Mamaboy là gì? Dấu hiệu nhận biết mamaboy “đích thực”

Mamaboy – “con trai cưng của mẹ” là từ được sử dụng để ám chỉ những anh chàng quá phụ thuộc vào mẹ; sử dụng với hàm ý mỉa mai. Vậy mamaboy là gì? Mamaboy thường có những dấu hiệu nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về mamaboy nhé! 

Mamaboy là gì?

Mamaboy hay còn được gọi là mother’s boy, mummy’s boy hay mama’s boy. Có thể hiểu một cách đơn giản mamaboy là “con trai cưng của mẹ”. Từ này được dùng để chỉ những anh chàng ở độ tuổi trưởng thành nhưng vẫn yếu đuối ở phương diện tài chính hoặc tình cảm. Họ vẫn bị bố mẹ bao bọc và phụ thuộc hoàn toàn vào lời nói hay các quyết định của mẹ. 

Mamaboy là gì - Con trai cưng của mẹ
Mamaboy là gì – Con trai cưng của mẹ

Mama boy gần như đã vượt xa hoàn toàn những chuẩn mực có liên quan đến tình cảm gia đình “tự nhiên”. Mối quan hệ giữa mẹ và con trở nên một cách méo mó khiến cho những người ngoài cuộc cảm thấy rất khó hiểu. 

Trong một số bài báo nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện tượng mamaboy này cho thấy đứa con đang ở trong tầng thứ nhất của Anima. Đây cũng chính là một khái niệm có liên quan đến sự “nữ tính” trong nam giới. 

Ở tầng này thì người đàn ông sẽ bị ảnh hưởng bởi hình ảnh của người mẹ. Ở đây không nhất thiết là mẹ ruột mà bất kỳ các hình ảnh có liên quan đến người cung cấp tình cảm, sự an toàn, tình yêu hay tài chính thì đều có thể trở thành một tượng đài trong lòng của mama boy. 

Những người đàn ông như vậy thậm chí là không thể tồn tại một cách độc lập nếu như sợi dây gắn kết họ với người phụ nữ đó bị mất đi. Mama boy thường rất yếu thế trước người phụ nữ có tầm ảnh hưởng đến họ. Thậm chí trong một số trường hợp mama boy trở nên nhu nhược và mất đi những suy nghĩ, chính kiến của bản thân mình. 

Trong văn hóa Hy Lạp có một hình tượng được nhân cách dạng của Anima đó chính là Sirens. Đây là những sinh vật có nửa thân trên là người và nửa thân dưới là chim. Tại nước Đức thì hình ảnh Lorelei là đại diện của Anima. Tất cả đều có một đặc điểm chung đó chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết của những người đàn ông. 

Nguồn gốc của mamaboy là gì?

Nguồn gốc của mama boy là gì
Nguồn gốc của mama boy là gì

Mama boy xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 20, khởi nguồn từ các giả thuyết nghiên cứu về tâm lý trẻ em của Benjamin Spock và Sigmund Freud. Họ cho rằng, việc quá gần gũi hoặc là xa cách với mẹ cũng gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ nhỏ. Theo đó, những bé trai mà được mẹ bao bọc một cách quá mức sẽ dễ sống phụ thuộc vào mẹ khi trưởng thành và họ sẽ trở thành mama boy.

Vì sao mamaboy lại phổ biến?

Thực trạng mama boy thường phổ biến ở trong xã hội Châu Á từ lâu do tư tưởng trọng nam khinh nữ từ thời xưa. Ngày nay thì các cô gái thường dùng cụm từ này để nhắc đến những đối tượng hẹn hò mà họ muốn tránh né.

Thậm chí, từ khóa này còn được yêu thích đến mức nhiều ca sĩ Việt Nam đã đưa cụm từ “mama boy” vào trong lời bài hát giống như một cách châm biếm.

Dấu hiệu của mamaboy là gì?

Thường xuyên nhắc đến mẹ

Mamaboy thường xuyên nhắc đến mẹ
Mamaboy thường xuyên nhắc đến mẹ

Đúng như tên gọi, mama boy thường xuyên nhắc đến mẹ trong bất cứ cuộc trò chuyện với bạn bè hay người yêu. Đặc biệt, những điều mà mẹ dặn dò đều được các anh chàng này ghi nhớ. Câu nói cửa miệng của các mamaboy chính là “Mẹ anh bảo…”. 

Khi hẹn hò, nếu như ban đầu bạn trai bạn giới thiệu về mẹ thì đây có thể là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên nếu như tần suất tăng lên một cách thường xuyên thì đây chính là dấu hiệu của mamaboy. Đối phương sẽ cảm thấy khó chịu, mất thiện cảm với những chàng trai thường xuyên kể về mẹ của mình như vậy. 

Với mama boy thì từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống, từng tình huống xảy ra và cách mà họ giải quyết vấn đề hầu như là theo sự hướng dẫn của mẹ. Ví dụ: Khi đi mua sắm, anh ta có thể thao thao bất tuyệt về gu thời trang của mẹ mình. Hay khi nấu nướng thì khả năng nấu ăn của mẹ cũng sẽ trở thành chủ đề để nói chuyện. 

Điều này khiến cho những người xung quanh mất thiện cảm. Dần dần gây cảm giác khó chịu, mất tự nhiên. Lâu dần sẽ tạo nên định kiến rằng người này hoàn toàn dựa dẫm vào mẹ của mình, thiếu đi chính kiến của bản thân. 

Sau khi kết hôn vẫn bám mẹ

Mamaboy luôn bám mẹ ngay cả khi đã kết hôn
Mamaboy luôn bám mẹ ngay cả khi đã kết hôn

Tính tự lập của mama boy rất thấp ngay cả khi họ đã ở độ tuổi trưởng thành và đã có gia đình. Công việc hay tài chính sau khi đã kết hôn thường khá phức tạp. Điều này khiến cho họ cảm thấy mệt mỏi, không muốn tự cáng đáng và không muốn rời xa sự dẫn dắt của mẹ. 

Như vậy, không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn gây ảnh hưởng đến vợ con và gia đình họ. Bạn cần hiểu rằng khi đã kết hôn tức là bạn đã thành lập một gia đình nhỏ, là một yếu tố trong xã hội. Nếu mẹ vẫn tác động vào sự vận hành ấy thì sẽ khiến cho mọi người xung quanh khó chịu. 

Thiếu sự quyết đoán

Việc thiếu quyết đoán trong cuộc sống của các mama boy khá dễ hiểu và dễ lý giải. Với mamaboy thì mọi quyết định thường là do ba mẹ. Họ thường không được đưa ra quyết định và lâu dần họ sẽ dựa dẫm hoàn toàn vào suy nghĩ của bố mẹ. 

Chính vì thiếu đi sự quyết đoán mà các chàng trai này chưa bước ra được khỏi vùng an toàn của chính mình. Một cái kén được tạo nên từ mẹ khiến cho anh ta khó đối mặt được với những khó khăn trong cuộc sống. Từ đó gây ra ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và hướng đi của họ.

Không kiểm soát được cảm xúc

Mamaboy khó kiểm soát cảm xúc
Mamaboy khó kiểm soát cảm xúc

Một biểu hiện thường thấy khác của các mama boy là họ không thể kiểm soát được cảm xúc cá nhân và thường bộc lộ nó một cách thái quá. Từ vui, buồn, hờn dỗi cho đến khó chịu hay thoải mái thì chúng ta đều có thể dễ dàng nhận thấy thông qua biểu cảm gương mặt và hành động của anh chàng này. 

Việc dựa dẫm vào gia đình, đặc biệt là từ mẹ từ nhỏ cho đến lớn đã dẫn đến việc này. Khi ở bên mẹ, họ có thể thoải mái thể hiện cảm xúc của mình mà không cần phải che giấu. Thời gian kéo dài từ nhỏ cho đến lớn vô tình khiến cho việc kiềm chế cảm xúc của họ trở nên khó khăn. 

Thiếu kỹ năng xử lý tình huống

Bạn không chỉ cảm thấy mệt mỏi khi trải qua mối quan hệ yêu đương với các mamaboy mà ngay cả khi bạn làm việc nhóm với họ. 

Trong công việc, đặc biệt là khi làm việc nhóm thì bạn sẽ nhìn thấy những mặt hơi yếu đuối của các mama boy. Việc họ được bao bọc từ nhỏ đã khiến họ cho rằng suy nghĩ của mình là nhất. Cũng chính vì thế mà việc phối hợp, bày tỏ ý kiến của mama boy với mọi người là khá khó khăn. 

Bên cạnh đó, cũng bởi sự bao bọc mà các chàng trai này lại thiếu đi một chút trải đời. Tất cả những va vấp với xã hội hay các trải nghiệm thực tế đều đã bị che lấp bởi cha mẹ. Chàng trai ấy chỉ lớn lên về thể xác nhưng kiến thức thực tế thì lại khá yếu kém . Vì vậy khi xử lý tình huống họ sẽ tỏ ra lúng túng. Có thể thấy rằng các mama boy sau khi rời xa vòng tay mẹ thì xung quanh họ thường xuyên gặp những chuyện không hay. 

Thường cảm thấy tội lỗi

Mamaboy thường mâu thuẫn trong mối quan hệ với mẹ
Mamaboy thường mâu thuẫn trong mối quan hệ với mẹ

Một nghịch lý dễ có thể xảy ra trong tâm lý của những anh chàng mama boy đó chính là cảm giác mâu thuẫn trong mối quan hệ với mẹ. Điều này tưởng như vô lý nhưng thực chất nó lại tiềm ẩn trong cuộc sống. Đây chính là hệ quả của 2 luồng cảm xúc: tình yêu của mẹ dành cho con và cảm giác mệt mỏi, tiêu cực khi bị mẹ chi phối quá nhiều. 

Quá trình trưởng thành diễn ra kéo theo sự mâu thuẫn ấy cũng dần lớn lên và gây ảnh hưởng đến mối quan hệ hiện tại của anh chàng. Mamaboy sẽ rất khó khăn trong việc xử lý các suy nghĩ giữa yêu và ghét trong lòng. Về lâu dài việc không thể nói ra những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân khiến cho họ dần cảm giác bản thân không xứng đáng với tình yêu của bạn đời. Họ có thể quyết định rời xa cô ấy giống như là một cách bảo vệ. 

Cố gắng làm hài lòng những người phụ nữ xung quanh

Nghe thì có vẻ đây chính là một trong những dấu hiệu tốt của người đàn ông. Tuy nhiên trong thực tế thì việc bạn nhanh chóng đồng ý với mong muốn, quyết định của bạn đời hay đối tượng hẹn hò sẽ khiến cho đối phương cảm thấy người đàn ông này chỉ đang cố gắng làm thỏa mãn mình. Mục đích là để tránh những xung đột chứ không thể hiện cảm xúc thật của bản thân. 

Cô ấy sẽ cảm thấy vô cùng phiền lòng khi bạn trai của mình không thể hiện bất cứ cảm xúc nào với mình. Nó khiến cô ấy thấy bản thân đang bị bỏ rơi, khước từ. 

XEM THÊM:

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến mamaboy là gì cũng như cách nhận biết đối phương có phải là “con trai cưng của mẹ” không. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm được những kiến thức hay, bổ ích. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến “mamaboy” thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *