Brief là gì? Cách để design Brief chất lượng | Các Brief mẫu

Brief là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông. Tuy nhiên, với những người ngoại đạo thì thật là khó để hiểu rõ Brief là gì? Nếu bạn cũng đang mông lung về khái niệm này thì hãy theo dõi thông tin chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé! 

Brief là gì? 

Brief được hiểu là bản định hướng sáng tạo, bản yêu cầu sáng tạo, bản mô tả thông tin và các yêu cầu công việc. Hay nói cách khác, Brief là bảng tóm tắt mà khách hàng (client) cung cấp cho công ty dịch vụ Marketing (Agency); trong đó chứa đựng nhiều nhiều thông tin cô đọng, cần thiết giúp Agency có thể hiểu được yêu cầu của họ. 

brief là gì
Brief có nghĩa là gì?

Brief có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, lời nói. Tuy nhiên, bảng tóm tắt được thể hiện bằng powerpoint sẽ trực quan hơn và cung cấp đầy đủ thông tin nhất!

Bài viết tham khảo: IB là gì? Giải đáp nghĩa của từ IB trên Facebook & các MXH khác

In Brief là gì? 

Đây là (mục) tin ngắn, tóm tắt. Thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh tế. 

Có mấy loại Brief? 

Một bản Brief không chỉ truyền đạt thông tin đầy đủ, cần thiết mà còn giúp truyền cảm hứng sáng tạo cho bên Agency. Hiện nay, có 2 loại Brief chính là: Communication Brief và Creative Brief.

Communication Brief nghĩa là gì?

Đây là bản tóm tắt sử dụng giữa khách hàng và bộ phận Account của Agency. Communication Brief sẽ trả lời đầy đủ các câu hỏi What, Why, Where, How, Who liên quan đến nhãn hàng, thương hiệu, hoặc sản phẩm của khách hàng để Agency có thể nắm bắt được thông tin cơ bản nhất và đưa ra chiến lược phù hợp. 

  • Project: Mục đích chiến dịch
  • Client: Tên công ty hoặc đơn vị chủ đầu tư
  • Brand: Thông tin về thương hiệu, gồm có các nội dung sau: Thông tin giới thiệu, đặc trưng thương hiệu, hoạt động quảng bá trong quá khứ. 
  • Project Description: Mô tả các yêu cầu của dự án
  • Brand Background: Bao gồm các thông tin nền tảng như: thị trường, khó khăn thương hiệu đang gặp phải, đối thủ cạnh tranh,…. 
  • Objectives: Mục đích của hoạt động truyền thông, có thể là: tăng doanh thu, tăng nhận diện thương hiệu, tái định vị lại thương hiệu,… 
  • Target Audience: Đối tượng mục tiêu nhằm tới, có thể là: Tâm lý, nhân khẩu học, hành vi,… 
  • Message: Nội dung thông điệp truyền thông  chính. 
  • Coverage: Địa bàn, phạm vi thực hiện chiến dịch. 
  • Budget: Đưa ra ngân sách dự kiến cho chiến dịch. 
  • Timing: Thời gian để hai bên gặp nhau và trình bày ý tưởng đầu tiên. 

Creative Brief là gì? 

Đây là bản tóm tắt nội bộ do Account của Agency viết cho Creative Team nhằm cung cấp thông tin, yêu cầu về dự án cũng như truyền động lực, kích thích sự sáng tạo để Creative Team thực hiện dự án một cách tốt nhất. Nội dung của Creative Brief gồm có: 

  • Job Description: Mô tả các hạng mục công việc cụ thể của Creative. 
  • Target Audience: Các thông tin về khách hàng mục tiêu. 
  • Single – Minded – Proposition (SMP): Điểm đặc biệt của sản phẩm có khả năng tác động mạnh đến tâm lý, hành vi của tập khách hàng mục tiêu. 
  • Key Response: Mục tiêu hành động của khách hàng sau khi chiến dịch được triển khai, có thể là: dùng thử dịch vụ, mua hàng hay quan tâm, bàn tán về sản phẩm,…. 
  • Desired Brand Character: Cảm nhận của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. 
  • Budget: Ngân sách dự của chiến dịch. 
brief là gì
Creative Brief là bản tóm tắt nội bộ mà Account viết cho Creative team

Tầm quan trọng của Brief

Hiểu rõ yêu cầu khách hàng là điều cực kỳ quan trọng đối với mỗi Agency trong bất kỳ chiến dịch Marketing nào. Vì vậy, Brief được coi là cánh cửa đầu tiên đưa Agency vào mê cung các yêu cầu của khách hàng. Nếu như không có bản Brief chi tiết, đầy đủ thì Agency rất khó để triển khai dự án theo yêu cầu của khách hàng. Điều này làm tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của Agency và Client. 

Những yếu tố tạo nên bản Brief chuẩn

Khi design Brief (thiết kế bản tóm tắt), bạn cần phải chú ý các vấn đề sau:

Ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu

Có lẽ thách thức lớn nhất là giữ cho bản tóm tắt vừa xúc tích, ngắn gọn mà còn phải thật dễ hiểu. Để giúp chiến dịch của bạn được hoàn thành một cách tốt nhất, hãy bắt đầu với các khối thông tin quan trọng cần thể hiện trong bản Brief. Sau đó, hãy đặt ra mục tiêu cũng như trách nhiệm cụ thể cho từng nội dung. Điều này khá quan trọng giúp bạn tạo nên bản Brief hoàn chỉnh khi design. 

Để làm được điều đó, bạn cần giải quyết tốt 3 câu hỏi sau:

  • Vấn đề nào cần được giải quyết?
  • Đối tượng mục tiêu là gì? Họ có mong muốn hay nhu cầu gì?
  • Sản phẩm hay dịch vụ nào sẽ giải quyết được nhu cầu cốt lõi của khách hàng. 

Đưa ra mục tiêu thực hiện dự án

Khi design Brief cho dự án, bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ về chiến lược cũng như mục tiêu của mình. 

  • Tại sao bạn cần phải thực hiện dự án này?
  • Bạn hy vọng, mong muốn sẽ đạt được điều gì? 
  • Mục tiêu khi thực hiện là gì?
  • Những vấn đề cần giải quyết?…

Ví dụ bạn bắt đầu kinh doanh shop bán thức ăn, phụ kiện dành cho thú cưng và muốn đo lường kết quả thông qua lượt tương tác. Chi tiết này sẽ giúp bên triển khai chiến dịch hiểu được mục tiêu của bạn và đưa ra giải pháp phù hợp. 

bản yêu cầu sáng tạo
Các nhân tố quan trọng tạo nên bản Brief chuẩn

Liệt kê tất cả các bên liên quan chính

Một bản tóm tắt sáng tạo nên chỉ rõ ai là người dẫn dắt và ai sẽ là người kết nối trực tiếp khi nảy sinh vấn đề. Đừng để mọi người phải tốn nhiều thời gian để đoán xem họ sẽ phải liên lạc với ai, hãy liệt kê hết tất các bên liên quan trong bản Brief để rõ ràng các nhiệm vụ. 

Xác định đối thủ cạnh tranh

Bạn cần phải xác định rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai? Có thể tổng quan về bối cảnh cạnh tranh, xu hướng thị trường hoặc điều kiện thị trường đang ảnh hưởng đến ngành của bạn. Đặc biệt đừng bỏ qua yếu tố đối thủ của bạn đã và đang làm gì để tạo nên sự khác biệt mới so với những đối thủ khác trong ngành.

Đưa ra thời gian

Mốc thời gian là nhân tố quan trọng và cần phải được trình bày rõ trong bản tóm tắt. Nếu không thể đưa ra một ngày cụ thể, người design Brief nên đưa ra một mốc thời gian cụ thể bởi mỗi hạng mục cần có deadline. Điều này là tín hiệu giúp các đồng nghiệp cần phải nhanh chóng hoàn thành công việc và nhận thức được rằng nếu một bước nào đó bị trì hoãn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của dự án. 

Ngân sách hợp lý

Ngân sách đóng vai trò khá quan trọng khi lập Brief. Hãy nhớ rằng sẽ luôn có những điều bất ngờ phát sinh trong quá trình làm việc nên hãy tạo ngân sách dư lên so với kế hoạch dự kiến.  

Cách viết Brief 

Tùy theo mục đích thực hiện mà mỗi dự án sẽ có cách trình này khác nhau. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng tham khảo bản Brief mẫu dưới đây: 

Yêu cầu thực hiện

  • Sản xuất 1 TVC dài 30 giây. 
  • Poster, advertorial, Online Banner. 

Thông tin cơ bản về dự án

  • Thương hiệu máy giặt X muốn giới thiệu sản phẩm mới qua chương trình chăm sóc khách hàng tại 3 thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. 
  • Nội dung: Những khách hàng đang sử dụng model Y, Z của thương hiệu X sẽ được đổi máy giặt mới miễn phí hoặc được tài trợ 50% hoặc được nhận quà tặng có giá trị.
  • Thời hạn chương trình: 2 tháng
  • Mọi thắc mắc được giải đáp qua số Hotline.

Thông tin sản phẩm

  • Về thiết kế
  • Các phụ kiện đi kèm.
  • Giá thành, công dụng và các mẫu mã.

Thông tin thị trường

  • Thương hiệu X có độ nhận diện thương hiệu cao trên thị trường.
  • Đối thủ cạnh tranh: L, T, H
  • So với đối thủ, sản phẩm của thương hiệu X có giá thành cao hơn. 
  • Hệ thống phân phối và bảo hành của thương hiệu X rộng khắp các thành phố lớn. 

Mục tiêu quảng cáo

  • Giới thiệu chương trình chăm sóc khách hàng của thương hiệu. 
  • Tạo sự gắn kết chặt chẽ với khách hàng cũ. 

Khách hàng mục tiêu

  • Nữ giới trong độ tuổi từ 25 – 45, đã có gia đình. 
  • Thu nhập mức trung bình – khá trở lên, có khả năng quyết định chi tiêu. 
  • Là người phụ nữ hiện đại, luôn quan tâm và chăm sóc gia đình. 

Thông điệp truyền tải

Hãy kiểm tra xem máy giặt của gia đình bạn hãng gì? Nếu là X thì hãy nhanh chóng ghi lại model và liên hệ ngay đến chúng tôi!

Các thông tin bổ trợ

  • X là thương hiệu uy tín, có độ phủ sóng rộng khắp cả nước. 
  • X có đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm.

Cách yêu cầu bắt buộc

  • Có hình ảnh sản phẩm. 
  • Cho thấy sự bền bỉ của sản phẩm.
  • Slogan:

Hình ảnh thương hiệu muốn đặt tới

  • Sự đổi mới
  • Sự thân thiện
  • Tính bền bỉ. 

Thời gian thực hiện

Bài viết tham khảo: Proposal là gì? Cách viết proposal để thu hút nhà đầu tư

Với một bản Brief được đầu tư kỹ lưỡng sẽ giúp đối tác hiểu rõ hơn về dự án và mang lại kết quả tốt nhất. Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ Brief là gì. 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *