Nhân phẩm là gì? Danh dự là gì? Quan hệ giữa danh dự với nhân phẩm

Nhân phẩm và danh dự rất quan trọng bởi chúng là thước đo để đánh giá giá trị con người. Vậy nhân phẩm là gì? Danh dự là gì? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu trong bài viết nhé!

Nhân phẩm là gì?

Khái niệm nhân phẩm

“Nhân” có nghĩa là “người”, “phẩm” là “phẩm chất”. Nhân phẩm là toàn bộ các phẩm chất, giá trị tạo nên con người trong xã hội. Người có nhân phẩm tốt luôn được xã hội và những người xung quanh yêu quý, tôn trọng. 

Định nghĩa về nhân phẩm là gì
Định nghĩa về nhân phẩm là gì

Đặc điểm của người có nhân phẩm

  • Lương thiện, trong sáng
  • Nhu cầu về giá trị tinh thần, vật chất lành mạnh
  • Sống có đạo đức, thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức với xã hội
  • Tôn trọng nhân phẩm của mình và những người xung quanh.

Bạn có thể dựa vào các đặc điểm trên để đánh giá, test nhân phẩm của một cá nhân. 

Ý nghĩa của nhân phẩm là gì?

Nhân phẩm giữ vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân. Người có nhân phẩm luôn nhận thức được việc làm sai, việc làm đúng để sửa đổi và phát triển bản thân tốt hơn. 

Họ luôn gây dựng được mối quan hệ tốt với bạn bè, đồng nghiệp và đối tác làm ăn. Từ đó, tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc. Khi gặp khó khăn, họ cũng dễ dàng nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh. 

Ngoài ra, những người có phẩm chất luôn được xã hội tôn trọng và đánh giá cao. 

Danh dự là gì?

Khái niệm danh dự

Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận đối với một cá nhân dựa trên đạo đức và giá trị mà họ tạo ra trong xã hội. Khi con người tạo ra những giá trị đạo đức, tinh thần và được xã hội công nhận thì người đó có danh dự.

Danh dự là danh tiếng, độ uy tín của một cá nhân
Danh dự là danh tiếng, độ uy tín của một cá nhân

Danh dự được hình thành như thế nào?

Danh dự được hình thành dựa trên những cống hiến của con người đối với những người khác và xã hội. Bản thân mỗi chúng ta, ai cũng ít nhiều góp sức mình cho cuộc sống, cho xã hội nên đáng được tôn vinh. Mỗi người phải luôn biết giữ gìn và bảo vệ danh dự cho bản thân. Đồng thời, phải tôn trọng danh dự của người khác.

Danh dự không thể đong đếm hay mua bằng vật chất. Danh dự cũng không có được trong một chốc một lát mà phải trải qua quá trình rèn luyện, dày công vun đắp. Mỗi cá nhân phải tự xây đắp cho mình mà không thể nhờ người khác làm được. 

Danh dự cũng không phân biệt giai cấp, giới tính, chức vụ,… Nhưng những người có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng và chức vụ cao thì danh dự trong xã hội càng lớn. 

Đặc điểm của người có danh dự là gì?

  • Có lòng tự trọng
  • Sống cương trực, ngay thẳng, sẵn sàng đấu tranh vì cái sai và bảo vệ cái đúng. 
  • Không tự mãn, tự kiêu với những thứ mình đã làm được. 
  • Được mọi người kính nể, yêu thương và tôn trọng. 

Vai trò của danh dự là gì?

Danh dự tạo nên tiếng tăm, sự uy tín cho mỗi cá nhân. Đây là tiền đề quan trọng để cá nhân đó lấy được sự tin tưởng, yêu quý và tôn trọng từ những người quanh.

Mối quan hệ giữa danh dự và nhân phẩm là gì?

  • Danh dự và nhân phẩm có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau. Nhân phẩm là thứ tạo nên giá trị cho con người. Còn danh dự là kết quả thu được từ quá trình xây dựng, bảo vệ nhân phẩm. 
  • Danh dự và nhân phẩm đều rất quan trọng đối với mỗi cá nhân. Nếu chúng ta biết cách bảo vệ và giữ gìn nhân phẩm – danh dự sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, giúp chúng ta làm những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 
  • Ngược lại, nếu đánh mất danh dự và nhân phẩm thì cá nhân đó đã đánh mất giá trị làm người. Từ đó, sẽ bị người đời khinh rẻ và không được tôn trọng.  
  • Danh dự, nhân phẩm của mỗi cá nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. 

Xâm phạm danh dự nhân phẩm là gì?

Xâm phạm hay xúc phạm danh dự nhân phẩm là hành vi dùng những lời nói tục tĩu, thô bỉ để hạ thấp uy tín, chửi rủa, lăng mạ, gây thiệt hại về danh dự và nhân phẩm của người khác. Các hành vi như cắt tóc, cạo đầu, lột quần áo giữa đám đông, dùng vũ lực (vật lộn, tra khảo, bắt trói,…) để khống chế, đe dọa, buộc người bị hại làm theo ý muốn của mình cũng được xếp vào tội danh xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác. 

Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật
Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật

Xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác là hành vi trái pháp luật. Tùy theo mức độ nặng nhẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định: 

Xử phạt hành chính

  • Phạt 4 – 6 triệu đồng đối với hành vi/ lời nói đe dọa, lăng mạ người thi hành công vụ (xem chi tiết tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, khoản 2, điểm b). 
  • Phạt 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự thành viên gia đình. 
  • Phạt 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ, phát tán thông tin đời tư người khác nhằm xúc phạm danh dự. Phát tờ rơi, bài viết, hình ảnh, sử dụng mạng xã hội để xúc phạm nhân phẩm người khác. (quy định tại điều 54 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP). 
  • Phạt từ 2 – 3 triệu đồng với hành vi xúc phạm, lăng mạ, khiêu khích, bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác. (quy định tại điều 7 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP). 

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Các cá nhân có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh: 

  • Tội làm nhục người khác: Phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ tối đa 3 năm. Mức phạt tối đa từ 2 – 5 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội không được hành nghề hoặc đảm nhận chức vụ nhất định từ 1 – 5 năm. (theo điều 155 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017). 
  • Tội vu khống: Đặt điều, vu khống, loan truyền thông tin sai sự thật gây tổn hại nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm và lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị phạt hành chính 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng – 1 năm. Mức phạt cao nhất cho tội danh này là 7 năm tù, bị phạt tiền hoặc cấm đảm nhận chức vụ, làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm. 

Một số trường hợp khác

– Xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người tham gia phiên tòa hoặc có thẩm quyền tố tục bị xử phạt: 

  • Phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam dữ 3 năm.
  • Hoặc phạt tù trong thời gian từ 6 tháng – 2 năm.
  • Mức phạt tối đa cho tội danh này là 1 – 3 năm (quy định tại điều 391 của Bộ luật Hình sự).

– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của đồng đội trong quá trình làm việc bị xử phạt như sau:

  • Phạt cải tạo không giam dữ 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng – 2 năm. 
  • Mức phạt cao nhất của tội danh này là phạt tù từ 2 – 5 năm. 

XEM THÊM: 

Trên đây là bài viết giải thích thẻ nhân phẩm là gì, danh dự là gì và mối quan hệ của chúng. Supperclean.vn mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của danh dự, nhân phẩm và không ngừng hoàn thiện bản thân để trở thành người có ích cho xã hội. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *