Bả chó – một trong những hình thức trộm chó được các tên “cẩu tặc” sử dụng. Vậy bạn có biết bả chó là gì không? Thành phần của bả chó là gì? Giải pháp xử lý chó bị dính bả là gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Contents
Bả chó là gì?
Bả chó (bả) là cách gọi chung của 1 loại thuốc độc có thể làm chết chó. Cẩu tặc thường dùng bả để trộn vào trong các loại thức ăn hàng ngày như: thịt, cơm, lòng… để hại chết chó hoặc là những loại thú cưng khác.
Bả chó được làm từ gì? Bả chó hiện nay thì thường được sản xuất từ 2 chất hóa học quen thuộc, đó là lưu huỳnh và xyanua. Trong đó thì xyanua là một chất được xếp vào loại kịch độc, chỉ cần 1 lượng rất nhỏ (khoảng 100mg) là đã có thể giết chết một chú chó trưởng thành.
Ngoài ra thì người ta còn dùng hạt ba đậu (mần để) để chế tạo nên bả. Đây cũng là loại độc nổi tiếng trong Đông y. Nó có thể làm chết thú cưng chỉ bằng một liều lượng rất nhỏ từ 2 – 3 gam.
Bả chó được chia ra làm nhiều loại với nồng độ cũng như thành phần chất độc khác nhau.Vì vậy mà cơ chế tác dụng của chúng cũng sẽ thay đổi theo từng loại. Tuy nhiên, điểm chung của các loại bả này là hầu hết đều gây phá hủy hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa của chó.
Dấu hiệu nhận thấy chó đã ăn phải bả
Bình thường nếu những chú chó ăn phải bả thì độc tính trong mồi sẽ ngấm dần và phát tán rất nhanh. Chỉ sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng thì độc tố sẽ phát tác. Nếu như không được phát hiện và xử lý kịp thì chú chó đó sẽ chết ngay lập tức. Những tín hiệu cho thấy chú chó đã ăn trúng phải bả như sau:
- Trúng độc nhẹ: Ăn trúng bả chó ở mức độ nhẹ sẽ không làm cho chú chó chết ngay được mà độc tính này sẽ tồn đọng trong cơ thể gây ra suy nhược thần kinh và dần dần sẽ phá hủy nội tạng. Biểu hiện dễ thấy nhất đó là chúng không còn sức sống, lừ đừ, mệt mỏi và chỉ nằm yên một chỗ. Với một số chó con thì sức khỏe vẫn còn yếu nên khi ăn bả nhẹ cũng khiến nó có thể mất mạng ngay.
- Trúng độc nặng: Đối với trường hợp nhiễm độc nặng hơn thì chó sẽ có dấu hiệu rõ ràng hơn như: Co giật, nhe răng, thở gấp, mắt trợn ngược, đi đứng lảo đảo; thậm chí nghiêm trọng hơn là nôn ra máu và sau đó mất mạng.
Giải pháp xử lý chó bị trúng bả
Xử lý tại chỗ
Thú cưng sau khi ăn phải bả sẽ nhanh chóng bị tê liệt hệ hô hấp, thần kinh và dẫn đến cái chết rất nhanh. Vì vậy mà bạn cần nắm rõ cách xử lý và sơ cứu khi cần thiết. Đầu tiên bạn hãy xác định chính xác xem thời gian chó bị đánh bả là lúc nào. Nếu như chỉ vừa mới trúng độc trong thời gian ngắn và có cách sơ cứu đúng thì khả năng có thể cứu sống lên đến 80%.
Cách để làm giảm lượng độc có trong cơ thể chó nhanh nhất lúc này đó chính là gây nôn. Bạn có thể áp dụng 1 vài bí quyết dưới đây:
- Trộn 1 cái trứng gà sống cùng với muối ăn và đổ vào miệng chó. Hỗn hợp này có mùi tanh và rất nhớt nên sẽ làm chó ghê cổ và nhanh chóng nôn hết các chất trong dạ dày ra.
- Nếu như ở nhà bạn có sẵn oxy già thì bạn hãy sử dụng loại nước này để gây nôn. Tuy nhiên oxy già khá có hại cho cơ thể vì vậy mà bạn cần sử dụng đúng liều lượng là 1 muỗng cà phê/5kg.
- Pha khoảng 2 muỗng đường trắng với nước sạch rồi cho chó uống. Trong lúc đó thì kết hợp nhấn nhẹ vào phần dưới xương sườn để kích thích chó nôn nhanh hơn.
Sau khi đã gây nôn xong thì bạn có thể bù nước lại cho chó bằng cách cho uống dung dịch Oresol hoặc là nước muối đường với tỷ lệ là 9:1 càng nhiều càng tốt.
Đưa đến bệnh viện thú y ở gần nhất
Ngay khi bạn phát hiện chó bị trúng bả thì hãy hít thật sâu để cơ thể lấy lại được bình tĩnh. Bởi chỉ có như thế thì bạn mới nhớ được cách chữa trị cho chó dính bả một cách đúng nhất. Hãy đưa chú chó của bạn tới bệnh viện thú y gần nhất hoặc xa thì bạn cũng có thể gọi điện thoại cho bên thú ý để nhận được hướng dẫn xử lý cụ thể, chi tiết.
Huấn luyện chó không ăn bậy như thế nào?
Chó từ 4 – 5 tháng tuổi là giai đoạn huấn luyện chó tốt nhất bởi giai đoạn này chó chưa hình thành bất cứ thói quen nào. Việc huấn luyện chó cần rất nhiều thời gian nên bạn cũng cần phải kiên trì để mang lại kết quả tốt nhất:
- Cần tập thói quen ăn uống đúng chỗ cho chó. Bạn phải có đồ đựng thức ăn cho chó và chỉ cho chó ăn thức ăn đựng trong đó. Bạn nên đặt ở nơi cố định như: góc bếp, góc sân hoặc trong chuồng…
- Dạy chó thói quen khi ăn không bị rơi vãi. Việc này sẽ giúp chó không ăn những thức ăn bậy bạ ngoại trừ những thức ăn trong chỗ đựng thức ăn hằng ngày.
XEM THÊM:
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến bả chó là gì. Hy vọng rằng với những kiến thức này sẽ giúp bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ thú cưng của mình. Hơn nữa, hãy chú ý huấn luyện thật tốt để chó có đủ khả năng bảo vệ mình, tránh gặp phải những tai nạn không đáng có.