Mè nheo là gì? Cách đối phó với những bé con mè nheo

Với ba mẹ thì việc trẻ con mè nheo, làm nũng không phải là điều gì quá xa lạ. Vậy bạn có biết mè nheo là gì không? Cách đối phó với trẻ con mè nheo như thế nào? Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Mè nheo là gì?

Mè nheo là gì?
Mè nheo là gì?

Có thể hiểu nôm na mè nheo chính là sự quấy nhiễu dai dẳng bằng lời nói hoặc là hành động để đạt được một mục đích nào đấy. Theo từ điển thì mè nheo là một động từ được giải nghĩa là sự rầy rà, quấy nhiễu để đòi cái gì đó. Ví dụ: Bé mè nheo để được mẹ mua kẹo. Theo nghĩa nội động từ thì mè nheo chính là sự nói nhiều, dai dẳng để nài xin. Ví dụ: Cô ấy mè nheo để bố cho đi du lịch.

Bé hay mè nheo là do đâu?

Tìm kiếm sự chú ý từ cha mẹ

Trẻ mè nheo để tìm kiếm sự chú ý từ ba mẹ
Trẻ mè nheo để tìm kiếm sự chú ý từ ba mẹ

Những đứa trẻ sẽ luôn cảm thấy thoải mái và an tâm hơn khi được ở bên cha mẹ. Vì vậy mà chúng luôn cư xử khác biệt khi không có cha mẹ ở gần bên. Một lý do khiến trẻ làm như vậy là bởi vì chúng cảm thấy có thứ gì đó đang tranh giành sự chú ý của cha mẹ. Đó có thể là: anh, chị em khác, vật nuôi hoặc thậm chí là công việc của ba mẹ.

Trẻ nhỏ luôn muốn mình là tâm điểm chú ý của cha mẹ. Vì thế sự vô tình không để ý đến trẻ sẽ khiến bé hay mè nheo. Hành động này như là một cách để tạo sự chú ý và nhận được yêu thương của cha mẹ nhiều hơn. Vì thể để giải quyết trường hợp này  thì cha mẹ nên chú ý thái độ, tâm tư và chia sẻ với con nhiều hơn để con có cảm giác an toàn. Tuy nhiên cũng không để trẻ phụ thuộc vào bố mẹ quá nhiều mà nên giúp trẻ học cách dần tự lập trong một số việc nhỏ.

Trẻ muốn đạt được mong muốn của bản thân

Một số trẻ nhận thức được rằng hành vi nhõng nhẽo, mè nheo của mình sẽ khiến mình có thể đạt được các mục tiêu trước mắt cũng như kiểm soát thái độ của ba mẹ với mình. Ví dụ: Khi trẻ muốn có món đồ chơi mới nhưng lại bị cha mẹ phản đối thì cách bé đối diện vấn đề chính là mè nheo, nhõng nhẽo. Bé tin rằng cách làm này sẽ khiến ba mẹ khó xử và phục tùng theo như yêu cầu của trẻ. 

Do cảm thấy không an toàn

Trẻ mè nheo do cảm thấy không an toàn
Trẻ mè nheo do cảm thấy không an toàn

Những người bố, người mẹ chính là người bảo hộ cho sự an toàn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Trẻ thể hiện nhiều hơn trước mặt cha mẹ, đặc biệt là mẹ bởi chúng cảm thấy thoải mái và an toàn hơn. Chúng muốn cha mẹ hiểu rằng sự nhõng nhẽo, mè nheo mà mình thể hiện là quyền lợi để đòi sự an toàn. Vì vậy cha mẹ hãy cố gắng lắng nghe thái độ cũng như hành vi của con trẻ để trẻ luôn cảm thấy an toàn.

Cách đối phó với trẻ mè nheo là gì?

Làm lơ trẻ

Điều này có vẻ rất khắc nghiệt nhưng đây là một trong những cách để đối phó với cơn giận dữ của trẻ, đó chính là không tham gia vào cơn khóc của chúng.

Trẻ 2 tuổi thường không cố ý nổi cơn khóc hay tức giận mà đa phần chúng chỉ muốn thu hút sự chú ý của cha mẹ. Bạn có thể nói một cách nghiêm khắc nhưng phải giữ thái độ bình tĩnh để con có thể nói lên những gì con muốn.

Trẻ nhỏ thường không có đầy đủ từ vựng để nói với bạn, ngay cả khi con biết đến từ đó. Do đó bạn hãy khuyến khích con bằng một cách khác. Bạn hãy tìm cách khác để giao tiếp cùng với con. Điều này sẽ giúp con quên đi sự bực tức và giúp bạn xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với con mình.

Chuyển hướng sự chú ý của con

Cách đối phó với trẻ mè nheo là gì?
Cách đối phó với trẻ mè nheo là gì?

Bạn hãy gọi tên con hay đùa với con để thu hút sự chú ý của chúng. Điều này sẽ có hiệu quả trước khi cơn giận dữ của con bắt đầu. Nó sẽ khiến trẻ bị phân tâm khỏi những gì mà chúng đang cảm thấy khó chịu.

Không nhượng bộ

Ba mẹ hãy cố gắng tỏ ra không quan tâm dù cho bé có mè nheo rồi chuyển sang ăn vạ như thế nào đi chăng nữa. Nếu như bạn vừa mới nghe con khóc mà đã quay sang dỗ dành và đáp ứng ngay nhu cầu của con thì ba mẹ sẽ mãi “thua cuộc” thôi. 

Tuy nhiên sự kiên định mới là điều ba mẹ cần làm ngay lúc này. Dù đang ở chỗ nào, ở với ai, con mè nheo hay khóc lóc dữ dội như thế nào thì trước hết mẹ cũng nên giữ bình tĩnh. Bạn cũng đừng chọn cách nhượng bộ vì ánh mắt nhìn ngó của những người xung quanh.

Để con chờ đợi

Nếu con vẫn tiếp tục hành vi tiêu cực thì bạn có thể để chúng chờ đợi. Hãy chọn một vị trí như ở ghế hoặc sàn hành lang. Cho trẻ ngồi vào chỗ đó và đợi đến khi trẻ bình tĩnh lại.

Để con chờ trong một vài phút cũng là cách đối phó với trẻ mè nheo
Để con chờ trong một vài phút cũng là cách đối phó với trẻ mè nheo

Thời gian chờ đợi sẽ tương ứng với số tuổi của con. Ví dụ: trẻ 2 tuổi thì nên chờ trong 2 phút và trẻ 3 tuổi là 3 phút. Trong lúc này bạn không trả lời bất cứ điều gì con nói hoặc làm cho đến khi hết thời gian chờ. Khi con bạn đã bình tĩnh thì bạn hãy giải thích cho con lý do tại sao mà bạn đưa con vào thời gian chờ đợi cũng như giải thích hành vi của con là sai.

Không nên đánh hoặc là sử dụng các phương pháp kiểm soát bằng đòn roi để kỷ luật con bạn bởi như vậy sẽ làm tổn thương con. Kỷ luật với đứa trẻ mới biết đi đòi hỏi bạn cần phải cân bằng giữa sự nghiêm khắc và sự cảm thông.

XEM THÊM: 

Như vậy bạn đã biết được mè nheo là gì cùng như cách đối phó với trẻ mè nheo là gì rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hay và bổ ích trong việc nuôi dạy con. Bạn cũng đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng mình nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *