Đức năng thắng số là gì? Những câu chuyện về đức năng thắng số

Cha ông ta thường khuyên con cháu sống “đức năng thắng số” để có cuộc sống may mắn và hạnh phúc. Vậy đức năng thắng số là gì? Bài viết này của supperclean.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa và điểm qua những câu chuyện về “đức năng thắng số” nhé.

Đức năng thắng số là gì?

Đức năng thắng số là một câu thành ngữ tiếng Hán, nguyên bản “德能胜数” (phiên âm: dé néng shèng shù); có nghĩa là phúc đức thắng số phận/ vận mệnh. Trong đó, “đức năng” là đức độ, sự bao dung, tình yêu thương với đồng loại; còn “số” là số phận, vận mệnh do trời đã vạch sẵn cho mỗi người. Hiểu đơn giản khi tích đủ công đức có thể thay đổi số phận của con người. 

Đức năng thắng số muốn khuyên con người sống ở đời hãy luôn tích đức, làm việc thiện, tu tâm dưỡng tính và sống bao dung. Phúc đức sẽ giúp chúng ta vượt qua khó khăn, gặp nhiều may mắn. Nếu bạn đang có cuộc sống thuận lợi, tốt lành thì cũng đừng vội mừng, chủ quan mà sống tự cao tự đại. Bởi rất có thể nghiệp dữ chưa tới hoặc ta đang tạo ra nghiệp xấu mới đấy.

Đức năng thắng số là gì
Đức năng thắng số là gì

Đức năng thắng số có đúng không?

Khi đã hiểu rõ ý nghĩa câu nói đức năng thắng số là gì, vậy bạn có tin vào câu chuyện tích nhiều đức có thể thay đổi số phận không?

Dưới góc nhìn khoa học, chúng ta không có bất kỳ dữ liệu nào để khẳng định tính chính xác của câu nói này. Tuy nhiên, theo quan niệm Phật Giáo thì câu nói này hoàn toàn đúng. 

Đức Phật dạy rằng cuộc sống là kết quả của luật nhân – quả, bất kể con người hay giống loài nào đều không thoát khỏi quy luật này. Mỗi người sinh ra đều có một số phận nhất định, do trời cao an bài sẵn. Tuy nhiên, số phận của cá thể đó là tốt hay xấu, khô hay sướng còn phụ thuộc vào nghiệp do họ tạo ra. 

Nghiệp là các hành vi, lời nói, suy nghĩ, vọng tưởng,… của một cá nhân đối với cuộc sống xung quanh. Con người trải qua các kiếp sống khác nhau và không ngừng tạo nghiệp, có thể là nghiệp dữ hoặc nghiệp lành. 

Những nghiệp này khi tích tụ vừa đủ sẽ có “quả” ở tương lai, kiếp sau hoặc thế hệ con cháu đời sau của mình. Nếu là nghiệp lành thì sẽ được hưởng phúc đức, hóa giải mọi kiếp nạn trong cuộc sống. Nếu là nghiệp dữ thì bản thân ở kiếp sau hoặc con cháu sẽ gánh hậu quả, gia đình ly tán, cuộc sống bế tắc, không diễn ra như bản thân mong muốn. 

Bởi quan điểm này mà Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo luôn đề cao chữ “đức”, khuyên răn con người sống sao cho phải đạo, không làm chuyện khuất tất để tránh chuyện thị phi, có cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ. Trong Kinh Dịch, việc tu dưỡng “đức” cũng được đề cao. Thậm chí, chúng còn quan trọng hơn việc nuôi dưỡng hình hài. 

Tuy nhiên, việc dưỡng đức hành thiện là cả một quá trình dài, bền bỉ và theo đuổi đến cùng. Đặc biệt, tích đức cần phải thực hiện từ tâm, chân thành và không toan tính thì mới thực sự có giá trị. 

XEM THÊM: Kiên định là gì? Cung kiên định là gì? Cách rèn luyện sự kiên định

Phật giáo luôn lấy chữ “đức” làm tiền đề để giảng dạy con người
Phật giáo luôn lấy chữ “đức” làm tiền đề để giảng dạy con người

Những câu chuyện về đức năng thắng số

Chuyện “Việc thiện nên làm, việc ác tránh xa”

Câu chuyện này xảy ra dưới thời Bắc Tống. Tại một ngôi lòng nhỏ có cậu bé chừng 10 tuổi, bị tàn tật nhưng sống nhân hậu, luôn suy nghĩ cho mọi người. Trước làng có con suối lớn nhưng người dân không có tiền làm cầu nên việc di chuyển rất khó khăn, nguy hiểm. 

Thấy vậy, cậu bé bắt đầu thu gom đá về bên suối với mong ước muốn xây một chiếc cầu cho dân làng. Mọi người nghe xong đều cười và cho rằng đó là chuyện viển vông.  Thế nhưng ngày qua ngày, đống đá của cậu bé ngày càng lớn khiến người dân hiểu ra và cùng nhau gom đá, tìm thợ đến làm. 

Trong lúc làm cầu, cậu bé bị mảnh đá bắn vào mắt và bị mù. Những cậu không lời ca thán mà vẫn tiếp tục cùng người dân xây dựng. Cuối cùng, cây cầu cũng hoàn thành trong niềm vui hân hoan của cậu bé và dân làng. 

Câu chuyện về cậu bé tàn tật xây cầu cho dân làng
Câu chuyện về cậu bé tàn tật xây cầu cho dân làng

Bỗng dưng, một tiếng sét xuất hiện dù trời quang mây tạnh. Cậu bé mù bị sét đánh chết ngay tại cây cầu mới xây. Lúc này, vừa hay Bao Công đi qua, người dân đã không ngừng than trách sao trời lại hại người tốt. 

Bao Công sau khi nghe câu chuyện của cậu bé vô cùng xúc động và viết dòng chữ: Ninh hành ác, vật hành thiện (thà làm điều ác còn hơn là làm việc thiện). Khi trở lại kinh thành, ông đã cảm thấy hối hận khi viết dòng chữ đó nhưng không nói cho người khác biết. 

Một ngày nộ, Bao Công được mời vào cung để gặp Hoàng Tử. Điều đặc biệt là vị Hoàng Tử lại chào đời đúng hôm cậu bé mù bị sét đánh. Hoàng Tử khôi ngô, tuấn tú nhưng rất hay khóc. Khi Bao Công cầm tay Hoàng Tử thì thấy hiện lên dòng chữ “Ninh hành ác, vật hành thiện” trong lòng bàn tay. Quá xấu hổ, Bao Công vội dùng tay xóa dòng chữ, dòng chữ biến mất và Hoàng Tử cũng nín khóc. 

Nhà Vua vô cùng kinh ngạc và truy hỏi thì Bao Công mới kể lại câu chuyện. Đêm hôm đó, Bao Công mơ giấc mơ được gặp Diêm Vương và nghe kể rằng, đời trước Hoàng Tử làm chuyện đại nghiệp nên phải trả nghiệp ác 3 đời. Cụ thể là què cụt, mù lòa và bị sét đánh chết.

Tuy nhiên, ở đời thứ nhất cậu đã tích được nhiều đức nên thời gian trả nghiệp rút ngắn. Đó là lý do khiến cậu bị mù lòa. Dù vậy, cậu không than oán mà vẫn tiếp tục hành thiện nên trả hết nghiệp trong một đời. 

Câu chuyện “Tướng thay đổi tùy theo Tâm”

Thời nhà Tống có vị tướng tên Tào Bân, là phò trợ cho Tống Thái Tổ và có nhiều công lớn trong việc bình thiên hạ. Trong một lần tình cờ, Tào Bân đã gặp Trần Hi Di – một người giỏi xem tướng. Trần Hi Di nhắc nhở Tào Bân vì có miệng trê, quai hàm cao nên về già khó được hưởng phúc. Ông khuyên Tào Bân nên đối xử khoan hồng chốn chiến trường để tạo phước. 

Tào Bân luôn ghi nhớ lời khuyên của Hi Di. Trong một lần xuất binh, các tướng sĩ chủ trường giết sạch dân chúng để tạo thị uy. Nhưng ông đã ra lệnh cấm làm hại đến dân lành và không cướp bóc tài sản. Khi hết chiến tranh, ông đã cấp phát lương thực cho người tha hương. 

Sau đó, ông được lệnh đánh lên Giang Nam nhưng vì không nỡ chứng kiến cảnh cùng khổ của dân chúng nên cáo bệnh không đi. Ông còn căn dặn binh lính không được giết hại dân lành. Nhờ vậy mà bệnh của ông thuyên giảm hẳn đi. 

Câu chuyện về tâm sinh tướng
Câu chuyện về tâm sinh tướng

Cảm động trước tấm lòng của ông, người dân Giang Nam đã chủ động mang lương thực cho quân triều đình. Trận chiến này cũng giành thắng lợi rực rỡ mà không thiệt hại nhiều về người và của. 

Không lâu sau đó, Tào Bân gặp lại Trần Hi Di. Trần Hi Di cũng bất ngờ trước sự thay đổi về tướng mạo của Tào Bân. Gương mặt của ông toát lên sự phúc hậu, sống thọ và con cháu được hưởng nhiều phúc đức. Đúng như Trần Hi Di dự đoán, Tào Bân sống an nhàn đến cuối đời. Đặc biệt, 9 người con của ông đều rất thành công. 

XEM THÊM: Tâm sinh tướng là gì? Có thật không? Cách đổi tướng cải vận

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ đức năng thắng số là gì. Chúng ta hãy sống hiền lành, nhân hậu, đức độ, lấy trái tim chân thành để đối đãi lẫn nhau thì sớm muộn những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với mình. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *