Trong suốt thời gian vừa qua, cụm từ như “giả trân” hay “không hề giả trân” xuất hiện hiện liên tục và tràn lan trên khắp các trang mạng xã hội. Vậy giả trân nghĩa là gì? Nguồn gốc của câu nói viral này đến từ đâu? Cùng tìm hiểu nhé!
Contents
Giả trân nghĩa là gì trên Facebook?
Giả trân là một từ tiếng lóng được giới trẻ sử dụng phổ biến trên Facebook và nhiều trang mạng xã hội khác như Instagram, Tiktok,… Cụm từ này không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt nên không có định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu giả trân theo nghĩa là sự kết hợp giữa từ “giả” và từ “trân”. Theo đó:
- Giả: Có nghĩa là giả dối, không chân thật, không thật hoặc không có nhưng cố tỏ ra như thật để đánh lừa người khác.
- Trân: Có nghĩa là trơ trơ ra, trơ trẽn và không biết xấu hổ. “Trân” cũng có thể hiểu là ngây ra, không có cử động gì hay thay đổi gì trước mọi tác động. Bên cạnh đó, nó còn được hiểu với nghĩa là ở trạng thái phơi bày, bị lộ trần do không được bao bọc, che phủ,…
Như vậy, giả trân có thể hiểu là những người, sự việc hoặc hành động nào đó không có sự chân thật hoặc cố ý làm cho thật để đánh lừa người khác nhưng quá lộ liễu, dễ bị nhìn ra. Và khi bị phát hiện thì vẫn tỏ thái độ trơ trơ và không hề biết xấu hổ.
Giả trân không phải là một từ ngữ chính thức nhưng được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp thường ngày. Do vậy, định nghĩa trên chỉ mang ý nghĩa tương đối.
Bên cạnh đó, khi giễu cợt một ai đó hoặc một hành động nào đó, cộng đồng mạng còn rất thích sử dụng cụm từ “không hề giả trân” để mỉa mai một cách khéo léo và tạo sự thích thú. Vì vậy, nếu ai đó đang khen bạn “không hề giả trân” thì đừng vội vui mừng và cho đó là thật nhé, vì chẳng phải họ đang khen bạn thật lòng đâu!
Bài viết tham khảo: Trà xanh là gì? Tuesday là gì? Điều gì khiến chị em lo sợ hơn
Giả trân được sử dụng trong những tình huống nào?
Thông thường, giả trân và không hề giả trân được cộng đồng mạng sử dụng trong rất nhiều tình huống như:
- Nét diễn không hề giả trân/ giả trân chút nào!
- Nhìn ca sĩ kia giao lưu với fan trong không hề giả trân/ giả trân chưa kìa!
Với sự lan tỏa mạnh mẽ như vậy mà hiện nay trên Facebook còn xuất hiện fanpage “Hội người giả trân” với nội dung phần giới thiệu rất đặc sắc “Ở đây không ai sống thật cả”. Đặc biệt, chỉ sau hơn 1 tháng thành lập, fanpage đã thu hút hơn 107 nghìn thành viên.
Được biết, group này chuyên chia sẻ và thảo luận các chủ đề không đúng sự thật hoặc cố tình làm cho giống sự thật với những bức ảnh và status hài hước, thú vị như:
Hay trong Showbiz Việt, Ca Sĩ Hương Giang được nhiều cộng đồng mạng đánh giá là “nét mặt giả trân” khi trong cuộc thi “Hoa Hậu Chuyển Giới 2018” ở Thái Lan, cô đã có biểu cảm thay đổi 180 độ trước và sau khi trò chuyện với fan.
Nguồn gốc của giả trân là gì?
Theo tìm hiểu, giả trân xuất hiện từ một video được đăng tải trên kênh Tiktok “Hà Bang Chủ” của một nữ CEO. Nội dung của đoạn video kể về chuyện một anh shipper vì nắng và tắc đường nên đã giao đồ muộn 20 phút nhưng khách lại không thông cảm và bùng hàng. Anh ta thất thểu ra về mà không dám kì kèo thêm.
Vừa ra khỏi cửa thì gặp một người phụ nữ trung niên bị ngất. Anh vội chạy đến và gọi điện cho con gái của người phụ nữ này.
Trớ trêu thay cô gái ấy lại chính là vị khách vừa bùng hàng của anh shipper. Cô ta vừa xuất hiện đã nghi ngờ anh giở trò với mẹ mình. Tuy nhiên khi nghe mẹ thều thào nói chính anh shipper là người giúp đỡ thì lúc này, cô gái trẻ đã tự tát vào mặt mình rồi xin lỗi mẹ và người giao hàng.
Đoạn hội thoại với câu nói “Tôi xin lỗi! Tôi vụng về quá!”cùng diễn xuất gượng gạo, biểu cảm gương mặt trăm cảnh như một, thậm chí có phần giả dối của diễn viên đã khiến dân tình phải dở khóc, dở cười. Và từ đó, cụm từ giả trân xuất hiện nhiều lần mỗi khi ai đó review về đoạn video hơn 5 triệu View này.
Cách đối phó với những người bạn giả trân
Chơi với những người giả tạo, luôn vờ quan tâm để làm hài lòng người khác có thể khiến bạn phải trả giá đắt. Vậy làm thế nào để đối phó với loại bạn này? Tham khảo ngày 5 cách đối phó dưới đây nhé!
Cắt đứt quan hệ
Đây có thể là một thử thách khó nếu người đó là đồng nghiệp nơi bạn làm việc hoặc bạn đã từng có rất nhiều kỷ niệm vui cùng họ. Tuy nhiên, chỉ có những người thực sự quan tâm đến bạn, luôn sống thành thật thì bạn mới cảm thấy an toàn và luôn hạnh phúc khi chơi cùng họ.
Vì vậy, hãy dứt khoát và đừng bao giờ cảm thấy tiếc nuối khi cắt đứt mối quan hệ với một người bạn giả tạo cho dù họ đã có nhiều trải nghiệm tích cực với bạn.
Giữ khoảng cách an toàn
Nếu không thể cắt đứt hoàn toàn một người bạn giả tạo ra khỏi cuộc sống của mình thì hãy tìm cách để giữ khoảng cách với họ. Đừng bao giờ dính mắc vào những gì mà người này đang làm và đừng bao giờ chú ý, quan tâm đến họ khi họ muốn tìm kiếm lời khuyên, sự chăm sóc từ bạn.
Nếu thi thoảng phải ở bên họ, đừng bao giờ cởi mở với họ như trước.
Hạn chế sự có mặt của bạn
Liệu có cách nào để tránh đặt câu hỏi cho người giả tạo hay không? Đơn giản thôi, bạn chỉ cần không tham gia bất kỳ hoạt động nào với họ là được. Bạn có thể để cho họ nói nhưng đừng dành cho họ sự chú ý mà họ tìm kiếm mặc dù họ đã cố gắng rất nhiều để có được những điều đó từ bạn.
Rất khó để bắt người khác ra khỏi cuộc sống của bạn nhưng một khi “độc tính” của họ đang lấy dần đi nguồn năng lượng của bạn thì tốt nhất là nên từ bỏ mối quan hệ này.
Đưa ra lời phản hồi
Người ta thường nói “Con giun xéo lắm cũng quằn” nên khi đã bị dồn vào chân tường, hãy cho họ biết bạn thấy gì ở họ và không còn hứng thú muốn tương tác với họ nữa.
Bạn có thể đưa ra những minh chứng cụ thể và bảo rằng điều đó đang gây ảnh hưởng không tốt đến bạn.
Tìm đến các lời khuyên
Nếu người đó là một mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống của bạn, hãy thử tìm đến “một chuyên gia” để được hỗ trợ giải quyết cảm xúc. Nếu bạn cảm thấy quá thất vọng về họ mà không thể cắt đứt, hãy đặt ra một ranh giới nhất định với họ.
Bài viết tham khảo: Hải quay xe là gì? Tại sao “hải quay xe” lại trở thành trend hot
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ giả trân nghĩa là gì. Hiện nay, giả trân được dùng rất phổ biến trong giới trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, cần phải cân nhắc kỹ và chú ý đến cảm xúc của đối phương để tránh “đùa quá mức” dẫn đến những xung đột không đáng có.