Ai cũng biết Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới. Nhưng sau Everest, bạn có biết thêm những đỉnh núi nào khác không? Hãy cùng supperclean.vn điểm qua những “cái tên” nổi bật nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Everest: 8.850 mét
Được mệnh danh là đỉnh núi cao nhất thế giới, Everest có chiều cao 8.850m so với mực nước. Ngọn núi này nằm giữa biên giới của Nepal và Trung Quốc, thuộc dãy Khumbu Himalaya. Theo tiếng Nepal, Everest có tên là “Sagarmatha”, có nghĩa là “Nơi đầu đụng trời”. Còn người dân Tây Tạng lại gọi chúng với cái tên là “Chomolungma”, có nghĩa là “Nữ thần mẹ của Thế giới”.
Everest có khí hậu vô cùng khắc nghiệt; nhiệt độ trung bình vào mùa hè là -19 độ C và mùa đông là -36 độ C. Đỉnh núi lần đầu tiên được chinh phục vào năm 1953.
Hiện nay, Everest thu hút hàng trăm đoàn leo núi tới chinh phục mỗi năm. Không chỉ được biết đến là “nóc nhà của thế giới”, Everest còn là đỉnh núi cao nhất Châu Á.
K2: 8.600m
Nếu bạn còn đang thắc mắc núi nào cao nhất thế giới thì không thể bỏ qua ngọn núi K2 nằm giữa biên giới của Pakistan và Trung Quốc – thuộc dãy Baltoro Karakoram.
K2 còn được biết đến với tên gọi là Savage Mountain. Ngọn núi này có độ cao là 8600m, cực kỳ hiểm trở và khó chinh phục. Năm 1954, một đoàn thám hiểm người Ý đã chinh phục thành công ngọn núi này.
Kanchenjunga: 8.586 mét
Kanchenjunga là ngọn núi cao thứ 3 trên thế giới với chiều cao 8586m, thuộc dãy Kanchenjunga Himalaya, nằm dọc theo đường biên giới của Ấn Độ và Nepal.
Kanchenjunga cũng được biết đến là ngọn núi cao nhất Ấn Độ với tên gọi “The Five Treasures of Snows”, tượng trưng cho vàng bạc, đá quý, sách thánh và ngũ cốc. Không chỉ vậy, nó còn mang ý nghĩa tâm linh to lớn đối với người dân nơi đây.
Ngọn núi được chinh phục lần đầu tiên vào năm 1955 bởi một đoàn thám hiểm người Anh.
Lhotse: 8.516 mét
Đỉnh núi Lhotse có chiều cao 8516m và được kết nối với đỉnh Everest vì cùng nằm trong dãy Khumbu Himalaya. Lhotse lần đầu tiên được chinh phục bởi một đoàn thám hiểm Thụy Sĩ vào ngày 18 tháng 5 năm 1956.
Makalu: 8.485 mét
Là một trong những ngọn núi cao nhất thế giới, Makalu là đỉnh núi khá biệt lập nằm trong dãy Khumbu Himalaya, dọc theo biên giới của Trung Quốc và Nepal. Các nhà leo núi thường tổ chức chinh phục ngọn núi này vào mùa thu và mùa xuân, khi thời tiết thuận lợi. Vào mùa đông, do tuyết rơi nặng hạt, rất nguy hiểm nên hầu như không có ai muốn bỏ mạng khi chinh phục.
Cho Oyu: 8.188 mét
Đứng thứ sáu trong danh sách các đỉnh núi cao nhất thế giới là Cho Oyu. Ngọn núi này nằm trong dãy Khumbu Himalaya, giữa biên giới Nepal – Trung Quốc và cách đỉnh Everest khoảng 20km về phía Tây. Theo tiếng Tây Tạng, Cho Oyu có nghĩa là Nữ Thần Ngọc Lam. Ngày 19/10/1954 là mốc thời gian đánh dấu lần đầu tiên ngọn núi được chinh phục.
Dhaulagiri: 8.167 mét
Dhaulagiri nằm ở phía Bắc của Nepal, thuộc dãy Dhaulagiri Himalaya. Trong tiếng Nepal, đỉnh núi này mang ý nghĩa là tuyệt đẹp, trắng buốt, rực rỡ. Ngày 13/5/1960, Dhaulagiri được một nhà leo núi đến từ Áo chinh phục.
Manaslu: 8.163 mét
Nepal được biết đến là quốc gia có nhiều dãy núi cao nhất thế giới và Manaslu là một trong số đó. Đỉnh núi được chinh phục lần đầu tiên bởi đoàn thám hiểm Nhật Bản vào ngày 9/5/1956.
Bên cạnh đó, Manaslu được mệnh danh là “ngọn núi chết chóc”, các tai nạn leo núi có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với nhà leo núi bởi nơi đây thường xuyên xảy ra lở tuyết.
Nanga Parbat: 8.125 mét
Nanga Parbat nằm trong dãy Nanga Parbat Himalaya ở Pakistan. Nó còn được biết đến với danh xưng là “núi quỷ” bởi đã khiến các khách du lịch và nhà leo núi cảm thấy khiếp sợ vì đã có nhiều người bị chôn vùi trong tuyết. Vào năm 1953, Nanga Parbat Himalaya được chinh phục lần đầu tiên bởi đoàn thám hiểm đến từ Úc.
Aconcagua: 6.962 mét
Dãy núi cao đồ sộ nhất Nam Mỹ là Aconcagua, thuộc địa phận của Argentina. Aconcagua nằm trong dãy Andes và được nhiều người biết đến với danh hiệu ngọn núi dài nhất thế giới với tổng chiều dài lên đến 7.000km. Ngọn núi này được người dân nơi đây gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Ngọn núi bảo hộ, người bảo hộ trắng bởi chiều cao hùng vĩ và đỉnh núi quanh năm tuyết phủ.
Mặc dù được đánh giá là ngọn núi dễ chinh phục nhưng địa hình hiểm trở cùng thời tiết khắc nghiệt cũng là mối hiểm họa nguy hiểm cho các nhà leo núi. Tính đến năm 2015, ngọn núi đã cướp đi sinh mạng của hơn 100 người.
Denali
Dãy núi cao đồ sộ nhất Bắc Mỹ là Denali, thuộc dãy Rocky của bang Alaska. Đây cũng chính là ngọn núi cao nhất nước Mỹ.
Denali có địa hình hiểm trở, nhiều sông băng, vách núi, thời tiết khắc nghiệt,… Tất cả những yếu tố này khiến Denali trở thành mục tiêu khó chinh phục, phù hợp với các nhà leo núi giàu kinh nghiệm. Sườn phía Tây là con đường nhất được nhiều người lựa chọn bởi địa hình thuận lợi, tương đối dễ leo.
Hkakabo Razi
Có lẽ sẽ rất ít người biết được dãy núi cao nhất Đông Nam Á là Hkakabo Razi – một nhánh của dãy Himalaya, thuộc bang Kachi (miền Bắc của Myanmar). Ngọn núi có độ cao là 5.881 mét với khí hậu núi cao đặc trưng. Vào mùa đông, khu vực này thường có tuyết nhiều hơn là mưa với biên nhiệt độ dao động từ -60 độ C đến 23 độ C.
Fansipan: 3.143 mét
Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là đỉnh Fansipan, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa (Lào Cai) khoảng 10km. Với độ cao hơn 3.100 mét và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Fansipan là điểm hẹn lý tưởng cho nhiều nhà leo núi trong và ngoài nước. Bạn có thể chinh phục đỉnh núi này bằng nhiều tuyến khác nhau, phổ biến nhất vẫn là tuyến Trạm Tôn (2 ngày 1 đêm) và tuyến Cát Cát (3 ngày 2 đêm).
Bài viết tham khảo: [Tổng hợp] 7 kỳ quan thế giới được vinh danh từ trước đến nay
Mong rằng qua bài viết “Đâu là đỉnh núi cao nhất thế giới | Những ngọn núi cao nhất thế giới” sẽ mang đến cho quý bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Nếu bạn có góp ý hay chia sẻ thêm về chủ đề trên, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết cho supperclean.vn biết nhé!