Ích kỷ là gì? Nguyên nhân, tác hại và biểu hiện của lối sống ích kỷ

Xã hội ngày càng phát triển và đổi mới kéo theo nhiều thói hư tật xấu của con người “lên ngôi”, trong đó phải kể đến sự ích kỷ. Vậy ích kỷ là gì? Cách nhận biết người ích kỷ? Tác hại của ích kỷ là gì? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu ngay nhé!

Ích kỷ là gì?

Ích kỷ là lối sống cá nhân, vị kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân, luôn suy tính thiệt hơn. Người ích kỷ lúc nào cũng chăm chăm vun vén lợi ích cho mình, sống thờ ơ, vô cảm, không biết chia sẻ hay giúp đỡ người khác.

Ích kỷ là lối sống vị kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân
Ích kỷ là lối sống vị kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân

Sống ích kỷ nghĩa là gì? Sống ích kỷ là nguyên nhân của mọi tệ nạn, là sự hao mòn của bản chất và làm tha hóa con người. Mỗi chúng ta ai cũng từng ít nhất một lần đứng trước lựa chọn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Khi ta quyết định bước chân vào con đường mà quyền lợi bản thân được ưu tiên hàng đầu thì phần “con” sẽ trỗi dậy. Nó khiến con người sa đọa vào “hố sâu” của cái ác, sống bất lương bất chính rồi đánh mất chính mình lúc nào không hay.

Biểu hiệu của ích kỷ là gì?

Tận dụng tình thế để chuộc lợi cho bản thân

Đây là đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở người có lối sống ích kỷ. Họ thích săm soi từng chi tiết nhỏ, chỉ chờ người khác lộ ra sơ hở để kiếm lợi cho bản thân trong mọi tình huống, ngay cả khi đối phương đang trong hoàn cảnh khó khăn.

Người ích kỷ chỉ săm soi lợi ích cá nhân, sẵn sàng chà đạp người khác để hưởng lợi
Người ích kỷ chỉ săm soi lợi ích cá nhân, sẵn sàng chà đạp người khác để hưởng lợi

Không quan tâm cảm xúc của người khác

Người ích kỷ là như thế giới? Thế giới của họ chỉ tồn tại hai chữ “lợi ích”. Vì vậy, họ không bao giờ để ý đến cảm nhận hay hậu quả mà người khác phải gánh chịu. Họ sẵn sàng sử dụng chất độc hại khi sản xuất thực phẩm để tăng lợi nhuận; vu khống, đổ lỗi cho người khác khi bản thân làm sai,…

Khi làm việc hay cộng tác với kiểu người này, bạn sẽ luôn phải chịu thiệt thòi. Bạn có lòng tốt xem họ là bạn nhưng họ chỉ muốn “lợi dụng” bạn mà thôi!

Không san sẻ bất cứ thứ gì với người khác

Dấu hiệu nhận biết người sống ích kỷ là gì? Người sống ích kỷ không bao giờ có khái niệm chia sẻ. Họ luôn ý thức mọi thứ của riêng mình và không cho phép bất kỳ ai động vào.

Trong một nhóm bạn sẽ có những người luôn hăng hái thanh toán khi cùng nhau ăn uống, không bao giờ tính toán thiệt hơn. Tuy nhiên cũng có những người chẳng bao giờ làm điều đó vì họ không muốn bản thân bị thiệt thòi.

Hay chấp vặt

Đây cũng là một đáp án cho câu hỏi cách nhận biết lối sống ích kỷ là gì. Khi họ tặng bạn thứ gì đó nhưng không có sự trao đổi lại thì kể từ giây phút đó, bạn sẽ không bao giờ nhận được bất cứ thứ gì từ họ, thậm chí cả thái độ cũng thay đổi.

Với người ích kỷ, họ gần như không có khái niệm tình cảm. Tất cả các mối quan hệ của họ đều gắn liền vật chất, lợi ích và sự trao đổi ngang hàng.

Người ích kỷ thường thích chấp vặt
Người ích kỷ thường thích chấp vặt

Đánh giá tiêu cực, đặt điều về người khác

Người ích kỷ thích dùng “kính râm” để nhìn nhận cuộc đời. Dù sự vật đó có tốt đẹp đến đâu thì họ cũng lựa chọn “bóp méo” để nhìn nhận chúng theo hướng tiêu cực. Đây là biểu hiện của những kẻ tiểu nhân, sống vị kỷ. Ở lâu với những người như vậy thì tam quan của bạn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Không tôn trọng không gian riêng tư của người khác

Dù không có sự đồng ý, họ vẫn “rất tự nhiên” sờ mó vào đồ đạc của bạn. Dù bạn có tinh tế nhắc nhở thì họ sẽ giả vờ không hiểu và cho rằng bạn bè với nhau không nên tính toán như vậy.

Những người như vậy sẽ không bao giờ giữ bí mật. Nếu bạn chẳng may chia sẻ chuyện thầm kín với họ thì sớm muộn cũng sẽ có người thứ ba, thứ tư,… biết.

Thích “tạt nước lạnh” vào người khác

Những người sống ích kỷ thường nói mà không nghĩ, thích “tạt nước lạnh” cho người khác mà không chú ý đến hoàn cảnh. Khi thấy ai đó gặp thất bại, họ chê bai, phàn nàn trực diện và tự coi đó là sự thẳng thẳng mà không biết rằng mình đang làm mất lòng đối phương.

Nguyên nhân dẫn đến lối sống ích kỷ là gì?

Lối sống ích kỷ xuất hiện do 2 nguyên nhân sau:

  • Nguyên nhân khách quan: Do lối sống hiện đại, con người bị cuốn vào vòng xoáy vật chất nên không làm chủ được ham muốn cá nhân, sẵn sàng vì lợi ích mà hãm hại người khác.
  • Nguyên nhân chủ quan: Các yếu tố chủ quan như phẩm chất, tính cách, giáo dục, môi trường sống,… không phù hợp cũng khiến con người trở nên ích kỷ. Họ không có thói quen sống vì người khác mà chỉ chăm chăm lợi ích của bản thân.
Lối sống ích kỷ xuất phát từ sự ghen tị, hơn thua của con người
Lối sống ích kỷ xuất phát từ sự ghen tị, hơn thua của con người

Tác hại của ích kỷ là gì?

Tác hại của cách sống ích kỷ được ví như con rắn độc đang từng bước len lỏi và “nhuộm” đen trái tim con người. Nó là tiền đề dẫn đến bệnh vô cảm – căn bệnh còn đáng sợ và nguy hiểm hơn ung thư. Nó khiến con người chỉ biết đau nỗi đau của riêng mình, vui niềm vui của riêng mình, không có sự lắng nghe và đồng cảm.

Lối sống ích kỷ còn khiến con người tha hóa đạo đức, thực dụng, sẵn sàng làm những điều sai trái vì lợi ích cá nhân. Chính họ đã tự tay đánh mất cơ hội được mọi người trọng dụng, yêu quý chỉ vì chút lợi lộc trước mắt. Họ phải hứng chịu sự ghét bỏ, ghẻ lạnh từ bạn bè, đồng nghiệp xung quanh. Nhiều trường hợp còn bị cô lập, không ai còn muốn giúp đỡ hay quan tâm đến họ.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Chỉ khi chúng ta biết yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ với người khác thì cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa. Ngược lại, nếu con người chỉ giữ khư khư bản tính ích kỷ, sống chỉ biết mình thì sớm muộn cũng bị loại trừ khỏi xã hội.

Bị mọi người xa lánh, ngại tiếp xúc và làm việc chung
Bị mọi người xa lánh, ngại tiếp xúc và làm việc chung

Bí quyết giảm bớt sự hẹp hòi ích kỷ là gì?

Ích kỷ là một thói xấu cần phải lên án và loại bỏ. Vậy làm sao để sống bớt ích kỷ? Dưới đây là một vài tip gợi ý dành cho bạn:

  • Học cách lắng nghe tích cực để thoát khỏi sự tập trung vào bản thân. Hãy lịch sử và cởi mở khi đón nhận ý kiến góp ý của người khác.
  • Đừng tiếc dành lời khen ngợi khi ai đó đạt được thành công. Khi làm điều đó với sự thành tâm tức là bạn đã gạt bỏ được sự ghen tị, đố kỵ ra khỏi đầu.
  • Chấp nhận rằng bản thân đã từng sống ích kỷ và thật sự muốn thay đổi nó. Hãy tìm đến những người bạn hoặc người thân để được giúp đỡ khi cần.
  • Học cách cho đi mà không tính toán thiệt hơn. Nếu có thu nhập nhàn rỗi thì bạn có thể cân nhắc quyên góp cho tổ chức từ thiện. Hoặc đơn giản là dành thời gian làm tình nguyện, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
  • Thực hành lòng biết ơn, tập trung vào những người đã và đang mang lại hạnh phúc cho bạn để hiểu rõ hơn về vai trò của tình yêu thương, sự san sẻ trong cuộc sống.

Không phải mọi sự ích kỷ đều là xấu

Khi được hỏi ích kỷ là gì thì có đến 99% mọi người nói về nó với những lời lẽ tiêu cực. Ích kỷ xấu vì nó chà đạp và gây ảnh hưởng đến người khác. Tuy nhiên, nếu sự ích kỷ không làm ảnh hưởng tới ai và còn giúp bản thân được chữa lành thì ích kỷ chưa hẳn đã xấu.

Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta cần một chút ích kỷ để chăm sóc bản thân, phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần. Chỉ khi bản thân cảm thấy vui vẻ, thoải mái thì chúng ta mới có thể yêu thương, san sẻ nhiều hơn.

Vậy thời điểm nào chúng ta nên sống ích kỷ? Bạn có thể chọn sống ích kỷ khi:

  • Khi cần giúp đỡ: Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi vì công việc thì hãy nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Không phải vì bạn ích kỷ, muốn được mọi người giúp đỡ hay bản thân lười biếng mà là do bạn đã thực sự nỗ lực nhưng không đạt kết quả như mong muốn.
  • Khi bạn cần nghỉ ngơi: Khi ai đó nhờ bạn làm điều gì nhưng bạn cảm thấy rất mệt mỏi, sa sút về thể chất và tinh thần thì cũng đừng ngại từ chối. Đó không phải là ích kỷ mà do bạn không thể gồng gánh được nữa. Đôi khi, sự đồng ý vì cả nể có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của họ. Tuy nhiên, bạn cần từ chối thật khéo léo để đối phương thấu hiểu.
  • Khi bạn muốn ở một mình: Đôi khi bạn lựa chọn ở nhà thay vì ra ngoài chơi với bạn bè, đồng nghiệp. Trong trường hợp này, bạn không nên nghĩ rằng mình ích kỷ mà đơn giản là bạn muốn làm điều đó. Việc dành không gian riêng tư cho bản thân để tái tạo năng lượng không có gì là đáng xấu hổ cả.
  • Khi bị mất cân bằng giữa cho và nhận: Ví dụ trong gia đình, bạn luôn phải làm tất cả mọi việc nhưng chồng không giúp đỡ, chỉ ngồi nghịch điện thoại. Đây là dấu hiệu của sự mất cân bằng; dễ làm nảy sinh sự bực bội, khó chịu và cãi vã. Khi đó, bạn nên nói chuyện với chồng để cân bằng việc nhà. Đây là việc làm đúng đắn và đừng nghĩ rằng đó là sự ích kỷ.
Chúng ta có thể ích kỷ một chút để dành thời gian chăm sóc bản thân
Chúng ta có thể ích kỷ một chút để dành thời gian chăm sóc bản thân

Một số thắc mắc khác

Ích kỷ trong tình yêu là gì?

Tình yêu ích kỷ là gì? Tình yêu ích kỷ là thuật ngữ mô tả mối quan hệ mà một hoặc cả hai chỉ quan tâm đến nhu cầu cá nhân, thường bỏ qua hoặc thiếu sự quan tâm đến cảm nhận của đối phương. Sự ích kỷ là nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ, chia ly trong tình yêu.

Áo mưa ích kỷ là gì?

Áo mưa ích kỷ là thuật ngữ chỉ loại áo mưa cá nhân, dành cho một người mặc. Nó không thể san sẻ cho người thứ hai được vì sẽ khiến cả hai bị ướt nên được gọi vui là “áo mưa ích kỷ”.

Vòng tay ích kỷ là gì?

Tương tự như áo mưa ích kỷ, vòng tay ích kỷ là một cách gọi vui do cư dân mạng sáng tạo. Cũng bởi sự vui vẻ, hài hước mà nhiều người bán đã dùng “vòng tay ích kỷ” để quảng cáo, thu hút sự chú ý của khách hàng về sản phẩm của mình.

Trái nghĩa với ích kỷ là gì?

Trái nghĩa với ích kỷ là sự vị tha, bao dung. Còn đồng nghĩa với ích kỷ là sự vị kỷ, tư kỷ.

XEM THÊM:

Trên đây là bài viết giải thích ích kỷ là gì và một số thông tin khác liên quan. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lối sống này nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *