Kiên định – một trong những phẩm chất đáng quý của con người; có tác động không nhỏ đến sự thành công hay thất bại của bạn. Vậy bạn hiểu kiên định là gì? Cung kiên định là gì? Và làm cách nào để cải thiện sự kiên định của bản thân?. Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Contents
Kiên định là gì?
Theo như từ điển tiếng Việt thì kiên định là giữ vững quyết định và tinh thần của bản thân mà không hề có sự do dự hoặc có ý muốn thay đổi. Dù có xảy ra các tác động thế nào đi chăng nữa thì cũng không dao động hay lung lay. Kiên định không tự nhiên mà có, kiên định là đức tính mà con người cần phải nỗ lực, cần kiên trì với mục tiêu và kế hoạch mà mình đã đặt ra.
Sự kiên định là yếu tố quan trọng để biến khát vọng của một cá nhân trở thành sự thực. Kiên định ở đây không đơn thuần là một đức tính, một loại khí phách hay một kỹ năng sống đáng được học hỏi. Kiên định còn là biểu hiện của thái độ sống tích cực, luôn nỗ lực để có thể phát triển. Kiên định đôi khi còn được xem là một trong các nhân tố quyết định đến sự thành bại của một người.
Cung kiên định là gì?
Các cung được sinh ra dưới tính chất kiên định bao gồm: Kim Ngưu, Sư Tử, Bọ Cạp và Bảo Bình. Những cung hoàng đạo thuộc nhóm này là lực lượng ổn định và đáng tin cậy nhất trong 12 cung hoàng đạo. Nó thường gắn liền với sức chịu đựng, sự bền bỉ và quyết tâm không khuất phục trước những khó khăn, thử thách.
Tính chất của cung hoàng đạo thuộc nhóm kiên định là đại diện cho đỉnh của mỗi mùa. Điều này cũng góp phần làm tăng thêm bản chất kiên định của họ. Những cá nhân được sinh ra dưới tính chất kiên định được biết đến là những người có ý chí mạnh mẽ và quyết đoán.
Vì vậy mà họ thường sở hữu ý thức mạnh mẽ về mục đích cũng như định hướng cuộc đời. Họ còn được biết đến với khả năng kiên định khi đối mặt với những nghịch cảnh. Do đó họ được coi là những người đáng tin cậy nhất.
Tuy nhiên những cung hoàng đạo thuộc nhóm này đôi khi lại bướng bỉnh, thiếu linh hoạt và không chịu thay đổi ý định hoặc hướng đi của mình. Điều này có thể gây ra những mâu thuẫn, cãi vã với người khác.
Cách rèn luyện sự kiên định là gì?
Bước ra vùng an toàn của bản thân
Thực tế cho thấy vùng an toàn chính là một điểm cản trở rất lớn giữa bạn và sự kiên định. Nếu như bạn cứ nằm an phận ở vùng an toàn của mình thì bạn sẽ không thể nào khám phá ra được những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Vì vậy bạn đừng bao giờ hài lòng với vị trí hiện tại của mình và ngại việc bứt phá năng lực của bản thân.
Thiết lập kỷ luật khi theo đuổi các mục tiêu
Một điểm quan trọng không thể thiếu trong kiên định đó chính là kỷ luật. Đây là điểm quan trọng trong kiên định mà không phải bất cứ ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên nhờ tính kỷ luật này bạn mới có thể đạt được những điều mà bản thân mong muốn.
Ban đầu khi mới bước vào hành trình xây dựng sự kiên định thì bạn cần vượt qua được những thử thách cơ bản trước. Ví dụ như: bỏ tính ngủ nướng, hoạt động thể chất tính cực hay nâng cao dinh dưỡng trong các bữa ăn thay vì ăn vặt…
Bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để xây dựng tính kỷ luật, sự kiên định cho bản thân như:
- Đặt ra các mục tiêu cụ thể từ những việc nhỏ nhất. Ví dụ như đi ngủ lúc 22 giờ và dậy lúc 6 giờ thay vì đi ngủ lúc 24h và dậy lúc 9h; luyện tập giãn cơ bằng các động tác yoga thay vì nằm mãi ở trên giường…
- Thiết lập cho bản thân quỹ thời gian biểu. Chú ý ưu tiên các việc cần làm trước để giúp bạn đạt được mục tiêu chính.
- Hãy dán những mảnh giấy nhớ ghi những điều mà bạn cần lưu tâm ở quanh tường nhà hay góc làm việc.
- Hãy luôn tin tưởng vào năng lực của bản thân và động viên bản thân không chùn bước trước những khó khăn, thử thách.
- Hãy tự dành tặng cho bản thân mình những món quà nhỏ khi bạn đạt được mục tiêu nhất định nào đó.
Thay đổi tư duy của bản thân
- Dành thời gian nhất định để thay đổi
Để thay đổi một thói quen là điều rất khó khăn nên cần phải có quá trình thực tế. Hãy dành một khoảng thời gian nhất định để cho phép bản thân mình phải thay đổi. Tất nhiên là bạn sẽ không phải thay đổi hàng loạt mà bạn có thể thay đổi từng thói quen và đặt ra khoảng thời gian cụ thể cho nó.
Thông thường thì sẽ mất khoảng 3 – 4 tuần kiên trì để thay đổi thành thói quen đó. Vậy nên bạn hãy cố gắng bởi đó cũng là quãng thời gian không quá dài để giúp bạn trở nên tiến bộ hơn.
- Thiết lập ranh giới cho các mối quan hệ xung quanh
Những mối quan hệ xung quanh bạn có ảnh hưởng nhất định tới quá trình rèn luyện tính kiên định. Vì vậy hãy thiết lập cho từng mối quan hệ một ranh giới nhất định. Đừng vì sĩ diện hay là vì một lý do không chính đáng nào đó mà gật đầu đối với tất cả các công việc mà những mối quan hệ của bạn nhờ giúp. Hãy để cho bản thân bạn được có những ranh giới nhất định giữa công việc và cuộc sống thường ngày.
- Tạo bức tường kiên cố trong hệ tư tưởng
Để có được tính kiên định là điều không hề dễ dàng. Bạn cần phải có cho mình một bức tường thành kiên cố trong hệ tư tưởng để bạn có thể phân biệt những cám dỗ và công việc chính đáng. Từ đó sẽ có những chọn lọc nhất định về những ý kiến, góp ý và phê bình của những người xung quanh đối với bạn.
Bạn cũng cần phải tự bảo vệ những chính kiến của bản thân mình trước những sự thay đổi và trước những tác động từ bên ngoài. Có như vậy thì mục tiêu lớn của bạn mới không bị ảnh hưởng, giúp bạn đạt được điều mà mình đang mong muốn.
- Không suy nghĩ tiêu cực
Nếu như bạn cứ để những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong tư duy của mình thì nó sẽ là liều thuốc độc hại bạn từ từ. Vậy nên bạn cần phá vỡ những suy nghĩ tiêu cực trong quá trình rèn luyện tính kiên định của mình.
Hãy luôn để bản thân suy nghĩ theo chiều hướng tích cực; không để những suy nghĩ tiêu cực này xen lẫn vào trong đầu bạn. Việc suy nghĩ tới kết quả trước khi hành xử sẽ giúp cho bạn có được góc độ nhìn nhận sự việc một cách đúng đắn nhất.
Biết dừng lại đúng lúc
Kiên định chính là không bao giờ bỏ cuộc nhưng nếu bạn không linh hoạt thì bạn sẽ cố chấp đi theo cái định lý muôn thuở nảy. Tuy nhiên những thứ mình đã cố gắng hết sức mà vẫn không thể nào có được thì bạn hãy dừng lại.
Đây cũng là cách mà những người thông minh và thành công họ thường xuyên sử dụng. Sự kiên định chỉ được phát huy một cách tốt nhất ở những người có tầm nhìn xa trông rộng. Bạn không thể bảo thủ dựa vào cái định lý của kiên định bởi vì nó cũng sẽ có những trường hợp ngoại lệ; cái chính là bạn có thể phân biệt được những trường hợp đó hay không.
Ranh giới của kiên định và cố chấp hay bảo thủ là rất mỏng manh. Một người cần phải đủ tỉnh táo, đủ thông minh thì mới có thể nhận ra được điều này. Suy xét mọi việc trước khi hành đồng; tính toán các khả năng bản thân có thể thực hiện; dự đoán được kết quả của nó là gì thì chắc chắn bạn sẽ thành công. Nhiều khi cố chấp chỉ khiến cho bạn mất thời gian và công sức mà thôi. Vậy nên hãy biết tự dừng lại đúng lúc và dành thời gian đó cho những kế hoạch tiếp theo nhé.
XEM THÊM:
Như vậy bạn đã hiểu được kiên định là gì rồi đúng không nào? Kiến định đóng vai trò quan trọng trong công việc và trong cuộc sống của mỗi người. Vì vậy mỗi cá nhân cần rèn luyện cho mình đức tính kiên định này để có thể đến gần hơn với thành công nhé.