Kiến thức về hình tròn và công thức tính chu vi hình tròn được đưa vào giảng dạy trong chương trình Toán lớp 5. Vậy thì hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu và ôn luyện trong bài viết này nhé!
Contents
Hình tròn là gì?
Hình tròn là hình gồm có các điểm nằm trên đường tròn và nằm bên trong đường tròn đó.
- Bán hình của hình tròn: Thường được ký hiệu là r, đây là đoạn thẳng nối từ tâm đến một điểm bất kỳ nằm trên đường tròn. Ví dụ như trong hình minh họa, các đoạn thẳng OM, OA, OB được gọi là bán kính của hình tròn.
- Đường kính của hình tròn: Đây là đoạn thẳng nối 2 điểm bất kỳ trên đường tròn và đi qua tâm O. Đường kính thường được kí hiệu là d. Trong hình tròn, đường kính có độ dài gấp 2 lần bán kính. Trong hình minh họa, AB chính là đường kính của hình tròn.
Công thức tính chu vi hình tròn lớp 5
Chu vi hình tròn là gì? Chu vi hình tròn (độ dài đường tròn) là đường biên giới hạn của hình tròn. Vậy muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào?
Sách giáo khoa lớp 5, bài 62, trang 97 98 đã chia sẻ về cách tính chu vi hình tròn như sau: Muốn tính chu vi hình tròn, ta lấy 2 lần bán kính nhân với số pi hoặc lấy đường kính nhân với số pi.
Công thức:
C = 2rπ hoặc C = dπ
(C: Chu vi hình tròn, r: bán hình hình tròn; d: đường kính hình tròn; π: thường lấy giá trị bằng 3.14)

Ngoài ra, ta cũng có thể tính chu vi hình tròn khi biết diện tích của hình tròn đó. Cụ thể như sau:
Công thức tính diện tích của hình tròn:
Áp dụng vào công thức tính chu vi hình tròn trên, ta có:
Bài viết tham khảo: Toàn bộ kiến thức về công thức, cách tính chu vi hình tam giác
Các dạng bài tập liên quan đến chu vi hình tròn
Dạng 1: Tính chu vi hình tròn có bán kính r
Công thức áp dụng:
C = 2rπ
Ví dụ: Hãy tính chu vi của hình tròn có bán kính bằng 5cm?
Lời giải:
Chu vi của hình tròn trên là:
C = 2rπ = 2 × 5 × 3.14 = 31.4 cm
Dạng 2: Tính chu vi của hình tròn khi biết bán kính
Công thức áp dụng:
C = dπ
Ví dụ: Tính chu vi của hình tròn có đường kính 10cm?
Lời giải:
Chu vi của hình tròn trên là:
C = dπ = 10 × 3.14 = 31.4 cm
Dạng 3: Tính bán kính hoặc đường kính của hình tròn khi biết chu vi
Ví dụ: Độ dài đường tròn là 51cm. Hãy xác định bán kính và đường kính của hình tròn đó?
Lời giải:
Độ dài đường tròn là 51cm => C = 51cm
Mà C = 2rπ
=> Bán kính hình tròn: r = C : 2π = 51 : (2 × 3.14) = 8.12 cm
=> Đường kính hình tròn: d = 2r = 2 × 8.12 = 16.24 cm
Dạng 4: Tính chu vi hình tròn khi biết diện tích
Công thức áp dụng:
Ví dụ: Một hình tròn có diện tích 31cm2. Hãy tính chu của hình tròn đó?
Lời giải:
Chu vi của hình tròn đó là:
Dạng 5: Bài toán có lời văn
Ví dụ 1: Hoa đi một vòng quanh chiếc hồ hết 875 bước. Mỗi bước chân của Hoa dài 3dm. Biết rằng Hoa đi sát vào mép hồ, hãy tính bán kính hồ nước đó?
Lời giải:
Hoa đã đi quãng đường dài: 3 × 875 = 2625 dm
Như vậy, chu vi của hồ nước đó là C = 2625 dm
Mà C = dπ
=> d = C : π = 2625 : 3.14 = 836 dm
=> Bán kính của hồ nước đó là:
r = d : 2 = 836 : 2 = 418 dm
Ví dụ 2: Cho hình tròn có tâm O và đường kính AB bằng 12cm. Hãy tính chu vi của hình tròn tâm O, hình tròn tâm M và hình tròn tâm N?
Lời giải:
Chu vi của hình tròn tâm O là:
C (O) = dπ = 12 × 3.14 = 37.68 (cm)
Bán kính hình tròn tâm O là:
r = OA = OB = AB/2 = 12/2 = 6 (cm)
Xét hình tròn tâm M có đường kính AO, ta có:
C (M) = AO × 3.14 = 6 × 3.14 = 18.84 (cm)
Tương tự, ta có chu vi đường tròn tâm N, đường kính OB như sau:
C (N) = OB × 3.14 = 6 × 3.14 = 18.84 (cm)
Bài viết tham khảo: Tổng hợp các công thức tính diện tích hình vuông
Chắc hẳn với những thông tin chia sẻ trên bạn đã nắm công thức tính chu vi hình tròn rồi phải không? Đừng quên luyện tập mỗi ngày để ghi nhớ công thức và hiểu rõ bản chất vấn đề hơn nữa nhé. Bên cạnh đó, mình cũng đã sưu tầm một bài thơ về cách tính chu vi và diện tích hình tròn, hy vọng với bài thơ vui này sẽ giúp các bạn có thể ghi nhớ công thức dễ dàng và lâu hơn nhé!
“Hình tròn diện tích đơn giản
Bình phương bán kính ta nhân ngay vào
Ba phảy mười bốn phía sau
Chu vi cũng dễ tính mau bạn à
Đường kính ta lấy nhân ra
Ba phảy mười bốn, thế là đã xong.”