Pịa là gì? Nậm pịa là gì? Nậm pịa có tốt không? Nậm pịa khác gì thắng cố

Nậm pịa – một món ăn khiến nhiều người “rùng mình” khi nhắc đến nhưng cũng đủ gây thương nhớ khi lỡ “phải lòng”. Vậy pịa là gì? Nậm pịa là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Cách chế biến như thế nào? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu về món ăn độc lạ này trong bài viết dưới đây nhé!

Pịa là gì? Các thắc mắc về pịa

Pịa là gì?

Pịa là tiếng dân tộc Thái chỉ phần dịch sền sệt có trong ruột non của các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, ngựa,… Trong tiếng Kinh, pịa chính là phần phân non.

Người dân tộc Thái cho rằng chất dịch trong ruột ngon là phần tinh túy nhất, có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, các món ăn được nấu từ pịa luôn được xem là món ăn bổ dưỡng của đồng bào nơi đây.

Pịa được lấy từ ruột non của động vật ăn cỏ
Pịa được lấy từ ruột non của động vật ăn cỏ

Pịa có ăn được không?

Nhiều người cho rằng pịa là chất thải của động vật nên khi nghe đến món pịa thường cảm thấy sợ hãi, không dám thử. Tuy nhiên, pịa không phải là chất thải nằm ở ruột già.

Khi động vật ăn, thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày rồi đến ruột non. Chất dịch trong ruột non này được gọi là pịa và là phần thức ăn dễ hấp thu nhất. Về cơ bản, chúng ta đang sử dụng gián tiếp thức ăn của động vật.

Vì vậy, pịa có thể ăn được. Nó không gây hại cho sức khỏe nếu chúng ta chế biến đúng cách và pịa lấy từ cơ thể động vật khỏe mạnh, không mắc bệnh.

Pịa có vị gì?

Pịa có vị hơi đắng, hơi có mùi của cỏ lá, không có mùi thum thủm như nhiều người thường nghĩ. Món pịa khi nấu cũng có vị đắng nhưng hậu vị ngọt.

Nậm pịa là gì?

Nậm pịa là món gì? Nậm pịa hay nặm pịa là món ăn được chế biến từ pịa, nội tạng động vật ăn cỏ, lá chanh và gia vị Tây Bắc như chẩm chéo, hạt dổi,… Theo tiếng dân tộc, “nậm” có nghĩa là canh, còn “pịa” là phân non, dịch tiêu hóa.

Nậm pịa là món ăn truyền thống của người dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Người Thái thường làm nậm pịa trong các dịp lễ, tết quan trọng hoặc dùng để tiếp đãi khách quý đến thăm nhà.

Nậm pịa - Đặc sản của đồng bào dân tộc Thái ở Mộc Châu, Sơn La
Nậm pịa – Đặc sản của đồng bào dân tộc Thái ở Mộc Châu, Sơn La

Nậm pịa có nguồn gốc từ đâu?

Chúng ta biết đến món nậm pịa quá các chế biến của người dân tộc Thái ở Mộc Châu. Tuy nhiên, nậm pịa có nguồn gốc từ món ngưu tát phiến (牛撒撇) tại Quý Châu (Trung Quốc).

Khi về đến Việt Nam, món ăn này được phiên âm theo tiếng Thái là nậm pịa. Hơn nữa, đồng bào người Thái sử dụng nguyên liệu lấy từ nhiều loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê,… thay vì chỉ lấy nguyên liệu từ bò như người Trung Quốc.

Hương vị và cách thưởng thức món nậm pịa là gì?

Nậm pịa mang hương vị đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc. Đó là mùi hương của hạt mắc khén, hạt dổi và nhiều loại gia vị khác.

Nậm pịa có đầy đủ các vị đắng, cay, ngọt bùi. Húp thử một miếng canh nóng, bạn sẽ cảm nhận rõ vị đắng lan tỏa khắp khoang miệng. Khi đến cuống họng, vị đắng ban đầu dần được thay thế bằng vị ngọt đặc trưng hòa quyện trong vị cay nồng của ớt rừng, hạt mắc khén.

Sau đó, hãy nếm thử một tiếng nội tạng giòn sần sật để cảm nhận rõ vị béo ngậy. Càng nhai kỹ, mùi vị hơi khó chịu ban đầu được thay thế bằng hương thơm đặc trưng khiến bạn không thể nào quên.

Nậm pịa rất thích hợp sử dụng vào mùa đông. Khi tiết trời se lạnh, ngồi bên bếp lửa, thưởng thức món nậm pịa kết với rượu vùng cao thì không có gì tuyệt vời bằng. Hiện nay, một số nơi đã chế biến món nậm pịa theo khẩu vị chung của mọi người nên dễ ăn hơn. Tuy nhiên, nếu cơ hội thì bạn nên thưởng thức món ăn này theo cách chế biến truyền thống để cảm nhận trọn vẹn hương vị nguyên bản của chúng.

Món pịa có vị đắng nhẹ và ngai ngái mùi nội tạng động vật
Món pịa có vị đắng nhẹ và ngai ngái mùi nội tạng động vật

Các loại nậm pịa Tây Bắc

Nguyên liệu làm nậm pịa Tây Bắc được lấy từ các loại động vật ăn cỏ như dê, trâu, bò, ngựa,… Tùy theo phần pịa lấy từ loại động vật nào mà ta có nậm pịa trâu, nậm pịa bò, nậm pịa dê,…

  • Nậm pịa trâu là gì? Đây là món nậm pịa nấu từ pịa và nội tạng trâu. Món ăn này có mùi ngai ngái của nội tạng kèm hương thơm đặc trưng của hạt dổi, mắc khén.
  • Nậm pịa bò là gì? Nậm pịa bò là món ăn nấu từ pịa bò và phần nội tạng kết hợp lá chanh, hạt dổi, mắc khén,… Ban đầu, món ăn này có vị hơi đắng nhưng hậu vị ngọt, bùi béo, vô cùng hấp dẫn.
  • Nặm pịa ngựa là gì? Đây là món ăn chế biến từ pịa ngựa. Nậm pịa ngựa không phải thắng cố vì thắng cố không có pịa.

Hướng dẫn cách nấu nậm pịa chuẩn bị Tây Bắc

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Pịa
  • Ruột non
  • Nội tạng động vật
  • Gia vị: Hạt dổi, mắc khén, nước mắm, mì chính,…
  • Xương bò, trâu, lợn
  • Lá chanh, gừng, tỏi, hành khô, rau mùi tàu, ớt
  • Có thể chuẩn bị thêm phần khấu đuôi, thịt để nấu nậm pịa. Tuy nhiên, món ăn nguyên bản chỉ có nội tạng động vật.
Các nguyên liệu nấu nậm pịa
Các nguyên liệu nấu nậm pịa

Theo người dân tộc Thái, món nậm pịa được chế biến công phu, tỉ mỉ với nhiều công đoạn. Phần pịa phải được lấy từ động vật mới mổ và mang đi nấu luôn để giữ trọn vẹn hương vị.

Bà con dân tộc chỉ lấy pịa từ những con động vật ăn cỏ, ăn lộc non. Cách lấy pịa cũng rất công phu, khéo léo. Phần ruột non được thắt chặt hai đầu để ngăn cách với ruột già và dạ dày. Mục đích là để đảm bảo phần dịch trong ruột non có chất lượng tốt nhất, không bị trộn lẫn với dịch từ dạ dày hay ruột già.

Pịa sau khi lấy từ bộ lòng sẽ được bảo quản cẩn thận và nấu trong vòng 2 tiếng kể từ khi lấy.

Sơ chế các nguyên liệu

  • Gừng, tỏi, hành khô rửa sạch rồi giã dập.
  • Xương trâu, bò, lợn trần qua nước nóng để loại bỏ chất bẩn rồi ninh lấy nước xương.
  • Phần pịa được lọc rây hoặc khăn xô để loại bỏ cặn bã của thức ăn; chỉ lấy phần nước lọc để nấu.
  • Nội tạng làm thật sạch với chanh, muối để khử mùi rồi trần qua nước nóng với vài lát gừng. Sau đó, thái nội tạng thành từng miếng vừa ăn.
  • Nếu chuẩn bị thêm thịt, khấu đuôi thì cần phải rửa thật sạch rồi cắt thành miếng vừa ăn.

Hướng dẫn cách nấu nậm pịa

  • Bắc chảo lên bếp, cho mỡ lợn + hành khô, tỏi, gừng băm nhuyễn vào và phi thơm. Sau đó, cho phần nội tạng đã chuẩn bị vào đảo qua.
  • Khi phần nội tạng săn lại, thêm các gia vị như mắc khén, hạt dổi, ớt và nước ninh xương vào. Nếu không có nước ninh xương thì có thể dùng nước lọc.
  • Đun phần nội tạng khoảng 1 – 1.5 giờ cho mềm thì cho lá chanh vò nát, rau mùi tàu vào. Sau đó, nêm nước mắm + mì chính + bột canh cho vừa miệng là được.

Nậm pịa thường được dùng làm món nhậu của cánh mày râu. Bạn có thể thưởng thức món ăn này với cơm nóng, mì, mèn mén,.. Bên cạnh đó, có thể sử dụng nậm pịa như nước lẩu và ăn kèm với các loại rau theo mùa như cải mèo, bắp cải, cải cúc, rau đắng,…

XEM THÊM: Cao lầu là gì? Cao lầu có phải mì Quảng không? Cách nấu cao lầu tại nhà

Món nậm pịa có tốt không?

Dưới góc độ y học, nậm pịa được nấu từ pịa – phần dịch lấy từ ruột non. Đây là phần thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng và dễ hấp thu nhất. Vì vậy, món ăn nấu từ pịa có tính nhuận tràng, dễ tiêu hóa, không gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, pịa có tính kháng khuẩn nhẹ, giúp tăng cường sức đề kháng.

Nậm pịa có tác dụng nhuận tràng, dễ tiêu hóa
Nậm pịa có tác dụng nhuận tràng, dễ tiêu hóa

Ngoài ra, pịa còn có tác dụng giải rượu, giúp giảm bớt cảm giác mệt mỏi, khó chịu khi say rượu. Vì vậy, nậm pịa thường xuất hiện trên bàn nhậu của đồng bào dân tộc Thái.

Nậm pịa mang lại một số lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta không nên ăn nhiều và ăn với tần suất lớn. Bởi ngoài pịa, thành phần chủ yếu của món ăn là nội tạng động vật. Nội tạng động vật có chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, làm tăng nguy cơ béo phì, mắc các bệnh như tim mạch, mỡ máu, tiểu đường,…

Lưu ý khi chế biến và ăn nậm pịa là gì?

Khi chế biến và ăn nậm pịa, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Pịa cần được lấy từ động vật ăn cỏ khỏe mạnh, không bị bệnh.
  • Đảm bảo tiêu chí ăn chín – uống sôi để tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn, virus có trong pịa. Tuyệt đối không sử dụng món ăn khi chưa được nấu chín.
  • Không nên ăn quá nhiều.

Sự khác biệt giữa thắng cố và nậm pịa là gì?

So sánh nậm pịa với thắng cố
So sánh nậm pịa với thắng cố

Nậm pịa, thắng cố đều là đặc sản Tây Bắc và được chế biến chủ yếu từ nội tạng động vật. Điểm chung này khiến nhiều người bị nhầm lẫn chúng với nhau. Để phân biệt thắng cố và nậm pịa, bạn đọc có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí so sánh Nậm pịa Thắng cố
Đặc sản tỉnh nào? Mộc Châu, Sơn La. Bắc Hà, Hà Giang.
Nguồn gốc Có nguồn gốc từ Quý Châu, Trung Quốc và biết đến qua các chế biến của đồng bào dân tộc Thái. Có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và biết đến qua cách chế biến của người H’Mông.
Nguyên liệu Pịa, nội tạng động vật cỏ và các gia vị vùng cao. Nội tạng động vật ăn cỏ và các gia vị vùng cao. Thắng cố không có pịa.

Nậm pịa không bắt mắt và có mùi nồng của nội tạng động vật. Tuy nhiên, nếu cảm nhận kỹ thì món ăn này có hương vị đặc trưng, cuốn hút và rất đáng thưởng thức. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ pịa là gì, nậm pịa là gì và cách chế biến món ăn này chuẩn bị Tây Bắc nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *