Cả nể là gì? Biểu hiện, tác hại và cách chữa “bệnh” cả nể

Cả nể – căn bệnh mà nhiều người mắc phải, gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bạn. Vậy bạn có biết cả nể là gì không? Dấu hiệu nhận biết người có tính cả nể là gì? Tác hại và cách cải thiện bệnh này như thế nào? Mời bạn đọc cùng với chúng tôi khám phá ngay sau đây nhé!

Cả nể là gì?

Nghĩa của từ cả nể là gì?

Cả nể chính là việc nể nang, không muốn làm phật ý mọi người xung quanh. Từ cả nể còn gần nghĩa với từ bao che, nhận trách nhiệm và xem công việc của người khác chính là công việc của mình.

Cả nể - nể nang, không muốn phật lòng người khác
Cả nể – nể nang, không muốn phật lòng người khác

Người có tính cả nể là gì? 

Người có tính cả nể là những người thường xuyên nhận làm các công việc mà người khác né tránh. Họ để cho người khác lấn lướt, bước qua ranh giới mà bản thân đã đặt ra mà không hề lên tiếng về điều này. 

Người cả nể thường tự xem sự bất mãn của người khác chính là vấn đề của bản thân mình. Họ luôn tự làm tổn thương chính mình chỉ để làm hài lòng những người khác, giúp cho họ được vui vẻ. Cũng chính vì vậy mà người cả nể rất dễ bị những kẻ xấu lợi dụng. Thậm chí, người cả nể tại nơi làm việc còn cố nhường nhịn và muốn làm vừa lòng các đồng nghiệp khác. Điều này khiến cho họ ít khi nhận được sự tôn trọng từ mọi người xung quanh.

Biểu hiện của người có tính cả nể là gì?

  • Giả vờ đồng ý với mọi người: Việc chúng ta lắng nghe ý kiến của người khác là một kỹ năng mềm quan trọng và sẽ mang đến nhiều lợi ích cho chúng ta. Tuy nhiên, người cả nể thì lại có xu hướng ép bản thân mình phải đồng tình, ủng hộ mọi thứ mà người khác đưa ra; ngay cả khi gặp một ý kiến trái ngược lại với quan điểm của bản thân họ. Mục đích của hành vi này chính là bổi họ muốn giữ mối quan hệ hòa hợp, tốt đẹp với mọi người xung quanh.
Người cả nể luôn đồng ý với ý kiến của mọi người
Người cả nể luôn đồng ý với ý kiến của mọi người
  • Tự nhận trách nhiệm với cảm xúc của người khác: Sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người xung quanh là một giá trị được xã hội khuyến khích. Tuy nhiên với những người cả nể thì họ thường rất quan tâm đến cảm nhận của người khác. Họ luôn trong trạng thái lo lắng khi bạn bè, đồng nghiệp hay người thân của mình đang buồn hoặc gặp vấn đề gì đó. Họ luôn cho rằng bản thân mình phải có trách nhiệm với tâm trạng và cảm xúc của mọi người. 
  • Không biết cách từ chối: Dấu hiệu điển hình nhất ở những người có tính cả nể đó là không bao giờ biết nói lời từ chối. Với mọi lời mời hay lời đề nghị của người khác thì họ đều cảm thấy rất ngại và day dứt khi bản thân từ chối. Nguyên nhân là vì họ sợ làm người khác buồn hoặc nghĩ họ là người sống ích kỷ, thiếu hoà đồng. 
Người cả nể không biết từ chối
Người cả nể không biết từ chối
  • Cảm thấy khó chịu nếu như làm ai đó giận: Khi thấy một ai đó nổi giận thì những người cả nể thường sẽ cảm thấy không thể chịu đựng được nên sẽ tìm mọi cách để có thể xoa dịu cơn nóng giận của họ. Bởi vì hay để ý đến cảm nhận và tâm trạng của người khác nên người cả nể cũng thường thấy khó chịu khi làm ai đó tức giận. 
Người cả nể bỏ qua cảm xúc của bản thân
Người cả nể bỏ qua cảm xúc của bản thân
  • Bỏ qua cảm xúc của bản thân: Người cả nể thì thường rất hay để tâm đến suy nghĩ cũng như lời nói của người khác. Họ rất sợ bị đánh giá hoặc là nhận xét không tốt về bản thân mình. Vì vậy mà họ thường phủ nhận những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân mình ngay cả khi đang bị tổn thương. 
  • Thường xuyên xin lỗi: Việc đổ lỗi cho bản thân và nói lời xin lỗi thường xuyên cũng là một trong những dấu hiệu tiêu biểu của người có tính cả nể. Người cả nể sẽ luôn cảm thấy có lỗi với tất cả những sai lầm từ lớn đến nhỏ mà họ gây ra. 
Người cả nể luôn trong tình trạng quá tải
Người cả nể luôn trong tình trạng quá tải
  • Cảm thấy quá tải vì những việc bản thân phải làm: Người cả nể có thể thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải bởi vì phần lớn lịch trình của họ là những công việc mà người khác nhờ vả. Họ đồng ý làm những công việc đó chỉ vì mong muốn có thể làm hài lòng tất cả mọi người. 
  • Làm theo hành động của mọi người: Con người thường thể hiện quan điểm sống của bản thân thông qua tính cách hoặc hành động trong mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên với những người cả nể thì họ thường có xu hướng đi ngược lại với những quan điểm sống của bản thân mình. Lý do là họ muốn làm cho mọi người xung quanh cảm thấy hài lòng và thoải mái nên họ thường bắt chước hành động cũng như suy nghĩ của những người xung quanh mà không dám thể hiện quan điểm của bản thân mình.
Người cả nể phụ thuộc vào lời khen, nhận định của người khác
Người cả nể phụ thuộc vào lời khen, nhận định của người khác
  • Cần khen ngợi để xác nhận: Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người có tính cả nể thì thường coi lời khen ngợi của người khác giống như một sự xác nhận về bản thân họ. Họ đặt giá trị của bản thân phụ thuộc vào những suy nghĩ hay là lời nói của người khác. Khi mà họ được khen ngợi thì họ cảm thấy rất hài lòng. Ngược lại, khi nhận những lời chê bai thì họ lại rơi vào trạng thái hoang mang và ủ dột.
  • Tránh xung đột bằng cách “đi đường vòng”: Xung đột là một trong những điều khó tránh khỏi trong cuộc sống của mỗi người. Nhưng trong mỗi cuộc tranh luận thì người cả nể thường không mong muốn hay thậm chí là không dám thể hiện quan điểm của bản thân mình. Họ thường có suy nghĩ “dĩ hoà vi quý” chỉ để mọi chuyện bớt rắc rối.

Tác hại của tính cả nể là gì?

Mất đi sự tự tin, khó kiểm soát cảm xúc

Những người có tính cả nể thường rất khó xác định được điều mà bản thân đang mong muốn là gì. Từ đó, khiến cho họ trở nên thiếu sự tự tin với những điều mà mình thực hiện bởi họ luôn phải bận lòng trước những suy nghĩ của mọi người xung quanh.

Tính cả nể khiến bản thân mất sự tự tin
Tính cả nể khiến bản thân mất sự tự tin

Bên cạnh đó thì những người mắc bệnh cả nể cũng khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của mình. Họ thường xuyên cảm thấy không thoải mái, stress, bực tức bởi vì bị quá tải. Tuy nhiên họ vẫn phải đè nén lại để làm hài lòng người khác. Khi phải sống và làm hộ, đặt suy nghĩ của người khác vào hành động của bản thân khiến cho người cả nể phải đảm nhiệm quá nhiều việc. Từ đó họ dần bỏ quên đi các vấn đề của mình đang gặp phải trong cuộc sống.

Dễ bị người khác lợi dụng

Những người cả nể luôn ngại phải từ chối, thậm chí là họ không biết cách phải từ chối như thế nào. Điều này vô hình chung làm họ bị những người xấu lợi dụng, sai khiến trong các trường hợp khác nhau. Bên cạnh đó nó còn làm cho họ bị đánh giá thấp về năng lực hay bị cho là người không có chính kiến cá nhân, yếu đuối, ai nói gì cũng nghe…

Người cả nể cứ sống mãi vì người khác mà không màng đến lợi ích của cá nhân hay cuộc sống của bản thân nếu như họ gặp người hiểu chuyện thì họ sẽ được đối phương trân trọng, tôn trọng. Nhưng ngược lại, nếu như gặp phải những người xấu, người không biết điều thì họ sẽ chẳng quan tâm đến cảm xúc hay nỗ lực của bạn mà chỉ xem đó chính là bổn phận, trách nhiệm mà bạn cần phải làm cho họ. Dần dần, họ sẽ không còn coi trọng sự cả nể của bạn nữa.

Xuất hiện tình trạng tiêu cực

Cả nể gây ra tình trạng tiêu cực cho bản thân
Cả nể gây ra tình trạng tiêu cực cho bản thân

Trong công việc thì những người có tính cách cả nể thường ngại từ chối và sợ gặp tai tiếng. Do đó họ sẽ luôn tìm những cách giải quyết tuy không đúng theo quy chuẩn chung nhưng lại làm vừa lòng người khác. Đó chính là chấp nhận những lời nhờ vả của người quen hoặc là những người có cấp bậc cao hơn để thực hiện những điều trái với quy định, nhờ vả ngoài luồng công việc…

Làm cách nào để bớt cả nể?

  • Học cách nói “không”
Bớt cả nể bằng cách nói “không”
Bớt cả nể bằng cách nói “không”

Một trong những cách để điều trị căn bệnh này là bạn phải học được cách nói “không” khi cần thiết. Bạn không cần phải tìm những lời biện minh cho sự từ chối của mình. Bạn chỉ cần nói rằng bạn không muốn thực hiện điều đó là được. Hãy học cách vượt qua nỗi sợ hãi, vượt qua những rào cản trong việc từ chối bắt đầu từ những vấn đề nhỏ nhặt nhất. Dần dần thì bạn sẽ quen với việc nói “không” và cảm thấy nó rất bình thường. 

  • Thể hiện quan điểm cá nhân

Việc thể hiện ý kiến hay quan điểm của bản thân không có gì là sai cả. Điều này cho thấy bản thân bạn là một cá thể độc lập và có những suy nghĩ, lựa chọn riêng.

Nếu như bạn cảm thấy mình đã làm quá nhiều vì một ai đó nhưng họ lại chưa làm gì hồi đáp lại thì cũng có thể là do bạn đã không cho họ biết bạn muốn gì và cần gì. Do đó nếu ai đó hỏi bạn hoặc cần ý kiến của bạn để ra một quyết định nào đó thì bạn hãy mạnh dạn nói lên quan điểm của mình nhé.

  • Làm gì đó cho bản thân
Để ý đến cảm xúc của bản thân
Để ý đến cảm xúc của bản thân

Hãy tập thói quen không nghĩ đến việc người khác nghĩ gì mà hãy suy nghĩ và làm những việc cho chính bản thân mình. Đừng để cho bản thân lúc nào cũng làm mọi việc theo cách của người khác. Những điều mà bạn thiết tha muốn làm cho bản thân mình thì hãy thực hiện nó ngay nhé.

  • Rèn luyện sự quyết đoán

Thường thì người cả nể hay bị thuyết phục, lôi kéo một cách quá dễ dàng. Sẽ tốt hơn nếu như chúng ta có thể rèn luyện để có được các kỹ năng tự chăm sóc bản thân, bao gồm cả khả năng quyết đoán. Trước khi đi đến một quyết định nào đó thì bạn có thể tham khảo ý kiến của mọi người. Nhưng quyết định cuối cùng vẫn là của chính bạn. Vậy nên chính bản thân bạn cần phải có sự quyết đoán trong việc lựa chọn để không cảm thấy hối hận về sau.

XEM THÊM: 

Như vậy bạn đã hiểu được cả nể là gì rồi đúng không nào? Cả nể là một thói quen không tốt. Nếu như bạn nhận thấy bản thân đang mắc phải căn bệnh này thì có thể tham khảo một số giải pháp ở trên nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *