Ngôn ngữ tiếng Việt rất đa dạng, phức tạp và dễ gây hiểu lầm, trong đó phải kể đến từ đồng âm và từ đồng nghĩa. Vậy từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau ôn luyện lại qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
- Ôn tập kiến thức về từ đồng âm
- Ôn tập kiến thức từ đồng nghĩa
- Phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ đa nghĩa
- Bài tập về từ đồng âm, từ đồng nghĩa
- Ví dụ 1: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?
- Ví dụ 2: Trong các từ sau đây, từ nào không đồng nghĩa với từ nhi đồng?
- Ví dụ 3: Hãy cho biết các từ dưới đây là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa.
- Ví dụ 4: Hãy phân biệt các từ đồng âm sau đây và đặt câu.
- Ví dụ 5: Hãy phân biệt sắc thái nghĩa của các từ đồng nghĩa sau đây:
- Ví dụ 6: Hãy cho biết trong các nhóm từ sau đây, từ nào khác những từ còn lại?
- Ví dụ 7: Hãy tìm từ khác nghĩa trong dãy từ dưới đây và đặt tên chung cho nhóm đó?
- Ví dụ 8: Hãy chọn từ ngữ thích hợp nhất điền vào những câu văn dưới đây?
Ôn tập kiến thức về từ đồng âm
Từ đồng âm là gì?
Trước khi tìm hiểu thế nào là từ đồng âm, chúng ta sẽ cùng xem qua ví dụ sau đây:
“Kiến bò lên đĩa thịt bò”
=> Trong ví dụ trên, từ “bò” thứ nhất là động từ, chỉ hành động của con kiến.
Từ “bò” thứ hai là một danh từ chỉ sự vật, đó là một con vật, có 4 chân, được dùng làm thực phẩm cho con người.
Vậy khái niệm từ đồng âm là gì?
Từ đồng âm là những từ có cách viết, cách phát âm giống nhau nhưng khác xa nhau về nghĩa. Nghĩa của chúng không có bất kỳ sự liên quan nào đến nhau. Do vậy, muốn hiểu được ý nghĩa đầy đủ, ta phải đặt từ đó vào một hoàn cảnh cụ thể.
Trong tiếng Việt, các từ đồng âm xuất hiện rất nhiều và được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày.

Ví dụ từ đồng âm
- Đường kính hình tròn là 10cm.
- Giá đường kính ngày càng tăng.
=> Từ “đường kính” trong ví dụ đầu tiên có nghĩa là một đoạn thẳng, đi qua tâm và nối hai điểm của đường tròn.
Từ “đường kính” thứ hai là một loại thực phẩm của con người. Cụ thể đó là đường đã được tinh tế từ mía, có màu trắng hoặc vàng và có vị ngọt đặc trưng.
Bài viết tham khảo: Dấu hai chấm có tác dụng gì? Phân biệt dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
Tác dụng của từ đồng âm là gì?
Các từ đồng âm được sử dụng nhằm mục đích tạo hiệu quả nghệ thuật cho sự diễn đạt. Đó có thể là sự hài hước, thú vị, liên tưởng bất ngờ hoặc châm biếm, chế giễu,… Trong văn học, người ta gọi đó là nghệ thuật chơi chữ bằng từ đồng âm.
Ví dụ:
- Con ngựa đá con ngựa đá.
- Ruồi đậu trên đĩa xôi đậu.
Phân loại từ đồng âm
Từ đồng âm được chia thành 2 loại:
- Đồng âm cùng từ loại: Chúng có cách phát âm, cách đọc, cách viết giống nhau và cùng từ loại nhưng khác nghĩa.
Ví dụ: Ba tôi đi chợ mua ba cái bánh. => Hai từ “ba” đều giống nhau về thanh, cách viết, từ loại (cùng là danh từ) nhưng khác nghĩa. Từ “ba” đầu tiên chỉ bố – người đã sinh ra ta. Từ “ba” thứ hai là danh từ chỉ số lượng.
- Đồng âm khác từ loại: Những từ này có cách đọc, phát âm giống nhau. Nhưng chúng khác nghĩa và khác từ loại, có thể 1 từ là động từ; từ còn lại sẽ là danh từ hoặc tính từ.
Ví dụ: “Nam bị cốc đầu” (động từ) và “Chiếc cốc bị vỡ” (danh từ).

Cách sử dụng từ đồng âm
Từ đồng âm là gì? Đó là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác xa nhau về nghĩa. Do vậy khi giao tiếp, chúng ta cần phải đặt nó trong một ngữ cảnh cụ thể để tránh hiểu sai, hiểu nhầm ý nghĩa của người viết, người nói. Cần phải suy luận, xét từ đó trong những ngữ cảnh khác nhau để hiểu rõ ý nghĩa của chúng.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên dùng từ đồng âm để giao tiếp với người lớn, người lạ. Bởi như vậy là rất bất lịch sử. Ngoài ra, khi dùng từ đồng âm, chúng ta có thể thêm các thành phần phụ để giải thích, giúp người đọc, người nghe hiểu rõ ý nghĩa của câu nói đó hơn, tránh những hiểu lầm không đáng có.
Ví dụ như câu nói: “Đem cá về kho” chúng ta có thể hiểu theo 2 cách hiểu sau:
- Thứ nhất: Chỉ một hoạt động chế biến thức ăn => Đem cá về mà kho.
- Thứ hai: Chỉ nơi lưu trữ, cất giữ hàng hóa, nguyên liệu. => Đem cá về để nhập vào kho.
Ôn tập kiến thức từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là gì?
Để hiểu rõ khái niệm từ đồng nghĩa là gì, mời các bạn cùng quan sát ví dụ sau:
- Quả mít kia to vậy!
- Chị ơi, bán cho em mấy trái xoài.
=> Trong 2 ví dụ trên, cả “trái” và “quả” đều có nghĩa là chỉ một bộ phận do bầu nhụy hoa phát triển, bên trong thường có hạt. Như vậy “trái” và “quả” là hai từ đồng nghĩa.
Từ đó, ta có định nghĩa về từ đồng nghĩa như sau: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc tương tự nhau (gần giống nhau). Nhưng về mặt hình thức và ngữ âm (cách phát âm) lại không giống nhau.

Ví dụ về từ đồng nghĩa
- Các từ đồng nghĩa với tổ quốc như: quê hương, quốc gia, nhà nước, đất nước, giang sơn.
- Từ đồng nghĩa với tự nhiên: bẩm sinh, di truyền, bản năng, vốn có,…
- Từ đồng nghĩa với nhi đồng: trẻ con, thiếu niên, con nít, con nhãi, nhóc con, trẻ ranh, trẻ thơ,…
- Từ đồng nghĩa với từ anh hùng: gan dạ, anh dũng, dũng cảm, gan lì,…
- Từ đồng nghĩa với từ ăn: xơi, hốc, chén,…
Công dụng của từ đồng nghĩa là gì?
- Từ đồng nghĩa thể hiện đặc trưng vùng, miền. Ví dụ: Ở miền Bắc, người ta gọi là “quả” nhưng miền Nam lại gọi là “trái”. Hay miền Bắc gọi là “quả dứa” nhưng miền Nam gọi là “trái thơm”, miền Bắc gọi là “rau mùi” nhưng miền Nam gọi là “ngò rí”,…
- Trong văn viết, từ đồng nghĩa được dùng như một biện pháp nói giảm, nói tránh hoặc thể hiện sắc thái trang trọng hơn. Ví dụ, thay vì nói là “chết” (mang sắc thái nặng nề, đau buồn) thì chúng ta nói là “từ trần” (cách nói nhẹ nhàng, trang trọng, giảm bớt sự đau buồn cho gia quyến).
- Dùng từ đồng nghĩa còn giúp câu nói, câu văn trở nên đa dạng hơn, không bị mắc lỗi lặp từ.
Có bao nhiêu loại từ đồng nghĩa?
Có 2 loại từ đồng nghĩa, là:
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Đó là những từ có ý nghĩa giống nhau hoàn toàn, mang sắc thái trung hòa. Khi giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng thay thế cho nhau.
Ví dụ: con heo – con lợn, trái – quả,….
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng vẫn khác phần nào về thái độ, cách diễn đạt, trình bày. Vì vậy, chúng không thể thay thế cho nhau khi giao tiếp.
Ví dụ: ch.ết, toi mạng, h.y si.nh đều là những từ đồng nghĩa. Tuy nhiên, chúng lại được dùng trong những trường hợp khác nhau.
Chúng ta có thể nói: “Chú công an đã h.y si.nh khi bắt t.ộ.i ph.ạm m.a t.ú.y” chứ không nên nói: “Ông ấy đã h.y si.nh vì tuổi già”.

Phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ đa nghĩa
Điểm giống và khác nhau giữa từ đồng âm và từ đa nghĩa
Từ đồng âm | Từ đa nghĩa (từ nhiều nghĩa) | |
Giống nhau | Đều có hình thức giống nhau, tức là có cách viết và cách phát âm giống nhau. | |
Khác nhau | Nghĩa khác xa nhau. | Các nghĩa có mối liên hệ nhất định với nhau dựa trên biện pháp ẩn dụ hoặc hoán dụ. |
Ví dụ |
=> chín 1: Báo hiệu một mùa thu hoạch đã đến. |
“Mùa xuân là tết trồng cây làm cho đất nước càng ngày càng xuân” => xuân 1: Có nghĩa là một mùa trong năm, đó là mùa xuân. |
So sánh từ đồng âm và từ đồng nghĩa?
Cách phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa cũng khá đơn giản, các bạn chỉ cần nắm rõ khái niệm từ đồng âm là gì, từ đồng nghĩa là gì là có thể phân biệt.
Từ đồng âm | Từ đồng nghĩa | |
Đặc điểm |
|
|
Ví dụ | “Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”
=> “Lợi” đầu tiên là danh từ, chỉ một bộ phận trên cơ thể, có tác dụng bảo vệ, cố định răng. |
Từ đồng nghĩa với từ thông minh: sáng tạo, sáng dạ, khôn ngoan,…
Từ đồng nghĩa với từ siêng năng: chăm chỉ, chịu khó, cần cù,…. Từ đồng nghĩa với từ rộng rãi: mênh mông, bát ngát,… |
Bài tập về từ đồng âm, từ đồng nghĩa
Ví dụ 1: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?
- Ăn cỗ, ăn bám, ăn diện, ăn chơi.
- Đánh đàn, đánh luống, đánh nhau, đánh mìn.
- Ngựa lồng, lồng lộn, lồng chim.
=> Chọn đáp án số 3.
Ví dụ 2: Trong các từ sau đây, từ nào không đồng nghĩa với từ nhi đồng?
- Trẻ tuổi
- Con trẻ
- Trẻ con
- Trẻ em
=> Chọn đáp án số 1.
Ví dụ 3: Hãy cho biết các từ dưới đây là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa.
- Món chè này nhiều đường quá! Ăn ngọt lịm!
- Chú thợ điện đang sửa đường dây điện bị cháy.
- Ngoài đường, xe cộ đi lại đông đúc.
Lời giải:
- Đường 1: Đây là chất kết tinh từ củ cải đường hoặc mía, có vị ngọt.
- Đường 2: Là vật làm phương tiện dẫn truyền.
- Đường 3: Lối đi nhất định được tạo ra để di chuyển từ điểm này đến điểm kia
=> Đường 3 và đường 2 là từ nhiều nghĩa.
Đường 2 và đường 3 là từ đồng âm với đường 1.
Ví dụ 4: Hãy phân biệt các từ đồng âm sau đây và đặt câu.
Cánh đồng, một nghìn đồng và tượng đồng.
Lời giải:
Giải thích nghĩa:
- Cánh đồng: Đây là khoảng đất rất rộng, bằng phẳng, được người dân dùng để trồng trọt, cày cấy.
- Một nghìn đồng: Đây là đơn vị tiền tệ ở Việt Nam.
- Tượng đồng: Kim loại có màu đỏ, dễ kéo sợi, dát mỏng, chủ yếu được dùng để làm dây điện.
Đặt câu:
- Cánh đồng lúa xanh mơn mởn.
- Tiền thừa của cậu là một nghìn đồng.
- Bố mua cho em một chiếc tượng đồng rất đẹp!
Ví dụ 5: Hãy phân biệt sắc thái nghĩa của các từ đồng nghĩa sau đây:
- Thảm cỏ xanh ngắt.
- Tháng Tám mùa thu xanh thắm.
- Suối dài xanh mướt nương ngô.
- Một vùng cỏ xanh rì
Lời giải:
- Một màu xanh trải dài trên diện rộng.
- Màu xanh tươi đằm thắm.
- Xanh tươi mỡ màng.
- Xanh đều và đậm như màu cây cỏ rậm rạp.
Ví dụ 6: Hãy cho biết trong các nhóm từ sau đây, từ nào khác những từ còn lại?
- Tổ quốc, nước nhà, đất nước, nước non, tổ tiên, giang sơn.
- Quê quán, quê mùa, quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, quê cha đất tổ,
Lời giải:
- Tổ tiên
- Quê mùa
Ví dụ 7: Hãy tìm từ khác nghĩa trong dãy từ dưới đây và đặt tên chung cho nhóm đó?
- Thợ cấy, nông dân, nhà nông, thợ gặt, thợ rèn.
- Kỹ sư, giáo viên, nhà văn, giáo sư, nghiên cứu, nhà vật lý học.
Lời giải:
- Từ lạc: Thợ rèn
Tên nhóm: Những từ chỉ người nông dân. - – Từ lạc: nghiên cứu
Tên nhóm: Những từ chỉ giới tri thức.
Ví dụ 8: Hãy chọn từ ngữ thích hợp nhất điền vào những câu văn dưới đây?
- Anh ấy (ch.ết, ngỏm, h.i si.nh) …. vì t.a.i n.ạ.n.
- Cảnh vật ở đây thật (vắng lặng, im lìm, yên tĩnh)…
- Câu văn cần được (bào, gọt dũa, đẽo) … cho súc tích.
- Dòng sông chảy rất (hiền hậu, hiền hòa, hiền từ)….
- Mấy cây phượng nở hoa (đỏ chói, đỏ ửng, đỏ hoe) … cả một góc trời.
Lời giải:
- ch.ết
- yên tĩnh
- gọt dũa
- hiền hòa
- đỏ chói
Trên đây là bài viết chia sẻ từ đồng âm là gì, từ đồng nghĩa là gì và một số kiến thức liên quan. Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn học sinh trong quá trình ôn tập!
Bài viết tham khảo: Ấn Độ thuộc châu nào? Ấn Độ bao nhiêu dân? Giải đáp về Ấn Độ