Proposal là gì? Cách viết proposal để thu hút nhà đầu tư

Một bản Proposal hoàn hảo được xem là vũ khí tối thượng giúp bạn thu hút nhà đầu tư hiệu quả. Vậy Proposal là gì? Cách viết Proposal như thế nào để gây ấn tượng với nhà đầu tư? Bài viết hôm nay của supperclean.vn sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin quan trọng về Proposal, mời các bạn cùng tham khảo!

Proposal là gì?

Proposal được hiểu là bản đề xuất. Đây là một dạng nội dung được sử dụng để trình bày ý tưởng thiết kế, hình ảnh, phương án triển khai… và các thông tin liên quan đến một dự án, sự kiện hoặc công trình nào đó mong muốn được thực hiện. Hiểu một cách đơn giản hơn, Proposal là hình thức trình bày ý tưởng đến khách hàng hoặc đối tác làm ăn nhằm thu hút sự chú ý của họ về dự án của bạn. Phần nội dung này có thể trình bày bằng văn bản, Excel hoặc Powerpoint; miễn sao người xem có thể tiếp cận được nội dung mà bạn muốn gửi gắm một cách cụ thể, đầy đủ.   

proposal là gì
Proposal nghĩa là gì?

Bài viết tham khảo: Brief là gì? Cách để design Brief chất lượng | Các Brief mẫu

Vai trò của Proposal là gì?

Bản đề được thiết kế với nhiều mục đích khác nhau như: marketing, Proposal xin tài trợ, tìm đối tác kinh doanh, nhà đầu tư,… Tuy nhiên, mục đích cốt lõi vẫn là truyền tải thông điệp, ý tưởng đến các đối tượng quan tâm để thu hút sự quan tâm, chú ý của họ. Bởi vậy, Proposal đóng vai trò cực kỳ quan trọng, được xem như cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa agency với khách hàng. Nó quyết định trực tiếp đến quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên. 

Ngoài ra, Proposal giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường và làm mình nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. 

Cấu trúc của Proposal hoàn chỉnh gồm nội dung gì?

Phần giới thiệu

Đây là phần mở đầu của Proposal, nơi bạn gửi những thông tin cơ bản nhất đến người đọc. Thông qua nó mà người xem có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn về những nội dung chuẩn bị được tiếp nhận. 

Thông thường, phần giới thiệu sẽ bao gồm các nội dung sau: Tên dự án, người thực hiện, mục đích chính của Proposal là gì, nội dung và khung khái quát chương trình, thông tin liên hệ,… Đặc biệt, để thu hút sự chú ý và kích thích sự tò mò của người xem, bạn cần phải tạo một title ngắn gọn và thật hấp dẫn. 

Khách hàng là trung tâm

Đây là nội dung tạo nên sự khác biệt và thành công cho Proposal. Cốt lõi của một Proposal chất lượng là giải quyết các vấn đề của khách hàng. Để làm được điều này, bạn cần phải show ra những thứ họ sẽ nhận được và cho thấy những lợi ích khả thi, thiết thực. Tuyệt đối không vẽ ra những điều xa vời, viển vông bởi điều này có thể khiến khách hàng nghi ngờ về khả năng của bạn. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để biết họ muốn gì và cần gì:

  • Lý do thực hiện chương trình.
  • Lợi ích của khách hàng sẽ nhận được khi tham gia. 
  • Thời gian, địa điểm thực hiện. 
proposal là gì
Cấu trúc của một bản đề xuất

Đề xuất với khách hàng

Đây cũng là một phần khá quan trọng; quyết định xem Proposal của bạn có giá trị hay không. Bạn cần phải trình bày ý tưởng và đưa ra giải pháp tối ưu để thuyết phục khách hàng. Hãy luôn nhớ rằng những đề xuất đó phải mang tính khách quan và phù hợp với nhãn hàng. 

Tùy từng loại Proposal mà phần nội dung này sẽ được trình bày khác nhau. Ví dụ với những Proposal đơn giản, bạn nên tóm tắt nội dung, đưa ra những giải pháp dễ hiểu và nhớ đính kèm theo bảng giá. Ngược lại, với những Proposal có tính chuyên sâu, có thể xây dựng các nội dung riêng như: kế hoạch bán hàng (sales plan), subcontractor (nhà thầu), kế hoạch marketing (marketing plan), đội nhóm (teamwork),… 

Kinh nghiệm, chuyên môn của công ty bạn

Đây là phần thông tin cuối cùng trong Proposal. Ở phần này, hãy cho khách hàng biết rằng bạn là lựa chọn tốt nhất dành cho họ chứ không phải bất kỳ ai khác ngoài kia. Để chứng minh năng lực của bản thân, hãy đưa ra các thông tin cụ thể như: lịch sử hình thành, mô hình nhân sự, các dự án đã thực hiện thành công, giải thưởng,… Khi các thông số này càng đẹp thì khả năng thuyết phục khách hàng sẽ càng cao. 

Đặc biệt, hãy tập trung vào nhu cầu của khách hàng để đưa ra chiến lược giúp khách hàng thực hiện nhu cầu đó một cách tốt nhất!

Hướng dẫn chi tiết về cách viết Proposal chuẩn 

Bước 1: Xác định đúng đối tượng mục tiêu

Chìa khóa giúp Proposal thành công chính là tính thuyết phục và hiệu quả. Để làm được điều này, bạn cần phải tìm cách làm sao để thu hút và gây sự tò mò cho độc giả của mình. Hãy đặt mình vào vị trí của độc giả và trả lời các câu hỏi như:

  • Ai là người đọc Proposal của bạn?
  • Khách hàng quan tâm đến những vấn đề gì?
  • Nên trình bày, dùng từ ngữ như thế nào cho phù hợp với các đối tượng khách hàng mục tiêu?…

Trả lời được những câu hỏi trên cũng là cách để bạn tập trung vào ý tưởng của mình và trình bày nó một cách hiệu quả nhất. 

Bước 2: Xác định vấn đề mà Proposal sẽ giải quyết

  • Who: Đề xuất sẽ gây ảnh hưởng đến đối tượng nào?
  • What: Lý do khiến bạn làm bản đề xuất này là gì?

Bạn cần phải chỉ ra được vấn đề mà khách hàng đang quan tâm hoặc đang gặp phải. Có như vậy thì bạn mới có thể thuyết phục được người đọc rằng bạn là người phù hợp với bất kỳ người nào khác. 

Bước 3: Đưa ra giải pháp

  • How: Cách giải quyết vấn đề như thế nào? Chi tiết từng bước.
  • Who: Xác định nhân sự cần và nêu rõ kinh nghiệm của họ để tăng sức thuyết phục cho bản đề xuất. 

Ở bước này, bạn cần giải thích chi tiết từng bước thực hiện để thuyết phục độc giả. Lưu ý, nên đánh mạnh vào tính hợp lý, tính khả thi của giải pháp; đưa ra thời gian thực hiện, mục tiêu và mức ngân sách cụ thể.  

proposal là gì
Cách viết Proposal

Bước 4: Kết luận 

Một lần nữa tổng quan về mục đích, chi phí và các lợi ích của bản đề xuất. Đồng thời, hãy gửi lời cảm ơn đến nhưng độc giả đã dành thời gian đọc Proposal của bạn. Cuối cùng, đừng quên đính kèm thông tin liên lạc để khách hàng có thể dễ dàng liên hệ và phản hồi lại đề xuất của bạn!

Bí quyết thiết kế Proposal đẹp, ấn tượng

Để Proposal của bạn trở nên hấp dẫn và ghi điểm trong mắt khách hàng, đối tác thì không nên bỏ qua 6 tips dưới đây: 

  • Làm nó trở nên “đậm đà hơn”: Đừng chỉ mỗi copy paste, nhất là với những dự án có nhiều nét tương đồng thì bạn càng phải tìm ra điểm khác biệt và biến nó trở nên nổi bật hơn.  
  • Tập trung vào việc tạo nên cuộc hội thoại cởi mở và lịch sự: Bạn có thể đưa ra đánh giá tổng quan về mối quan hệ với khách hàng để lựa chọn giọng điệu phù hợp cho bản Proposal của mình. 
  • Đặt câu hỏi: Những câu hỏi khơi gợi ý kiến xuyên suốt bản Proposal là điểm cộng giúp thu hút khách hàng. Điều này khiến khách hàng cảm thấy bạn không chỉ tập trung vào việc trình bày ý tưởng mà còn đánh giá cao ý kiến, đóng góp của người nghe.
  • Thấu hiểu tâm lý người đọc: Bạn nên cố gắng thể hiện sự đồng cảm của mình với đối phương một cách khéo léo, thấu hiểu những điều họ đã trải qua và đồng quan điểm với họ. Nếu có thể, hãy đưa ra những sở thích chung, lợi ích chung hoặc mối quan tâm chung của cả hai để khơi gợi sự thân thiết bắt đầu từ Proposal.
proposal là gì
Bí quyết thiết kế Proposal ấn tượng
  • Mang lại giá trị: Điều quan trọng nhất mà khách hàng tìm kiếm ở Proposal chính là những giá trị, lợi ích mà họ có thể nhận được. Bạn có thể xây dựng niềm tin bằng cách đưa ra các nhận xét của khách hàng cũ; đưa ra tiến cử, gợi ý từ bên thứ 3,… Tuy nhiên, không nên kể chi tiết mà nên trình bày bằng các hình thức khác nhau như: video, hình ảnh,… sẽ hấp dẫn hơn.  
  • Rà soát nhiều lần: Thực tế, có rất nhiều bản Proposal bị từ chối do mắc lỗi chính tả, câu từ lộn xộn,… Bạn nên nhớ rằng, Proposal không chỉ thể hiện ý tưởng mà còn cho thấy cách làm việc của doanh nghiệp bạn. Vì vậy, nên rà soát và chỉnh sửa chỉn chu trước khi giao nó đến tay khách hàng nhé!

Các sai lầm thường gặp khi thiết kế Proposal

Không gây hứng thú với khách hàng

Nếu các đề xuất của bạn không đủ sức hút để giữ chân của khách hàng tiềm năng thì họ sẽ không bao giờ dành thêm thời gian để suy nghĩ về bạn. Điều này sẽ khiến cho bất kỳ mối quan hệ kinh doanh tiềm năng nào đều dễ bị “chết yểu” trước khi nó được bắt đầu. 

Hiện nay, hầu hết các đề xuất tiếp thị trên thị trường đều quá tham lam nội dung, thừa thãi nhiều chi tiết. Điều này khiến khách hàng có xu hướng loại bỏ ngay lập tức đề xuất của bạn; họ sẽ nhanh chóng quên nó và chuyển sang đề xuất tiếp theo. Vì vậy, hãy lưu ý điều này nhé!

Quá tập trung vào kinh nghiệm và đối tác của bản thân

Chia sẻ về các kỹ năng, thành tựu, giải thưởng của bạn trong quá khứ là một nỗ lực hấp dẫn để gây ấn tượng với khách hàng. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng và không biết cách trình bày sẽ khiến bản đề xuất của bạn bị mất điểm trong mắt khách hàng. 

Hơn nữa, những đề xuất tập trung chủ yếu vào chuyên môn của nhà cung cấp sẽ khiến khách hàng cảm nhận nội dung không xác thực và có vẻ chẳng liên quan gì đến họ cả. Vì vậy, để có một Proposal thành công, bạn nên tập trung giải đáp thắc mắc: khách hàng sẽ được lợi gì từ những đề xuất này chứ không phải là khoe mẽ những chiến tích trong quá khứ. 

Cấu trúc đề xuất và cách trình bày không hợp lý

Ngay cả khi thông tin phù hợp nhưng nếu thông tin đó không được trình bày hợp lý, rõ ràng thì các đề xuất tiếp thị vẫn không thể thu hút và thuyết phục được khách hàng. Để có một Proposal  ấn tượng và gây ấn tượng mạnh, bạn nên tập trung giải quyết các vấn đề như: 

  • Nên trình bày những gì về đề xuất của mình?
  • Không nên trình bày điều gì?
  • Làm sao để liên kết các ý trong đề xuất để thu hút khách hàng?

Khi trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và hạn chế sự thất vọng từ phía khách, đối tác của mình. Đồng thời giúp các đề xuất của bạn có tính thuyết phục hơn.

Bài viết tham khảo: Cardio là gì? Các bài tập Cardio giảm mỡ cho cả nam và nữ

Một số mẫu Proposal đẹp

bản đề xuất
Proposal event mẫu
bản đề xuất
Mẫu proposal dự án
bản đề xuất
Proposal mẫu hay

Trên đây là thông tin chia sẻ về Proposal là gì và cách viết bản đề xuất hiệu quả. Hy vọng bài viết trên của supperclean.vn sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *