc trưng của núi rừng Tây Bắc trong bài viết này nhé!

Thắng cố là gì?

Thắng cố là món gì? Thắng cố là món ăn truyền thống của người H’mông được nấu từ thịt và nội tạng ngựa. Từ một món ăn dân giã của dân tộc H’mông trong các buổi chợ phiên hay ngày lễ quan trọng, thắng cố được biết đến rộng rãi và trở thành món ăn được các du khách thập phương tìm kiếm mỗi khi đến với mảnh đất Hà Giang.

Món thắng cố còn được gọi là thang cốt, thoảng cố. Trong tiếng H’mông, thắng cố có nghĩa là “canh thịt” hoặc “nồi nước”. Nguyên liệu truyền thống để nấu món ăn này là thịt ngựa, nội tạng ngựa, gia vị và các loại rau vùng cao. Về sau, các dân tộc đã có sự cải biến bằng cách thêm thịt trâu, bò, lợn khi chế biến.

Thắng cố là món ăn truyền thống lâu đời của đồng bào H’Mông
Thắng cố là món ăn truyền thống lâu đời của đồng bào H’Mông

Thắng cố khiến người ta ấn tượng bởi mùi hương ngai ngái của nội tạng ngựa. Các nguyên liệu được nấu hỗn độn với nhau khiến nhiều người e dè, lắc đầu không dám dùng thử. Tuy nhiên, cũng giống như sầu riêng vậy, một khi đã thử và quen với hương vị này thì thực khách khó lòng mà dừng đũa được!

Nguồn gốc của món thắng cố là gì?

Thắng cố là món ăn có lịch sử lâu đời lên đến gần 200 năm. Món ăn này có nguồn gốc từ vùng Vân Nam (Trung Quốc), được du nhập vào Việt Nam và biết đến rộng rãi qua các chế biến độc đáo của đồng bào dân tộc H’mông sinh sống tại vùng núi rừng Tây Bắc.

Có một giai thoại giải thích về nguồn gốc món lẩu thắng cố là gì được người Mông kể lại cho con cháu mình như sau: Ngày xưa khi bị người phương Bắc đánh đuổi, họ phải di cư xuống phía Nam. Lúc đói gần chết, có một con ngựa xuất hiện và nói rằng: “Hãy thịt tôi đi, lấy da tôi làm nồi và lấy thịt nấu thành thức ăn”.

Người Mông liền nghe theo, quyết định mổ con ngựa. Vì chỉ có một chiếc nồi làm bằng da ngựa nên họ đã cho tất cả các bộ phận của con ngựa vào nấu cùng. Nhờ có con ngựa mà họ có đủ sức để vượt qua núi cao, sông sâu và di chuyển sang vùng phía Nam sinh sống.

Từ đó trở đi, thắng cố trở thành món ăn truyền thống của người Mông. Bởi vậy, chỉ các chợ phiên có đông người Mông sinh sống như Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai,… mới tìm được những hàng thắng cố chuẩn vị truyền thống nhất!

Nguồn gốc của món thắng cố
Nguồn gốc của món thắng cố

Món thắng cố gồm những gì?

Ngoài câu hỏi thắng cố là gì thì thành phần làm món ăn này cũng nhận được sự quan tâm của nhiều cư dân mạng. Vậy thắng cố ngựa gồm những gì? Món thắng cố làm từ gì? Lẩu thắng cố gồm những gì? Theo chia sẻ của nhiều người dân tộc H’Mông, món thắng cố được làm từ các nguyên liệu sau:

Thịt và nội tạng ngựa

Nguyên liệu chính để nấu món thắng cố là thịt và nội tạng ngựa. Bạn có thể lựa chọn phần thịt ba chỉ có nạc mỡ đan xen khi nấu sẽ ngon hơn. Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm phần khấu đuôi, xương, thịt mông, thịt vai,… theo sở thích.

Chuẩn bị đầy đủ nội tạng ngựa, gồm có ruột non, ruột già, tiết, gan, tim, sách, phổi,…

Thắng cố truyền thống nấu từ thịt và phần nội tạng của con ngựa
Thắng cố truyền thống nấu từ thịt và phần nội tạng của con ngựa

Các loại gia vị

Một thành phần không thể thiếu làm nên hương vị đặc trưng riêng cho món thắng cố là các loại gia vị vùng cao. Gồm có hạt dổi, mắc khén, sả, gừng, ớt, lá chanh, thảo quả, đinh hương, hoa hồi, quế chi, lá cây thắng cố, gừng, lá mùi tàu. Bên cạnh đó còn có các gia vị nấu ăn quen thuộc hàng ngày như nước mắm, muối, mì chính, hạt tiêu, dầu ăn,…

Các loại gia vị vùng cao
Các loại gia vị vùng cao

Hướng dẫn cách làm thắng cố chuẩn vị của người H’Mông

Cách làm thắng cố ngựa là gì?

Món thắng cố ngựa truyền thống được nấu khá đơn giản nhưng có hương vị vô cùng hấp dẫn. Dân tộc H’Mông có 2 cách chế biến như sau:

  • Cách 1: Thịt ngựa và nội tạng mang rửa sạch, luộc chín rồi thái vuông. Sau đó, cho thịt vào chảo đảo cho cháy cạnh, thêm gia vị, nước và hầm nhừ là được.
  • Cách 2: Thịt và nội tạng ngựa rửa sạch, thái miếng vừa ăn rồi ướp với các loại gia vị đã liệt kê ở trên khoảng 30 phút. Sau đó, bắc chảo lên bếp, đảo cho thịt cháy cạnh thì đổ thêm nước vào chảo, đun sôi cho đến khi thịt chín mềm là được.

Trong quá trình hầm thắng cố phải canh để hớt bọt liên tục. Điều này sẽ giúp nước dùng trong và có vị ngọt tự nhiên. Nước dùng để hầm thắng cố thường là nước ninh xương ngựa với các loại gia vị đặc trưng như thảo quả, quế chi, lá chanh nướng thơm,…

Cách làm thắng cố từ các loại thịt khác

Ngoài cách nấu bằng thịt và nội tạng ngựa, người dân tộc Mông còn nấu với thịt trâu, bò, lợn cho hương vị cũng hấp dẫn không kém. Cách nấu cũng giống như thắng cố ngựa, chỉ là thay thịt và nội tạng ngựa bằng các loại thịt kể trên.

Hướng dẫn cách nấu thắng cố chuẩn vị của người dân tộc Mông
Hướng dẫn cách nấu thắng cố chuẩn vị của người dân tộc Mông

Cách chế biến món lẩu thắng cố là gì?

Bạn có thể thử tài nấu nướng với món lẩu thắng cố bằng các bước làm như sau:

  • Bước 1: Nội tạng ngựa, thịt rửa mang rửa sạch, thái miếng rồi ướp với các gia vị như thảo quả, hạt dổi, mắc khén,…
  • Bước 2: Xương ngựa rửa sạch, chặt thành từng khúc, trần qua nước nóng. Sau đó, mang đi ninh lấy nước dùng. Lưu ý, cần liên tục vớt bọt để nước dùng ngọt và trong hơn.
  • Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho nội tạng + thịt đã chuẩn bị vào, đảo cho đến khi thịt săn lại thì thêm nước ninh xương. Đun cho đến khi nội tạng mềm là được.

Lẩu thắng cố thường được ăn kèm với các loại rau đặc trưng vùng cao như cải mèo, rau đắng, cải ngồng, tầm bóp, cải cúc,..

Cách thưởng thức món thắng cố

Thắng cố ngon nhất khi thưởng thức nóng, ăn đến đâu múc đến đó. Một bát thắng cố ngon có đầy đủ nạc mỡ và lục phủ ngũ tạng. Nội tạng ngựa được chế biến sạch sẽ, ăn giòn giòn, quyện với mùi cay nồng của các loại rau nhúng và chấm với nước chấm đặc biệt làm từ ớt Mường Khương. Nước dùng đậm đà, mang đậm mùi hương của các loại gia vị Tây Bắc.

Thắng cố có thể ăn cùng bún, bánh ngô nướng, mèn mén và uống rượu ngô. Trong không khí se lạnh của Sapa, sẽ thật tuyệt vời khi được thưởng thức hương vị đậm đà của lẩu thắng cố và vị cay tê nơi đầu lưỡi của rượu vùng cao.

Thắng cố ngon nhất là khi ăn nóng
Thắng cố ngon nhất là khi ăn nóng

Giải đáp các câu hỏi thắc mắc về món thắng cố

Thắng cố là bộ phận nào?

Thắng cố được nấu từ thịt ngựa và toàn bộ phần nội tạng ngựa. Trong đó, nội tạng ngựa là nguyên liệu chính.

Thắng cố có pịa không?

Thắng cố được nhận xét là món ăn kinh dị vì có mùi hương hơi nồng. Nhiều người cho rằng món ăn này sở dĩ có mùi hương như vậy là do nội tạng không được làm sạch. Thậm chí, có người còn lầm tưởng rằng thắng cố nấu từ pịa (phần thức ăn chưa được tiêu hóa trong ruột ngon của ngựa, gọi là phân non).

Tuy nhiên, điều đó không đúng. Thắng cố không nấu từ pịa mà chỉ có thịt và toàn bộ phần nội tạng ngựa. Món ăn này có hương vị hơi “kén” người ăn là do thịt ngựa có mùi đặc trưng riêng, không phải ai cũng thích.

Hơn nữa, thắng cố được nấu từ nhiều loại gia vị đặc biệt của núi rừng Tây Bắc. Chính các loại gia vị này đã tạo nên mùi hương đặc biệt cho món ăn này.

Thắng cố không có pịa, hương vị đặc biệt của món ăn này do nội tạng ngựa và gia vị Tây Bắc tạo nên
Thắng cố không có pịa, hương vị đặc biệt của món ăn này do nội tạng ngựa và gia vị Tây Bắc tạo nên

Thắng cố ăn với rau gì?

Món thắng cố được ăn kèm với rất nhiều loại rau khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là cải mèo, cải ngồng và rau đắng.

Thắng cố là đặc sản của tỉnh nào?

Thắng cố là đặc sản của tỉnh Lào Cai, cụ thể là huyện Bắc Hà. Đây là khu vực có đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống nhiều nhất.

Cây thắng cố là cây gì?

Cây thắng cố là một loài cây thân thảo, sống lâu năm. Thân cây có nhiều đốt, phân nhánh nhiều. Lá cây có màu xanh lục, trơn bóng, có hình dạng giống như lá hẹ.

Cây thắng cố được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn khác nhau của dân tộc Mông như đun nước lèo, nấu canh, làm các món nướng, nấu thắng cố,… Với hương thơm đặc trưng, cây thắng cố giúp tăng thêm hương vị và mùi thơm cho món ăn.

Hình ảnh cây thắng cố
Hình ảnh cây thắng cố

Thắng cố tiếng Anh là gì?

Tương tự như bún chả, bánh chưng, bánh giầy,… thắng cố là tên gọi của một món ăn Việt. Vì vậy, khi dịch sang tiếng Anh vẫn giữ nguyên các ký tự, chỉ là không viết dấu. Thắng cố tiếng Anh là “thang co”.

XEM THÊM:

Mong rằng thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ món ăn thắng cố là gì và cách chế biến. Bạn đã từng thưởng thức món ăn này chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận bằng cách bình luận bên dưới bài viết cho supperclean.vn biết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *