Cháu đích tôn là gì? Trách nhiệm và quyền thừa kế

Cháu đích tôn là gì? Theo quan niệm dân gian, đây là đứa cháu trai được sinh ra mang trọng trách lớn lao đối với công việc của gia đình và dòng họ. Vậy trách nhiệm và và quyền thừa kế của cháu đích tôn là gì? Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc nhé!

Cháu đích tôn là gì?

Theo từ điển Hán Nôm, cháu đích tôn là người con trai trưởng của trưởng nam. Tức là người con trai được sinh ra đầu tiên của con trai trưởng bên nhà nội.  Quan niệm cháu đích tôn được hình và duy trì qua nhiều thế hệ của người Việt Nam ta. Dần dần, nó hình thành tư tưởng buộc phải có con trai trong gia đình. Bởi con trai sẽ chịu trách nhiệm duy trì nòi giống và các công việc hệ trọng trong gia đình. Còn con gái sau khi lấy chồng phải sống theo gia đình nhà chồng. 

Cháu đich tôn là gì
Cháu đich tôn là gì

Trong trường hợp, nếu con trai trưởng hoặc người con trai đầu trong gia đình không sinh được con trai thì con trai của người con trai kế tiếp sẽ là cháu đích tôn. Bởi vậy, ta có thể giải thích khái niệm cháu đích tôn là cháu trai đầu tiên của gia đình.

Ví dụ, nhà ông An có 3 anh con trai. Anh cả có 2 đứa con gái, anh hai có 1 gái và 1 trai, anh ba có 2 anh con trai. Lúc này, cháu đích tôn sẽ là người con trai của anh thứ hai. 

Nguồn gốc của quan niệm cháu đích tôn là gì?

Theo quan niệm dân gian, cháu đích tôn được ví như đế lư hương. Bởi cái đế lư hương được dùng để thờ cúng tổ tiên và ông bà. Bởi vậy, gia đình mong chờ rất nhiều vào đứa cháu này để thờ phụng hương hỏa, hương khói cho tổ tiên. Trong khi đó, con gái lớn gả chồng, phải theo chồng nên khó có thể lo hương hỏa cho gia đình được. 

XEM THÊM: Văn bằng 2 là gì? Những thông tin cần biết về hệ văn bằng 2

Quyền lợi và trách nhiệm của cháu đích tôn là gì?

Quyền lợi

So với những đứa cháu khác, cháu đích tôn được ưu ái hơn về quyền lợi như:

  • Được ông bà yêu quý nhiều hơn
  • Hưởng điều kiện giáo dục tốt nhất trong khả năng kinh tế của gia đình. 
  • Thừa kế sản nghiệp, công việc kinh doanh của dòng tộc. 
  • Đứng đầu dòng họ khi ông và cha mất
  • Tham gia bàn luận, đóng góp ý kiến về các việc quan trọng của gia đình.
  • Có tiếng nói trong dòng họ
Nhận được tình cảm và sự chăm sóc nhiều hơn của ông bà
Nhận được tình cảm và sự chăm sóc nhiều hơn của ông bà

Trách nhiệm của cháu đích tôn

Từ định nghĩa cháu đích tôn là gì, ta có thể thấy rằng họ là người có vai trò quan trọng trong việc thờ cúng tổ tiên và quyết định các vấn đề trọng đại của gia đình. Vào thời xưa, cháu đích tôn sẽ sống cùng ông bà. Họ sẽ được giao quản lý gia đình, thay mặt gia đình giải quyết các vấn đề chung. 

Căn nhà mà cháu đích tôn sống cũng là ngôi nhà của ông bà, cha mẹ để lại. Đây là mảnh đất của tổ tiên, là nơi thờ cúng tổ tiên và họp mặt gia đình mỗi khi đến dịp giỗ, lễ tết hay các dịp quan trọng. 

Trong xã hội thời xưa, việc có cháu đích tôn là điều bắt buộc. Phải có cháu trai thì hương hỏa, dòng dõi gia đình mới được tiếp tục. Đây là một tư duy không tiến bộ và gây ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc nhiều gia đình, nhất là người phụ nữ. Hiện nay, quan niệm này đang dần được thay đổi nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi. 

XEM THÊM: Giờ hành chính là gì? Lợi ích khi làm giờ hành chính

Những áp lực vô hình từ quan niệm “cháu đích tôn”

  • Sự phân biệt đối xử của thế hệ làm nảy sinh sự ghen tỵ đối với những đứa cháu trong gia đình. Từ đó, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt, anh em sẵn sàng đấu đá, làm mọi thứ để tranh giành quyền lực. 
  • Cháu đích tôn phải gánh vác nhiều trọng trách lớn. Cuộc sống của họ là cuộc sống của cả dòng tộc nên họ khó có được cuộc sống mà mình mong muốn, phải sống trên ý muốn của gia đình. 
  • Tạo áp lực lớn trong chuyện sinh con đẻ cái. Nhất là các gia đình chỉ có duy nhất 1 người con trai thì áp lực lại càng lớn. Nhiều gia đình vì vợ không sinh được con trai nên cổ súy con chau ra ngoài tìm con riêng, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
  • Nhiều đứa cháu đích tôn vì được nuông chiều nên ăn chơi đàn đúm, hư hỏng, chỉ giỏi phá phách tài sản gia đình. 
  • Hệ lụy lớn nhất của cháu đích tôn là việc coi trong nam giới, kinh nữ giới. Điều này khiến nhiều gia đình quyết định chọn lọc giới tính cho trẻ, tốn kém nhiều tiền bạc mà còn dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính.

Quyền thừa kế cháu đích tôn

Thời xưa, cháu đích tôn được hưởng toàn bộ gia sản của dòng họ. Tuy nhiên hiện nay, với sự hiện thân của Pháp Luật, việc phân chia tài sản đã công bằng hơn rất nhiều. Cụ thể như sau: 

Có di chúc

Di chúc sẽ có hiệu lực kể từ lập di chúc. Khi đó, tài sản sẽ được phân chia theo di chúc của người lập (thường là ông bà). Nếu ông hoặc bà lập di chúc thể hiện cháu đích tôn được hưởng toàn bộ hoặc một phần tài sản nhất định thì họ sẽ có quyền được hưởng theo di chúc và được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, nếu cháu đích tôn từ chối nhận tài sản theo di chúc (quy định tại điều 620 BLDS 2015) hoặc rơi vào các trường hợp sau sẽ không được hưởng: 

  • Bị kết án về tội cố ý xâm phạm sức khỏe, thân thể hoặc hành hạ người để lại di chúc, gây ảnh hưởng đến thân thể, nhân phẩm và danh dự của họ. 
  • Vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại tài sản. 
  • Bị kết án về tội cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác để chiếm toàn bộ di sản mà cá nhân đó được hưởng. 
  • Có hành vi cưỡng ép, lừa dối hoặc ngăn cản người lập di chúc. 
  • Có hành vi giả mạo di chúc, tự ý hủy hoặc sửa chữa toàn bộ di chúc trái với ý của người lập di chúc. 

Lưu ý: Cháu đich tôn nếu rơi vào các trường hợp trên vẫn có thể được hưởng tài sản nếu người lập biết hành vi của họ nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc. 

Quyền được hưởng tài sản thừa kế của cháu đích tôn
Quyền được hưởng tài sản thừa kế của cháu đích tôn

Hưởng tài sản theo thừa kế pháp luật

Cách phân chia tài sản này sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau: 

  • Ông bà không lập di chúc
  • Di chúc không có giá trị pháp luật (không hợp pháp)
  • Người thừa kế theo di chúc đã mất trước hoặc mất cùng thời gian với người lập. 
  • Người được chỉ định làm người thừa kế từ chối nhận hoặc không có quyền. 

Nếu không bà không để lại di chúc cho cháu đích tôn thì sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật. Đó là:

– Thứ nhất: Chia quyền thừa kế theo các hàng thừa kế:

  • Hàng 1: Vợ/ chồng, cha/ mẹ đẻ, cha/ mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã mất.
  • Hàng 2: Ông/ bà nội ngoại, anh/ em ruột, cháu ruột của người đã mất. 
  • Hàng 3: Cụ nội/ ngoại, bác ruột, chú ruột, cô ruột,… của người đã mất. 

-Thứ hai: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng di sản như nhau.

– Thứ ba: Những người ở hàng sau chỉ được hưởng di sản nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã mất, từ chối, không có quyền hoặc bị truất quyền. 

Như vậy, cháu đích tôn là hàng thừa kế thứ hai. Đối tượng này chỉ được nhận khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất. Bên cạnh đó, theo cách phân chia này thì cháu đích tôn không được hưởng thừa kế di sản trực tiếp.

Ví dụ, ông bà bạn A mất nhưng không để lại di chúc. Ông bà có tất cả là 5 người con. Khi đó, tài sản của ông bà sẽ được chia đều có 5 người con và cháu đích tôn không có phần. Cháu đích tôn sẽ chỉ được nhận nếu cha của mình đã mất hoặc từ chối nhận. 

Đối với phần di sản sử dụng cho việc thờ cúng sẽ không chia thừa kế và cháu đích tôn sẽ được quản lý theo các trường hợp sau: 

  • Là người được chỉ định trong di chúc để thực hiện việc thờ cúng
  • Là người được những người thừa kế chọn làm người quản lý di sản thờ cúng. 
  • Tất cả những người thừa kế theo di sản đều đã mất và phần di sản sử dụng cho công việc thờ cúng do cháu đích tôn quản lý. 

XEM THÊM: Giá trị cốt lõi là gì? Tìm hiểu về giá trị cốt lõi đối với doanh nghiệp

Giải quyết tranh chấp quyền thừa kế của cháu đích tôn

Khi mâu thuẫn xảy ra, nếu các thành viên trong gia đình không thể tự thỏa thuận và giải quyết với nhau thì có thể khởi kiện ra tòa để được pháp luật bảo vệ: 

Cơ quản giải quyết

Quyền giải quyết tranh chấp thuộc về tòa án nhân dân huyện/ quận nơi có bất động sản đang bị tranh chấp. 

Thời hiệu thừa kế

  • Thời hiệu để những người thừa kế yêu cầu là 30 năm (đối với bất động sản), 10 năm (đối với động sản) kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu quá hạn trên thì di sản thuộc về người thừa kế đang chịu trách nhiệm quản lý di sản đó. 
  • Thời hiệu để người thừa kế bác bỏ quyền thừa kế của người khác hoặc xác nhận quyền thừa kế của bản thân là 10 năm, tính từ thời điểm mở thừa kế. 
  • Thời hiệu yêu cầu đối tượng thừa kế thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản của người đã mất là 3 năm bắt đầu từ thời điểm mở thừa kế. 

Đối tượng khởi kiện

Giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế của cháu đích tôn
Giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế của cháu đích tôn

Người bị xâm hại về quyền và lợi ích hợp pháp đều có thể gửi đơn khởi kiện lên tòa án có thẩm quyền để được giải quyết. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện dân sự theo mẫu
  • CCCD của người khởi kiện
  • Di chúc (nếu có)
  • Giấy chứng tử 
  • giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa đối tượng khởi kiện và người để lại di chúc. 
  • Giấy tờ kê khai di sản
  • Tài liệu và một số chứng từ khác liên quan. 

Hy vọng bài viết này của supperclean.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thằng cháu đích tôn là gì, trách nhiệm và quyền thừa kế của cháu đích tôn. Mọi câu hỏi thắc mắc xin vui lòng để lại vào bình luận cuối bài viết, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *