Chief operating officer là gì? Sự khác nhau giữa COO và CEO

Chắc hẳn bạn đều đã từng một lần nghe qua các chức danh như Giám đốc vận hành Chief Operating Officer (COO) hay Giám đốc điều hành Chief Executive Officer (CEO). Tuy nhiên, bạn lại chưa thực sự hiểu rõ Chief Operating Officer là gì và sự khác nhau giữa hai chức danh này ra sao. Vậy thì hãy cùng chúng tôi khám phá câu trả lời cho những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây.

Chief Operating Officer là gì?

Chief Operating Officer (viết tắt là COO), có nghĩa là giám đốc vận hành. Đây là một trong những lãnh đạo cao cấp của một tổ chức, chịu trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày của công ty và phải thường xuyên báo cáo với giám đốc điều hành cấp cao nhất, hay còn gọi là Giám đốc điều hành (CEO).

chief operating officer là gì
Chief Operating Officer là gì?

Vị trí này thường chỉ xuất hiện tại các công ty siêu lớn nhằm san sẻ bớt công việc cho CEO. Chính vì vậy, COO được xem là cánh tay phải của CEO, hỗ trợ CEO quản lý công tác nội bộ như thiết kế cấu trúc, thiết lập các chính sách, văn hóa và tầm nhìn cho doanh nghiệp cũng như quản lý hiệu quả công việc của các bộ phận trong quá trình thực hiện các chính sách, chiến lược đó. Tại một số công ty, COO thậm chí còn được CEO ủy quyền để quản lý mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng các chính sách và phương hướng kinh doanh theo đúng pháp luật, đạt kết quả cao. Với đặc thù công việc như vậy, người được bổ nhiệm giữ chức vụ này đòi hỏi phải là người và “nằm lòng” lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và có khả năng tổ chức, bao quát công việc siêu tốt.

Các đầu mục công việc chính của một COO Chief Operating Officer

Tiến hành khởi tạo các chiến lược và chính sách hoạt động của công ty

CEO sẽ không thể ra quyết định sáng suốt trong việc điều hành doanh nghiệp nếu không có sự cố vấn và hỗ trợ tuyệt vời của COO. Trong một số công việc như đưa ra các sứ mệnh, mục tiêu, văn hóa doanh nghiệp, COO giữ vai trò là một người cố vấn “có tâm” và “có tầm”, hỗ trợ thiết lập các bộ quy tắc ứng xử, nội quy, quy định của công ty, nhằm tạo ra một doanh nghiệp vận hành hiệu quả, ngày càng lớn mạnh.

Triển khai thực hiện các chiến lược do CEO đề xuất

Thông qua việc phân tích, dự đoán tình hình kinh doanh của công ty, COO cần cung cấp các số liệu và báo cáo nghiên cứu của mình để phục vụ cho những dự án quan trọng của doanh nghiệp.

COO cũng sẽ chịu trách nhiệm tiến hành các cuộc họp nhằm chỉ đạo các phòng ban thực hiện các chiến lược, phương án đầu tư kinh doanh đã được thông qua trước đó.

chief operating officer là gì
COO thường xuyên thực hiện các cuộc họp với các phòng ban

Ngoài ra, COO cần thực hiện các cuộc họp đầu tuần với các trưởng bộ phận để cùng CEO đánh giá tiến độ và chất lượng triển khai công việc trong một tuần, nhằm hỗ trợ tối đa cho các phòng ban thực hiện kế hoạch theo đúng định hướng, đạt tiêu chuẩn về thời lượng và chất lượng.

Giám sát và quản lý nguồn nhân lực doanh nghiệp

Nhân sự là yếu tố quyết định sự tồn tại của một tổ chức. Chính vì vậy, Chief Operating Officer giám đốc vận hành cần phối hợp chặt chẽ với giám đốc nhân sự (CHRO), theo dõi, quan sát tiến trình làm việc của nhân viên để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng nhân công. Đồng thời, nhà lãnh đạo cũng có thể tiến hành triển khai các kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự theo đợt hoặc theo nhu cầu của các dự án nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng làm việc của nhân viên, giúp doanh nghiệp gia tăng các chỉ số tăng trưởng.

Thêm vào đó, COO cũng cần làm việc với CFO (Giám đốc tài chính) để cân đối nguồn tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chế độ thưởng phạt hợp lý cho đội ngũ nhân sự.

Hơn nữa, COO cũng có nhiệm vụ xây dựng và triển khai các đợt đánh giá năng lực định kỳ cho nhân viên trong công ty nhằm điều chỉnh và tinh giản bộ máy nhân sự, tạo động lực giúp nhân viên thi đua làm việc vì sự phát triển chung.

Tạo cầu nối vững chắc và đáng tin cậy giữa nhân viên với tổ chức

Bài toán luân chuyển nhân sự luôn là bài toán khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp. Điều này có liên quan trực tiếp đến văn hóa doanh nghiệp. Thay vì đặt trách nhiệm này lên vai một mình Giám đốc nhân sự (CHRO), COO cũng cần tham gia vào việc động viên tinh thần làm việc của nhân viên như thiết kế chính sách khen thưởng hậu hĩnh cho các nhân viên có thành tích xuất sắc hay tổ chức các hoạt động teambuilding với mục đích gắn kết các thành viên trong tổ chức lại với nhau.

Chưa kể rằng, sự gắn kết này càng có ý nghĩa tích cực khi các nhóm cùng phối hợp làm việc với nhau giúp bảo đảm tiến độ chung của các dự án. Điều này không những giúp các nhân viên gia tăng động lực làm việc mà còn giúp họ đánh giá cao hơn ý nghĩa của tình đồng nghiệp – sức mạnh của tập thể – sức mạnh vô hình thúc đẩy doanh thu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đang mong muốn sở hữu.

Hai vị trí COO và CEO khác nhau như thế nào?

Chief Executive Officer là gì?

Chief Executive Officer (viết tắt CEO) được dịch sang tiếng Việt là Giám đốc điều hành.

Đây là chức danh có quyền hạn cao nhất trong công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề của công ty và các bộ phận, đồng thời cũng là người phải chịu trách nhiệm về tất cả kết quả kinh doanh của doanh nghiệp với Hội đồng quản trị. Trong các doanh nghiệp, CEO vừa là người đưa ra các chiến lược kinh doanh cũng như xây dựng các giải pháp thực thi chiến lược hiệu quả, vừa là người đại diện doanh nghiệp quảng bá các hoạt động truyền thông, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển, cạnh tranh với các đơn vị khác.

Sự khác nhau giữa COO và CEO

sự khác nhau giữa CEO và COO
CEO và COO có nhiều điểm khác biệt

Đều là hai chức danh quản lý cấp cao nên nếu như không có sự tìm hiểu kỹ càng thì rất nhiều người sẽ nhầm lẫn hai chức danh CEO và COO này.

Sự khác biệt đầu tiên của hai vị trí trên là ở vai trò. Nếu như CEO là người đứng đầu doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước mọi thành công hay thất bại của doanh nghiệp, thì COO lại là người hỗ trợ CEO trong việc vận hành các công việc hàng ngày của doanh nghiệp.

Thứ hai, chức năng của CEO là điều hành, phát triển doanh nghiệp ở tầm chiến lược, trong khi đó, COO có chức năng tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Nói cách khác, nếu như CEO là ông chủ thâu tóm toàn bộ quyền lực, ra quyết định tối cao thì COO lại đảm nhiệm công việc lặng thầm là thay mặt CEO làm việc với các giám đốc bộ phận, phòng ban khác trong công ty như: tài chính, nhân sự, marketing, kinh doanh,…để điều phối và quản lý hiệu quả công việc. Có thể nhận ra rằng, chức năng chính của COO là hỗ trợ CEO trong công tác điều hành nội bộ doanh nghiệp.

Điểm khác biệt thứ ba cũng là điểm khác biệt cuối cùng giữa CEO và COO, đó là về quyền hạn của hai vị trí này. Nếu như CEO là vị trí đứng đầu, nắm quyền điều hành lớn nhất và có quyền đưa ra các quyết định quan trọng trong doanh nghiệp thì COO là vị trí có quyền lực đứng thứ hai chỉ sau CEO. CEO chỉ chịu sự chi phối của Hội đồng quản trị trong khi COO làm việc theo sự chỉ đạo của CEO và là cánh tay đắc lực hỗ trợ CEO trong việc điều hành bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.

Bài viết tham khảo: 1/6 là ngày gì? Tìm hiểu ý nghĩa & lời chúc hay dành cho bé

Trên đây là thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi Chief Operating Officer là gì và những điểm khác biệt về vị trí COO và CEO. Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh về hai chức danh này. Nếu có bất cứ góp ý hay câu hỏi nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận ngay phía dưới bài viết nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *