Nhắc đến lĩnh vực đồ họa, chúng ta không thể không nhắc tới tầm quan trọng của GPU. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết GPU là gì và tác động của nó đến việc hiển thị chất lượng đồ họa trên máy tính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về GPU và sự khác nhau giữa CPU và GPU trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
GPU là gì?
GPU là viết tắt của cụm từ Graphics Processing Unit, là bộ xử lý những tác vụ liên quan đến đồ họa cho CPU (vi xử lý trung tâm). Bộ phận này được xem là một bộ xử lý chuyên dùng để giải quyết những vấn đề liên quan đến khả năng hiển thị hình ảnh hay hình khối của máy tính.
GPU có liên kết chặt chẽ với vi xử lý trung tâm CPU, tuy nhiên, cơ chế của chúng hoàn toàn khác biệt. GPU hiện nay thường được tích hợp nhiều chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu hiển thị đồ họa của người dùng.
GPU đảm nhiệm một số vai trò cơ bản trong máy tính như sau:
- Hỗ trợ các game 3D và những phần mềm kiến trúc như Vray, 3DSmax, Corona
- Đảm bảo vận hành tốt các ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh và dựng video chuyên nghiệp như Adobe Premiere, Camtasia, After Effects.
GPU xuất hiện phổ biến nhất trong các laptop cá nhân, trong hệ thống nhúng, PC chuyên dụng dành cho game thủ hoặc các máy trạm Workstation. Người dùng có thể dễ dàng kiểm tra thông số GPU ở phần card đồ họa hoặc Mainboard. Đối với những người sử dụng card màn hình của hai hãng NVIDIA và ATI, người dùng có thể cài đặt thêm phần mềm GPU Z để kiểm tra thông số card màn hình tiện lợi hơn.
Phân biệt giữa GPU và CPU
Có khá nhiều người nhầm lẫn CPU và GPU, tuy nhiên, trong thực tế, hai bộ phận này có cấu tạo, công dụng và hiệu quả vận hành hoàn toàn khác nhau.
CPU là viết tắt của Central Processing Unit, có thể hiểu nôm na là cơ quan đầu não để phân tích và xử lý dữ liệu được truyền tải đến máy tính thông qua các tập lệnh.
Trong khi đó, GPU được thiết kế để đảm nhiệm vai trò xử lý các khối dữ liệu đồ họa, liên quan đến hình ảnh và video. Ngoài ra, GPU còn hỗ trợ xử lý thông tin đa luồng, song song và xử lý bộ nhớ ở tốc độ cao. Kỹ thuật GPU đang dần trở nên dễ lập trình, mang đến nhiều tiềm năng cho việc tăng tốc xử lý cho nhiều chương trình với nhiều mục đích khác nhau, hơn cả chip xử lý thông thường.
Khả năng xử lý dữ liệu của hai loại chíp này cũng có sự khác biệt.
Card đồ họa VGA là thiết bị chịu trách nhiệm cho việc xử lý các tác vụ và thông tin về hình ảnh, video trong máy tính và bộ xử lý GPU chính là bộ phận đóng vai trò quyết định đến sức mạnh của VGA.
GPU được thiết kế riêng không chỉ để tính toán, mà còn là tính toán, xử lý thông tin luồng song song – đúng như những gì kỹ thuật làm sắc nét hình ảnh cần. Đến 80% transistors của GPU được sử dụng để tính toán dữ liệu chứ không phải để nhận diện dữ liệu và điều khiển luồng thông tin như CPU. Vì vậy, có thể hiểu đơn giản là GPU nằm ở cấp độ phân loại thấp hơn CPU và chỉ là một bộ phận hỗ trợ cho CPU.
Do hạn chế về lượng nhiệt và năng lượng, GPU thường có tốc độ xung nhịp thấp hơn CPU, ở mức vài trăm MHz hoặc số GHz thấp.
Kỹ thuật lập trình GPU đang dần trở nên đơn giản hơn, mở ra nhiều tiềm năng khai thác nhằm tăng tốc độ xử lý đồ họa cho máy tính, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng.
Một số câu hỏi liên quan đến GPU
CPU có thay thế được GPU không?
Mặc dù đã có nhiều cải tiến, nhưng chức năng chính của CPU vẫn là xử lý các tác vụ liên quan đến hình ảnh, tính toán đồ họa, trong khi một chiếc máy tính cần xử lý nhiều hơn thế. Do đó, GPU chưa thể thay thế hoàn toàn cho CPU. Tuy nhiên, GPU thì không chỉ đảm nhận vai trò xử lý hình ảnh, video mà còn thực hiện được những tính toán phức tạp và thông minh không khác gì CPU.
CPU ngày càng được cải tiến và tích hợp thêm chức năng xử lý hình ảnh, đồ họa phức tạp. Trong tương lai, người dùng máy tính sẽ không cần phải trang bị cả CPU lẫn GPU, vì CPU đã có thể làm thay nhiệm vụ của GPU. Kéo theo đó là giá thành của một chiếc máy tính có CPU tích hợp với GPU sẽ cao hơn nhiều so với máy tính chỉ sử dụng CPU đơn thuần.
Lựa chọn GPU tốt cho máy tính dựa theo tiêu chí nào?
* Giá thành
Card đồ họa GPU thường có mức giá cao hơn nhiều so với các linh kiện khác trong máy tính nhưng thời gian sử dụng lâu dài và bền bỉ hơn. Hơn thế nữa, việc dùng card đồ họa giá rẻ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như phải nâng cấp card thường xuyên hoặc thay thế khi hư hỏng. Do đó, bạn nên chọn mua GPU thuộc các thương hiệu lớn.
Mức giá càng cao thì card đồ họa càng đảm bảo hiệu quả khi sử dụng. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể chọn mua lúc những dòng sản phẩm này giảm giá.
* Mục đích sử dụng
Card đồ họa được phân thành nhiều loại: từ các loại card chuyên dụng dành cho game thủ, designer, video editor cho tới card tích hợp đều vô cùng phong phú về mặt thương hiệu và giá thành, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Tùy vào mục đích mua card đồ họa để làm gì mà bạn có thể chọn loại card phù hợp.
GPU bao nhiêu độ là nóng?
Trong các hoạt động bình thường, nhiệt độ GPU không quá quan trọng. Nhưng nếu bạn đang sở hữu một chiếc máy tính cũ hoặc nếu đang ép xung card đồ họa thì việc có thể theo dõi nhiệt độ GPU rất quan trọng.
Thông thường, người dùng cần duy trì mức nhiệt độ của GPU trong khoảng 60-70 độ C. Mức nhiệt độ 70-80 độ C vẫn được gọi là tạm ổn đối với GPU.
Gần đây, nhiều hãng sản xuất đã nghiên cứu sản xuất card đồ họa chạy ở nhiệt độ cao. Thậm chí có những GPU có thể có nhiệt độ hoạt động đạt tới 90 độ C mà vẫn an toàn.
Trong trường hợp không chắc chắn về nhiệt độ tối đa của GPU trong máy tính, bạn có thể tìm hiểu thông tin trực tiếp từ nhà sản xuất card đồ họa đó.
GPU Scaling là gì?
GPU Scaling là một tính năng cho phép bạn điều chỉnh tỷ lệ khung hình một tựa game nào đó dựa trên độ phân giải màn hình máy tính nhằm mục đích xuất hình ảnh với chất lượng cao, cho khả năng hiển thị đồ họa trên thiết bị của bạn trở nên chân thực và sống động hơn bao giờ hết.
Bài viết tham khảo: Malware là gì? Những biện pháp chống lại sự tấn công của Malware
Bài viết trên đã giải đáp cho bạn đọc GPU là gì. Đây được coi là thiết bị được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm trong quá trình sử dụng PC hay laptop cá nhân. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về thiết bị này và chọn được cho mình một chiếc GPU đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng, đảm bảo hiệu quả công việc của bạn.