Kiến tập là gì? Kiến tập trong bao lâu? Kiến tập khác gì thực tập?

Kiến tập là giai đoạn mà bất kỳ bạn sinh viên nào đều phải trải qua trong quá trình học tập của mình. Vậy kiến tập là gì? Kiến tập khác thực tập như thế nào? Để hiểu rõ và chi tiết hơn về khái niệm kiến tập, bạn đọc đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi!

Kiến tập là gì?

Kiến tập là quá trình quan sát, học hỏi, tiếp cận với kiến thức đã học thông qua hoạt động thực tiễn. Sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc thực tế, hiểu được cách thức vận hành của một doanh nghiệp, cách mà các anh chị đi trước vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.

Kiến tập là một giai đoạn quan trọng, giúp các bạn sinh viên có hứng thú và đam mê hơn với ngành nghề mình theo đuôi. Đồng thời, giúp họ có thể tiếp cận với công việc trong tương lai, tránh tình trạng bỡ ngỡ hoặc “choáng ngợp” với thực tế sau khi tốt nghiệp.

Định nghĩa về kiến tập
Định nghĩa về kiến tập

Một số trường học cho sinh viên đi kiến tập từ năm 2 hoặc năm 3 để nắm bắt kiến thức lý thuyết và nền tảng cơ bản về chuyên ngành. Bên cạnh đó, nhiều trường còn có hoạt động mời các anh chị khóa trước về giao lưu, trao đổi với sinh viên về ngành nghề mình đang học. Đây cũng được xem là một hình thức của kiến tập.

Những lợi ích khi đi kiến tập là gì?

Kiến tập mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sinh viên. Cụ thể như sau:

Hiểu rõ hơn về ngành học

Ở trường đại học, sinh viên chỉ được tiếp xúc với chuyên ngành thông giáo trình, sách vở. Vì vậy, kiến tập là cơ hội để họ theo dõi, quan sát trực tiếp và hiểu rõ hơn về lĩnh vực mình theo đuổi. Có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức mà bản thân chưa được học qua sách vở. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để sinh viên ôn luyện lại bài giảng của thầy cô qua thực tế.

Hiểu rõ hơn về chuyên ngành, phát triển kiến thức chuyên môn
Hiểu rõ hơn về chuyên ngành, phát triển kiến thức chuyên môn

Làm quen với công việc thực tế

Kiến tập là gì? Kiến tập chủ yếu giới hạn trong hoạt động quan sát và theo dõi chứ không phải thực hành, bắt tay vào làm việc. Tuy nhiên, thông qua quá trình quan sát nhân viên khác, sinh viên sẽ phần nào hiểu rõ hơn về cường độ làm việc thực tế của ngành nghề mình theo đuổi.

Hơn nữa trong môi trường doanh nghiệp, chúng ta cần sử dụng nhiều thiết bị, công cụ hỗ trợ công việc như máy vi tính, máy in,… Do vậy, kiến tập cũng phần nào giúp bạn hiểu rõ về quy trình làm việc, cần sử dụng thêm công cụ hỗ trợ nào để sau này đi làm sẽ nhanh chóng bắt kịp.

Hoàn thiện kỹ năng mềm, mở rộng các mối quan hệ

Không chỉ phát triển kỹ năng chuyên môn, kiến tập còn giúp các bạn sinh viên hoàn thiện nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, quan sát, phản biện,…

Ngoài ra khi đi kiến tập, sinh viên sẽ được tiếp xúc với nhiều người như bạn cùng nhóm, các anh chị lớn tuổi, quản lý, trưởng phòng,… Nếu như bạn có biểu hiện tốt, giữ được mối quan hệ thân thiết với cơ sở kiến tập thì rất có lợi cho việc đăng ký thực tập hoặc tìm việc làm sau này.

Xây dựng các mối quan hệ chất lượng với các anh chị lớn tuổi hơn
Xây dựng các mối quan hệ chất lượng với các anh chị lớn tuổi hơn

Phân biệt kiến tập với thực tập

Thực tập là gì?

Thực tập là hình thức học tập và làm việc trong môi trường thực tế. Sinh viên có cơ hội được áp dụng kiến thức lý thuyết đã học trên giảng đường vào thực tế để giải quyết công việc. Đây là cơ hội để bạn tự tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, làm quen với cường độ và áp lực của môi trường làm việc.

Đối tượng thực tập là sinh viên năm cuối. Bạn sẽ đảm nhận vai trò như một nhân viên thực thụ với những công việc không yêu cầu nhiều về mặt chuyên môn. Nếu kết quả thực tập tốt và nơi thực tập có nhu cầu tuyển dụng thì bạn có khả năng được giữ lại trở thành nhân viên chính thức.

Điểm giống nhau của thực tập và kiến tập là gì?

Kiến tập và thực tập đều là giai đoạn mà sinh viên làm quen, trải nghiệm công việc tại môi trường thực tế nên có các điểm chung sau:

  • Sinh viên đến đơn vị, cơ sở làm việc thực tế của doanh nghiệp, công ty để trải nghiệm.
  • Kết thúc quá trình kiến tập hoặc thực tập, sinh viên phải viết lại báo cáo kiến tập hoặc báo cáo thực tập và nộp lên trường. Nội dung báo cáo là tổng kết lại quá trình học tập, làm việc kèm theo nhận xét của người hướng dẫn.
  • Kiến tập và thực tập giúp sinh viên so sánh về lý thuyết và thực tiễn ngành nghề mình đang theo đuổi thông qua quá trình quan sát, theo dõi và được các anh chị phụ trách hướng dẫn.
  • Kiến tập và thực tập giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về ngành nghề mình học, mở rộng mối quan hệ. Hai hoạt động này giúp các bạn nhìn nhận lại chuyên ngành mình theo học xem có nên tiếp tục theo đuổi hay chuyển sang ngành nghề khác.
Thực tập và kiến tập có khá nhiều điểm tương đồng
Thực tập và kiến tập có khá nhiều điểm tương đồng

Kiến tập khác gì thực tập?

Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa thực tập và kiến tập là gì nhé:

Tiêu chí so sánh Kiến tập Thực tập
Mục đích Hiểu rõ hơn về kiến thức lý thuyết, nền tảng cơ bản về ngành nghề mình theo học. Vận dụng kiến thức lý thuyết vào môi trường làm việc thực tế.
Đối tượng Thường là sinh viên năm 2 hoặc năm 3, chưa có nhiều kiến thức chuyên ngành. Sinh viên năm cuối, được trang bị đầy đủ kiến thức lý thuyết và sẵn sàng đi làm.
Thời gian Thời gian kiến tập thường ngắn, kéo dài từ vài tuần đến 1 tháng. Thời gian dài hơn, kéo dài từ 3 đến 6 tháng tùy theo chương trình của nhà trường và đối tác.
Nội dung Chủ yếu là quan sát, theo dõi, tập trung vào kiến thức lý thuyết, các nền tảng và khái niệm trong ngành học.

Không trực tiếp xử lý công việc tại nơi kiến tập.

Vận dụng kiến thức đã học để xử lý, giải quyết công việc.
Thu nhập Thường là không có. Có nhưng khá ít, chỉ mang tính hỗ trợ.
Kinh nghiệm thu được Không nhiều do chủ yếu chỉ quan sát và theo dõi. Khá nhiều do được trải nghiệm thực tế công việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của người phụ trách.
Cơ hội việc làm Ít cơ hội việc làm do đối tượng chủ yếu là sinh viên năm 2, năm 3. Họ chưa có nhiều kiến thức, ít kinh nghiệm do chưa được làm việc thực tế. Nhiều cơ hội việc làm hơn. Do đối tượng chủ yếu là sinh viên năm cuối, có kiến thức vững vàng và ít nhiều đã có kinh nghiệm làm việc thực tế khi đi thực tập.

Xin kiến tập ở đâu?

Để tìm kiếm đơn vị, công ty kiến tập, các bạn sinh viên có thể tham khảo các cách làm sau:

  • Nhờ người quen: Tận dụng mối quan hệ của gia đình, người quen sẽ giúp bạn tiếp cận cơ hội kiến tập thuận lợi, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức.
  • Nhờ giảng viên giới thiệu: Giáo viên là nguồn thông tin đáng tin cậy để tìm kiếm đơn vị kiến thức. Họ có kiến thức, kinh nghiệm và mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp nên có thể giới thiệu cho bạn cơ hội kiến tập phù hợp với mục tiêu.
  • Các website tuyển dụng: Có rất nhiều trang web, diễn đàn, cộng đồng trực tuyến đăng tin về kiến tập. Bạn có thể sử dụng các trang web như Linkedin, Indeed, Việc làm 24h, Tìm việc 365,… hoặc các diễn đàn về kiến tập trong lĩnh vực của bạn để tìm kiếm cơ hội.
Nhờ giáo viên hướng dẫn giới thiệu đơn vị kiến tập
Nhờ giáo viên hướng dẫn giới thiệu đơn vị kiến tập

Lưu ý khi đi kiến tập là gì?

Tìm hiểu kỹ về công ty

Trước khi bắt đầu kỳ kiến tập hay thực tập, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về công ty. Đây là bước quan trọng giúp bạn có thể tận dụng tốt kỳ kiến tập và gây ấn tượng với người hướng dẫn.

Luôn hòa đồng, năng động

Sự hòa đồng và năng động sẽ giúp bạn gây ấn tượng tích cực với các nhân viên trong công ty và người hướng dẫn. Nhờ vậy, bạn sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào các dự án để học hỏi và phát triển.

Ngoài ra, sự hòa đồng còn giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đối với đồng nghiệp. Mối quan hệ này có thể mang lại cơ hội hợp tác và hỗ trợ lâu dài trong sự nghiệp của bạn.

Luôn hòa đồng, năng động và giữ vững tinh thần ham học hỏi khi đi kiến tập
Luôn hòa đồng, năng động và giữ vững tinh thần ham học hỏi khi đi kiến tập

Tuân thủ quy định của công ty

Mặc dù nhân viên kiến tập không yêu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định như nhân viên chính thức. Tuy nhiên, bạn cũng nên tuân thủ đầy đủ các quy định của công ty để xây dựng ấn tượng tốt.

Ngoài ra, đừng quên thể hiện tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi khi kiến tập. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội học hỏi được nhiều thứ và tạo dựng hình ảnh đáng tin trong mắt mọi người.

Gửi lời cảm ơn

Kết thúc kỳ kiến tập, bạn có thể nói lời cảm ơn hoặc gửi email để bày tỏ tình cảm, sự biết ơn với công ty đã tạo điều kiện cho mình kiến tập. Hành động này “tuy nhỏ mà có võ”, thể hiện thái độ nghiêm túc và chuyên nghiệp của bạn.

XEM THÊM: Ích kỷ là gì? Nguyên nhân, tác hại và biểu hiện của lối sống ích kỷ

Trên đây là bài viết chia sẻ kiến tập là gì và các thắc mắc liên quan. Hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin tham khảo hữu ích, giúp các bạn có một kỳ kiến tập thành công nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *