Dạo quanh một vòng trên Facebook, bạn có thể bắt gặp các cụm từ như “khẩu nghiệp” hay “bớt khẩu nghiệp đi” được nhiều bạn trẻ sử dụng. Vậy khẩu nghiệp là gì? Làm thế nào để tu khẩu nghiệp? Mời các bạn cùng tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé!
Contents
Khẩu nghiệp là gì?
Người xưa có câu “Lời nói chả mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” quả là không sai. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bạn càng khôn khéo, có duyên nói chuyện thì sẽ được nhiều người yêu quý và có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống. Ngược lại, nếu bạn là người độc miệng, thô lỗ thì sẽ bị nhiều người chê bai, ghét bỏ và bị gọi là “khẩu nghiệp”. Vậy khẩu nghiệp nghĩa là gì?
Trong tiếng Anh, khẩu nghiệp được dùng gần nghĩa với các từ như fate, karma,… Nó là một loại nghiệp chướng và được bắt nguồn từ những lời nói không hay, không tốt đẹp (Khẩu: miệng, lời nói; Nghiệp: nghiệp chướng). Trong Phật giáo, khẩu nghiệp được coi là một trong bốn nghiệp nặng nhất của con người.
Bài viết tham khảo: Cẩu lương là gì? ý nghĩ xung quanh từ cẩu lương của giới trẻ
Người xưa có câu “Không có con dao nào sắc bén bằng miệng lưỡi con người” cho thấy tác động của mỗi câu nói được phát ra. Nếu phát ngôn những câu bình thường, lời hay ý đẹp thì sẽ không có chuyện gì xảy ra. Ngược lại, nếu phát ngôn những lời lẽ ác ý, khó nghe sẽ gây ra hậu quả không tốt, có thể khiến cho đối phương cảm thấy buồn phiền, tổn thương sâu sắc và ảnh hưởng đến các mối quan hệ như bạn bè, gia đình, tình yêu,….
Vì vậy mà phương Tây có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để khuyên chúng ta mỗi khi phát ngôn cần phải suy nghĩ thật thận trọng để tránh gây ra hậu quả cho bản thân và cho người khác.
Phân loại khẩu nghiệp
Theo Phật giáo, Theo đó, khẩu nghiệp được chia thành 4 loại chính với các mức độ khác nhau, cụ thể như sau:
- Thiến ngữ (là những lời lẽ thô thiển): Đó là những lời lẽ dùng để chửi mắng, đả kích làm tổn hại đến tinh thần và danh dự của người khác. Họa này không chỉ gây hại cho đối phương mà còn tạo quả báo cho chính bản thân mình.
- Vọng ngữ (nói dối): Theo Phật giáo, điều được coi trọng đầu tiên chính là sự thành thật. Nói dối sẽ khiến bản thân bạn bị nhiều người xa lánh và không có sự uy tín.
- Xảo ngữ (lời nói khiêu khích): Dùng lời nói để khích bác, châm chọc người khác. Điều này sẽ khiến bạn dễ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ và bị người khác trả thù.
- Ba phải (nói hai lời): Những người ba phải thường rất nhan hiểm nên tuyệt đối không nên kết giao. Đây là một trong những nghiệp nặng mà bạn nên bỏ ngay lập tức để tránh quả báo sau này.
Bài viết tham khảo: Rich kid là gì? Đâu là dấu hiệu nhận diện 1 rich kid “chính hiệu”
Khẩu nghiệp là gì trên Facebook?
Hiện nay, “khẩu nghiệp” được nhiều bạn trẻ sử dụng như một xu hướng, một thói quen mà không quan tâm đến nhân quả. Chỉ cần gặp chuyện không vừa mắt, không cần tìm hiểu thực hư ra sao mà ngay lập tức “xả hết mọi thứ” bằng những lời nói khó nghe, khó chịu. Thậm chí, họ còn sân si và lạm dụng khẩu nghiệp tới mức sẵn sàng buông ra những lời chỉ trích, chê bai một ai đó đơn giản vì thích mà không cần bất cứ lý do gì khác.
Và những lần “Khẩu nghiệp” như vậy có thể khiến cho đối phương bị tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần và khiến mối quan hệ đó có thể đi vào “bế tắc”, khó mà hàn gắn được. Không biết trong bao lâu nữa thì những hậu quả của khẩu nghiệp sẽ đến với những người chuyên đi làm tổn thương người khác chỉ để thỏa mãn mong muốn được nhận xét, được nói của bản thân?
Cách tu khẩu nghiệp để tránh nhân quả báo ứng
Khẩu nghiệp ảnh hưởng lớn đến sinh mệnh của mỗi con người. Một người sống tốt với những lời hay sẽ có được cuộc sống vui vẻ và nhiều người kính nể. Ngược lại, một người mở miệng ra là nói những lời tàn độc, chửi mắng, nói dối, khiêu khích người khác thì sớm muộn cũng sẽ gặp tai họa.
Người xưa có câu “gieo nhân nào thì gặp quả ấy”; vì vậy, cách tốt nhất để không nhân quả báo ứng là đừng gieo khẩu nghiệp, tích nhiều thiện nghiệp:
- Không nói dối dù chỉ là việc nhỏ nhất. Bởi khi nói dối sẽ dần dần khiến bạn trở nên bị mất chữ tín với những người xung quanh và bị nhiều người ghét bỏ (Trừ hành động nói dối để cứu người khác).
- Không tự ý thêu dệt, thêm bớt, phóng đại các tình tiết để câu chuyện trở nên cuốn hút và đáng tin hơn.
- Không nói hai chiều: Có nhiều người “hai miệng”, nay nói xấu người này và bênh người kia nhưng mai lại đổi gió nói ngược lại. Thấy bên nào ổn thì theo bên đó, gặp ai cũng nói xấu nên dễ gây hiểu nhầm. Đây là điều bạn nên tránh để không bị tụ nghiệp.
- Không buông lời ác ý, tục tĩu, nhục mạ, chửi bới người khác.
- Không tự ý đánh giá về gia cảnh, phẩm chất, đạo đức, học thức của người khác.
- Không phô trương, khoe khoang, kiêu ngạo hay tự đắc về bản thân mình với những người xung quanh.
- Không tiêu xài hoang phí mà hãy sử dụng đồng tiền một cách hợp lý.
- Không buông những lời nói làm tổn thương hay xúc phạm người khác.
- Ngoài ra, để tu khẩu nghiệp, bạn cũng có thể tìm hiểu thông tin về kinh khẩu nghiệp của Phật giáo và thường xuyên đi chùa để tích công đức, hóa giải khẩu nghiệp.
- Cuối cùng, bạn phải luôn sáng suốt và làm chủ lời nói của mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Bài viết tham khảo: Sugar daddy nghĩa là gì? Những ràng buộc của mối qu.an h.ệ bí ẩn
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ khẩu nghiệp là gì và tác hại của chúng. Để có được một cuộc sống gia đình vui vẻ, hạnh phúc thì tốt nhất là nên bỏ tính khẩu nghiệp và tích nhiều thiện nghiệp bằng cách sống thành thật, không giả dối và làm nhiều việc thiện giúp ích cho những người xung quanh.