Malware là gì? Những biện pháp chống lại sự tấn công của Malware

Malware là gì? Đây là các phần mềm mã độc gây hại cho máy tính người dùng. Những phần mềm này do tin tặc, hacker gây ra nhằm mục đích ăn cắp hoặc phá hoại thông tin người dùng. Để hiểu rõ hơn về Malware cũng như các biện pháp chống lại sự tấn công của Malware, xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau!

Malware là gì?

Malware được viết đầy đủ là malicious software, có nghĩa là phần mềm độc hại. Thuật ngữ này được dùng để mô tả những đoạn chương trình hay mã độc có khả năng cản trở hoạt động của hệ thống bằng cách kiểm soát, xâm nhập, vô hiệu hóa, làm hỏng hệ thống máy tính, mạng và các thiết bị di động khác,… 

malware là gì
Malware gen la gi?

Malware được chèn một cách bí mật vào hệ thống với mục đích làm tổn hại đến tính toàn vẹn, bí mật hoặc sẵn sàng của hệ thống. Chúng có thể thực hiện được nhiều chức năng như mã hóa, ăn cắp, xóa dữ liệu, chiếm đoạt, theo dõi,… người dùng mà chưa được họ cho phép. 

Nhiều người cho rằng Malware chính là virus. Tuy nhiên, quan điểm này không chính xác hoàn toàn bởi khái niệm Malware rộng hơn rất nhiều so với virus. Có thể nói rằng virus là một nhóm trong Malware có khả năng nhân bản và phát tán cực nhanh.

Bài viết tham khảo: Tại sao laptop không lên nguồn? Các cách khắc phục lỗi

Tấn công phát tán Malware là gì?

Tấn công phát tán Malware là hình thức tấn công thông quá các phần mềm hoặc chương trình độc hại. Những phần mềm này được cài nhiều đoạn mã độc hại có khả năng vô hiệu hóa thiết bị 

Khi máy tính của bạn không may dính phải những bẫy do hacker tạo ra, tất cả mọi thứ trên máy tính sẽ bị kiểm soát. Thậm chí, các dữ liệu cá nhân được lưu trên máy tính cũng bị đánh cắp dễ dàng và nhanh chóng. Không chỉ vậy, hình thức tấn công này còn giúp các kẻ gian có thể theo dõi các hoạt động của người dùng một cách đơn giản. 

Dấu hiệu giúp nhận biết Malware

Nếu thiết bị của bạn xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì có lẽ chúng đã bị nhiễm Malware: 

  • Chạy chậm, tốc độ xử lý của hệ điều hành giảm dù bạn đã sử dụng các ứng dụng cục bộ hoặc điều hướng Internet. 
  • Các trang quảng cáo pop – up xuất hiện liên tục, dày đặc nhưng không thể tắt được. 
  • Hệ thống thường xuyên gặp sự cố, bị đóng băng, liên tục gặp sự cố hoặc hiển thị màn hình xanh BSOD (xuất hiện ở hệ điều hành Windows). 
  • Dung lượng của ổ cứng giảm bất thường. 
  • Hoạt động của Internet tăng cao mà không rõ nguyên nhân
  • Tài nguyên của hệ thống tiêu hao bất thường. 
  • Trang chủ trình duyệt mặc định thay đổi mà bạn không thực hiện bất kỳ thay đổi hay chỉnh sửa nào. Khi nhấp vào một liên kết bất kỳ sẽ chuyển hướng bạn đến một trang web không mong muốn. 
  • Các công cụ, plugin hoặc tiện ích mở rộng mới được thêm vào trình duyệt. 
  • Nhận được thông báo đòi tiền chuộc từ phía Malware. Nếu không thì dữ liệu của bạn sẽ bị xóa hoàn toàn. 
  • Website khi bị nhiễm Malware có thể xuất hiện các dấu hiệu như: quảng cáo popup xuất hiện rất nhiều; xuất hiện link dẫn đến một trang web kỳ lại, có nội dung không liên quan đến nội dung bạn muốn; mất traffic; xuất hiện liên kết spam, comment lại; phần mềm liên tục báo lỗi,…  

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, thiết bị vẫn có khả năng hoạt động bình thường, không có bất kỳ dấu hiệu cụ thể nào khi bị nhiễm Malware. 

malware là gì
Dấu hiệu chứng tỏ thiết bị nhiễm Malware

Vì sao thiết bị bị nhiễm Malware?

Trong quá trình sử dụng, các thao tác dưới đây có thể khiến thiết bị của bạn bị nhiễm Malware: 

  • Truy cập những trang web độc hại; tải các file nhạc hoặc trò chơi nhiễm Malware; cài đặt phần mềm từ các nhà cung cấp lạ; mở các tệp đính kèm độc hại; dữ liệu tải xuống không được phần mềm bảo mật quét. 
  • Tải ứng dụng độc hại được ngụy trang dưới dạng các ứng dụng hợp pháp. 
  • Tải dữ liệu/ ứng dụng từ các nguồn không đáng tin cậy. 
  • Không sử các chương trình bảo mật, phần mềm anti Malware cũng là lý do khiến do Malware dễ dàng xâm nhập vào thiết bị của bạn. 

Các loại Malware phổ biến và cách phòng tránh

malware là gì
Các loại Malware phổ biến

Adware

Đây là loại phần mềm độc hại hiển thị pop – up quảng cáo (những cửa sổ quảng cáo mới nhảy lên) trên thiết bị người dùng. Thông thường, Adware sẽ không lấy cắp dữ liệu của hệ thống nhưng nó buộc người dùng sẽ phải xem những quảng cáo mà họ không mong muốn trên hệ thống. Điều này gây ra sự phiền nhiễu với nhiều người dùng; thậm chí họ còn click vào các quảng cáo nhạy cảm. 

Giải pháp tốt nhất để chặn Adware là cài đặt các phần mềm chặn quảng cáo như: EMCO Malware Destroyer, Malwarebytes Anti Malware,… Đồng thời nên vô hiệu hóa trang trình duyệt, không cài đặt các phần mềm bổ sung mặc định. 

Ransomware

Loại phần mềm độc hại này được sử dụng để khóa hệ thống và chặn toàn bộ các thao tác thực hiện cho đến khi nạn nhân trả một khoản tiền chuộc cho kẻ tấn công. 

Ngoài ra, nó cũng được dùng để đe dọa sẽ khai thác những thông tin không hay về phía người dùng, ví dụ như hoạt động của người dùng trên các trang web đen nếu họ không trả tiền chuộc. 

Để chặn Ransomware, các công ty và tổ chức có thể cập nhật các bản sao lưu nhằm đề phòng việc mất dữ liệu. Bên cạnh đó, công ty cũng nên thiết lập các phương pháp bảo mật phù hợp. 

Spam

Đây đều là những email không mong muốn. Thông thường, thư rác sẽ bao gồm các quảng cáo hoặc chứa các liên kết, file đính kèm để cài phần mềm độc hại vào hệ thống mỗi khi người dùng click vào đó. 

Hiện nay, hầu hết thiết bị và dịch vụ email đều có tính năng chống spam. Vì vậy, bạn có thể sử dụng tính năng đó để chặn tin nhắn spam xuất hiện trên hệ thống. 

Fishing

Đây là một hình thức tấn công email nhằm lừa gạt người dùng tiết lộ thông tin cá nhân, tải một file đính kèm hoặc truy cập vào trang web đã được cài đặt phần mềm độc hại trên hệ thống. 

Để chặn Fishing, người dùng có thể bật tính năng chặn thư rác như cách chặn Spam được chia sẻ ở trên. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cẩn thận khi tải các file đính kèm hoặc nhấp vào bất kỳ liên kết vào xuất hiện trong thư được gửi từ các địa chỉ lạ, thưởng giả danh dưới dạng tập đoàn, công ty. 

Virus

Loại chương trình này cực kỳ nguy hiểm vì chúng có khả năng sinh sôi và lây lan với tốc độ cực nhanh. Nếu không kịp thời khắc phục thì mọi dữ liệu, thông tin sẽ bị đánh cắp; thậm chí là bạn có thể bị mất quyền kiểm soát thiết bị. 

Để hạn chế sự xâm nhập của Virus, chúng ta có thể cài đặt các phần mềm diệt Virus như BitDefender Antivirus Free Edition, Avast Free Antivirus,… Đồng thời cũng không nên truy cập vào những web đen bởi chúng có nguy cơ lây nhiễm virus rất cao. 

phần mềm độc hại
Virus là một trong những Malware phổ biến có khả năng phát tán nhanh chóng

Worm

Hay còn gọi là sâu máy tính. Chương trình còn độc hại hơn gấp nhiều lần sâu máy tính bởi chúng có khả năng tự sinh sôi mà không cần sự tác động từ phía con người. Thậm chí khi đã bị tiêu diệt, chúng vẫn có khả năng tái tạo lại. 

Để diệt Malware tận gốc cho máy tính, bạn nên cài đặt các phần mềm anti Malware như key malwarebytes anti-malware bản mới nhất, Kaspersky Security Cloud Free, AdwCleaner,… 

Ngoài ra còn rất nhiều Malware khác như: Trojan, Spyware, Rootkit,…

Các cách phòng tránh sự xâm nhập của Malware

  • Cảnh giác khi truy cập hoặc tải dữ liệu/ thông tin từ những web có domain và đuôi không giống bình thường. 
  • Nên chú ý đến các dấu hiệu cho thấy thiết bị/ hệ thống bị nhiễm Malware để có thể ngăn chặn sự xâm nhập sớm nhất. 
  • Tránh nhấp vào các quảng cáo pop-up khi đang lướt web. 
  • Không nhấp vào các liên kết hoặc mở các file đính kèm trên email khi không biết rõ nguồn gốc của người gửi. 
  • Không nên tải ứng dụng hoặc phần mềm trên các website không rõ thông tin, không đáng tin cậy. Chỉ nên tải các app có lượt tải lớn trên Apple Store hoặc Google Play,… 
  • Cập nhập thường xuyên ứng dụng và hệ điều hành.
  • Tiến hành cài đặt các phần mềm anti Malware.  
  • Không download ứng dụng từ bên thứ 3. Nếu sử dụng thiết bị Android, bạn có thể thực hiện theo lần lượt các thao tác sau để tránh cài đặt ứng dụng từ bên thứ 3: Cài đặt => Bảo mật => Tắt ứng dụng không xác định. 
các biện pháp phòng chống phần mềm độc hại
Các biện pháp giúp phòng tránh sự xâm nhập của Malware

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc Malware là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đóng góp cho bài viết, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi thêm nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *