Ngôi thứ nhất là gì? Cách nhận biết, tác dụng và ví dụ minh họa

Kể chuyện theo ngôi thứ nhất giúp người đọc dễ dàng nắm bắt tâm trạng nhân vật và hòa mình vào mạch cảm xúc của truyện. Vậy ngôi thứ nhất là gì? Dấu hiệu nhận biết truyện kể theo ngôi thứ nhất là gì? Mời bạn đọc cùng supperclean.vn ôn luyện về kiến thức Ngữ Văn lớp 6 này qua bài viết dưới đây!

Ngôi kể là gì? Có mấy loại ngôi kể?

Ngôi kể là vị trí giao tiếp người kể dùng để kể chuyện. Trong văn học, có 3 loại ngôi kể là:

  • Ngôi thứ nhất
  • Ngôi thứ hai
  • Ngôi thứ ba
Định nghĩ về ngôi kể và các loại ngôi kể
Định nghĩ về ngôi kể và các loại ngôi kể

Trong đó, ngôi thứ hai là ngôi kể rất hiếm gặp trong các tác phẩm tự sự. Người kể thường mượn góc nhìn của độc giả (người đọc) để kể chuyện. Điều này khiến độc giả như được tham gia trực tiếp vào câu chuyện, tự quan sát và kể lại.

Với ngôi kể thứ ba, tác giả tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Supperclean.vn đã có bài chia sẻ chi tiết về ngôi kể thứ ba, bạn có thể tìm đọc lại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp toàn bộ kiến thức về ngôi thứ nhất, hy vọng sẽ được quý bạn đọc đón nhận nhiệt tình!

Xem thêm: Ngôi kể thứ 3 là gì? Đặc điểm, tác dụng và ví dụ minh họa 

Ngôi thứ nhất là gì?

Ngôi thứ nhất là ngôi kể mà người kể chuyện xưng “tôi”. Người kể trực tiếp kể ra những gì mình trải qua, nghe thấy, nhìn thấy, trực tiếp thể hiện ý nghĩ, cảm xúc và tình cảm của mình.

Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất mang màu sắc tâm tình, bộc lộ rõ nét nhất cảm xúc của người kể. Vì vậy, giọng kể sử dụng ngôi thứ nhất thường là giọng điệu trữ tình, tạo cho người đọc cảm giác gần gũi và thân thiết.

Ngôi kể thứ nhất được sử dụng nhiều trong các tác phẩm hồi ký, tự truyện.

“Nhật ký Đặng Thùy Trâm” là tác phẩm kể theo ngôi thứ nhất
“Nhật ký Đặng Thùy Trâm” là tác phẩm kể theo ngôi thứ nhất

Ví dụ về kể theo ngôi thứ

Đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về kể theo ngôi thứ nhất là gì nhé:

Ngày đầu tiên đi học là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời của mỗi người. Nhớ lại khoảnh khắc ấy, sự hồi hộp, lo lắng lẫn niềm vui phấn khích cứ đan xen trong lòng tôi. Tôi nhớ rõ hôm đó là một buổi sáng mùa thu mát mẻ, bầu trời quang đãng, thi thoảng có tiếng chim hót líu lo. Ngồi sau lưng mẹ trên chiếc xe đạp cũ, tôi vừa háo hức vừa tò mò về trường học mới, thầy cô mới và cả bạn bè mới.

Đến trường, mẹ dắt tay tôi vào gặp cô giáo chủ nhiệm. Cô giáo của tôi rất hiền. Cô ân cần nắm tay tôi, bảo tôi chào tạm biệt mẹ và dẫn tôi vào lớp học. Khi đó, tôi có chút lo lắng, sợ hãi và rưng rưng muốn khóc nhưng nhờ có sự dịu dàng dịu của cô giáo chủ nhiệm mà tôi đã vượt qua.

Ngày đầu tiên đi học của tôi như vậy đấy! Có chút hồi hộp, lạ lẫm nhưng cũng rất thú vị khi được gặp gỡ bạn bè mới, làm quen với thầy cô giáo mới và khám phá ngôi trường mới. Đó thực sự là một ngày đặc biệt, mở ra “chương mới” cho cuộc sống của tôi.

Đặc điểm của ngôi thứ nhất là gì?

Đặc điểm đặc trưng của ngôi kể thứ nhất là người kể chuyện xưng “tôi”. Nhiều bạn lầm tưởng rằng nhân vật tôi chính là “tác giả”. Điều này hoàn toàn không đúng.

Trong các tác phẩm văn học, ngôi kể thứ nhất có thể là các đối tượng sau:

  • Nhân vật “tôi” là tác giả: Tức là tác giả sẽ kể câu chuyện về cuộc đời mình hoặc những chuyện bản thân đã chứng kiến. Điều này thường gặp ở các tác phẩm hồi ký, nhật ký của nhà thơ, nhà văn. Ví dụ như “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”.
  • Nhân vật “tôi” là nhân vật hư cấu do tác giả sáng tạo ra: Trong trường hợp này, người kể chuyện cũng xưng “tôi” nhưng không phải tác giả. Nhân vật này được tác giả xây dựng nhằm gửi gắm ý đồ nghệ thuật hoặc truyền tải thông điệp nào đó. Ví dụ trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”, người kể chuyện xưng “tôi” nhưng không phải là Tô Hoài mà là Dế Mèn – nhân vật do tác giả tưởng tượng để kể về hành trình phiêu lưu của mình.

Vì vậy, khi làm bài tập Ngữ Văn về ngôi kể có câu hỏi “nhân vật “tôi” là ai?” thì bạn đừng vội kết luận là tác giả. Hãy tìm hiểu thật kỹ về hoàn cảnh tác phẩm để trả lời nhé!

“Dế mèn phiêu lưu ký” được kể theo ngôi thứ nhất nhưng người kể không phải là tác giả
“Dế mèn phiêu lưu ký” được kể theo ngôi thứ nhất nhưng người kể không phải là tác giả

Ưu và nhược điểm khi kể theo ngôi thứ nhất là gì?

Về ưu điểm

Ngôi thứ nhất có ưu điểm là mang lại tính chủ quan cho tác phẩm. Những tác phẩm văn học viết theo ngôi thứ nhất thể hiện rõ cảm xúc, cách nhìn về thế giới nội tâm của người kể một cách sâu sắc. Hơn nữa, việc kể theo ngôi thứ nhất giúp tác phẩm đó mang đậm bản sắc cá nhân và có tính riêng biệt.

Về nhược điểm

Song song với ưu điểm trên, kể chuyện theo ngôi thứ nhất cũng tồn tại nhược điểm, đó là thiếu sự khách quan. Tác phẩm kể theo ngôi thứ nhất thường chỉ phản ánh góc nhìn từ một phía, không có sự so sánh hay nhận định khách quan như khi kể theo ngôi thứ ba. Vì vậy, người kể chuyện không thể đi sâu vào tâm tình, suy nghĩ của các nhân vật khác nếu như họ không tự nói ra.

XEM THÊM: Từ chỉ sự vật là gì? Ví dụ về từ chỉ sự vật? Bài tập về danh từ chỉ sự vật

Tác dụng khi kể theo ngôi thứ nhất là gì?

Kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng sau:

  • Dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện mà người kể chuyện đã chứng kiến.
  • Giúp người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật một cách sâu sắc, sinh động, gần gũi và chân thật hơn. Đồng thời cũng giúp độc giả dễ dàng hòa mình vào mạch cảm xúc truyện.
Ngôi thứ nhất giúp người đọc dễ dàng cảm nhận cảm xúc, tình cảm của nhân vật
Ngôi thứ nhất giúp người đọc dễ dàng cảm nhận cảm xúc, tình cảm của nhân vật

Dấu hiệu nhận biết ngôi kể thứ nhất là gì?

Để nhận biết ngôi kể thứ nhất trong các tác phẩm văn học, bạn có thể dựa vào 2 dấu hiệu sau:

  • Cách xưng hô: Nếu người kể chuyện xưng là “tôi, chúng tôi, em, chúng em,..” thì là ngôi thứ nhất. Ngược lại, nếu người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện, không có cách xưng hô cụ thể thì là ngôi thứ ba.
  • Mức độ tham gia vào câu chuyện: Người kể chuyện tham gia trực tiếp vào câu chuyện, là nhân vật của truyện, chỉ nhìn nhận sự việc ở một khía cạnh nhất định thì đó là ngôi thứ nhất. Với ngôi kể thứ ba, người kể chuyện sẽ xuất hiện ở mọi nơi, nắm bắt tâm lý, cảm xúc của tất cả nhân vật và nhìn nhận câu chuyện ở khía cạnh bao quát hơn.

Hy vọng bài viết chia sẻ về Ngữ Văn lớp 6 ngôi thứ nhất là gì trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Supperclean.vn chúc các bạn học tập tốt và đạt điểm cao nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *