Người Ai Cập cổ đại tin rằng tất cả mọi thứ trong cuộc đời này được cai quản bởi các vị thần. Vì vậy mà rất nhiều các đền thờ được được xây dựng với mong muốn nhận được sự phù hộ và che chở. Dưới đây là top các vị thần Ai Cập cổ đại được sùng bái nhất, mời quý bạn đọc cùng tham khảo!
Contents
Amun: Vị thần tối cao nhất
Thần Amun là một người đàn ông cầm búa và đội mũ miện dài. Trong thời kỳ văn minh sông Nile rực rỡ nhất, Ngài được ca tụng là “vua của các vị thần”.
Người dân Ai Cập cổ đại tin rằng thần Amun sẽ đem lại may mắn, công bằng và bảo vệ cuộc sống của họ. Đặc biệt, khi thần Amun kết hợp với thần mặt trời Ra thì sức mạnh còn được nâng lên rất nhiều lần. Hiện nay ở Ai Cập có cụm đền thờ nổi tiếng thờ thần Amun có tên là Karnak.
Mut: Nữ thần Mẹ
Trong tiếng Ai Cập, Mut mang nghĩa là “mẹ”. Đây là một trong các nữ thần Ai Cập được thờ cúng và sùng bái nhiều nhất. Trên đầu của nữ thần Mẹ đội 2 chiếc vương miện, một chiếc đại diện cho miền Hạ của Ai Cập, chiếc còn lại đại diện cho miền Thượng của Ai Cập.
Ra: Thần mặt trời và ánh sáng
Đây là một trong các vị thần Ai Cập có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nhiều người dân cổ đại có niềm tin mãnh liệt rằng thế giới này được tạo ra bởi thần Ra. Ngài có hình dáng nửa người, nửa chim ưng. Vì có ngoại hình khá giống với thần Horus nên người ta thường gọi ông với cái tên trìu mến: “Horus của đường chân trời”.
Osiris: Vua của sự sống
Ngài là con cả thần mặt đất Zeb và thần bầu trời Nut. Thần Osiris là người cai quản thế giới bên kia của con người; có nhiệm vụ bảo vệ con người, sinh vật và cây cối ở thế giới bên kia.
Thần Osiris có nước da màu xanh. Ông từng kết hôn với người chị gái của mình là Isis nhưng lại bị sát hại bởi em trai của mình – Seth. Rất may mắn, ông đã được Isis hóa phép cứu sống lại.
Sau này, con trai của ông là thần Horus đã báo thù giúp cha và lên ngôi vua. Còn ông thực hiện nhiệm vụ cai quản địa ngục và giúp các vị vua Pharaon an hưởng cuộc sống của thế giới bên kia.
Horus: Thần Phục Thù
Horus được biết đến là một trong số tên các vị thần Ai Cập nổi tiếng nhất thời cổ đại. Thần Horus mang hình dáng của con người nhưng đầu là chim ưng. Do vậy, ngài có thể nhìn mọi thứ xung quanh dưới con mắt tinh anh của loài chim ưng. Thần Horus đại diện cho sự sống, sức khỏe và sự tái sinh. Mắt phải của ngài có màu trắng, đại diện cho mặt trời; mắt trái có màu đen, là hiện diện của mặt trăng.
Anubis: Thần xác ướp của các vị thần
Anubis là vị thần giám sát việc ướp xác và dẫn dắt các linh hồn đến thế giới bên kia. Đồng thời, thần còn là biểu tượng của sự phục hưng và bảo vệ thi thể của người chết.
Biểu tượng của thần Anubis là người đàn ông cơ bắp với đầu chó rừng đen hoặc một con chó đen. Biểu tượng này có lẽ được bắt nguồn từ hình ảnh con chó rừng đi lang thang; thích đào bới, nhặt xác chết mới chôn. Ngày nay vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn liên quan đến thần Anubis mà chưa được lý giải.
Thoth: Thần trí thức và thông thái
Đây là một trong các vị thần Ai Cập đại diện cho kiến thức, sự thông thái và trí tuệ vô biên. Không chỉ vậy, Ngài còn là người ghi chép và giữ vai trò như một “trọng tài” giữa cuộc chiến ác – thiện của thế giới ngầm và ghi lại các phán quyết ở cổng Maat.
Hathor: Vị thần tình mẫu tử
Hathor là một trong các vị nữ thần Ai Cập xinh đẹp nhất. Người là con gái ruột của thần mặt trời Ra. Người dân Ai Cập cổ đại tin rằng thần Hathor sẽ mang lại phước lành cho phụ nữ và bầu và sau khi sinh; chăm sóc trẻ em và các bà mẹ, nuôi dưỡng những người sống và đưa tiễn người đã chết xuống địa ngục. Đồng thời, nàng cũng là người mang lại niềm vui và âm nhạc đến với mọi người.
Đặc biệt, thần Hathor còn có tính cách dịu dàng, cách cư xử từ tốn nên rất được người dân yêu quý và ca ngợi.
Sekhmet: Nữ thần chiến tranh
Thần Sekhmet có đầu hình sư tử, đại diện cho những quyền lực đen tối của Mặt Trời, là hình ảnh biểu tượng cho sự báo thù và chiến tranh. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của Người là bảo vệ chiếc đĩa Mặt Trời.
Thần Sekhmet luôn xuất hiện trong những bộ trang phục màu đỏ. Trong các trận chiến, bà được tôn là vị thần chiến tranh và luôn bảo vệ cho các Pharaoh. Người Ai Cập cổ đại tin rằng Sekhmet đã cứu cả nhân loại bằng cách uống hết máu ở sống Nin.
Geb: Thần Đất
Thần Geb là con của nữ thần độ ẩm Tefnut và thần không khí Shu, cháu của thần Amun. Là vị thần mặt đất, ông có nhiệm vụ gắn kết những thảm thực vật và mảnh nước ngầm phát triển trên cơ thể mình. Ông cũng có nhiệm vụ giữ lăng mộ và tham gia vào các phiên tòa xét xử ở Đại sảnh Maat. Những linh hồn độc ác, bị kết tội sẽ bị ông giam giữ vĩnh viễn trong lòng đất. Thần Geb được xem là vị thần tốt bụng, giúp ích rất nhiều cho con người.
Ngày nay, những câu chuyện huyền bí về các vị thần của Ai Cập được khai thác rất nhiều trong lĩnh vực giải trí. Điển hình nhất như bộ phim Các vị thần Ai Cập (Gods of Egypt) được Mỹ sản xuất năm 2016 đã thu hút sự chú ý của nhiều khán giả và thu về lợi nhuận ngoài mong đợi.
Phim kể về tên trộm Bek gia nhập cùng những vị thần Ai Cập để thực hiện nhiệm vụ đầy ma thuật. Để giành được chiến thắng, anh cần phải có sự trợ giúp của thần Horus để chống lại liên minh của thần Seth – người đã hại chết thần Osiris. Hành trình báo thù và phục sinh của thần Osiris là một điển tích thần thoại và là cuộc chiến nổi tiếng của các vị thần Ai Cập.
Ngoài ra, đề tài về các vị thần Ai Cập còn được khai thác thành trò chơi trực tuyến ngoài đời thực “Yu-Gi-Oh! Trading Card Game”.
Bài viết tham khảo: [Hướng dẫn] Cách đổi độ F sang độ C và ngược lại đúng nhất
Như vậy, có thể thấy rằng mỗi vị thần được sinh ra đều có nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng riêng. Mong rằng qua bài viết “Đâu là các vị thần Ai Cập nổi tiếng & được “sùng bái” nhất?” sẽ mang đến cho quý bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích về văn hóa của Ai Cập cổ đại xưa.