Rứa tiếng miền Trung là gì? Mô tê răng rứa là gì? – SUPPERCLEAN

Rứa tiếng miền Trung là gì? Mô tê răng rứa có nghĩa là gì? Mời bạn đọc cùng supperclean.vn giải đáp qua bài viết dưới đây. 

Rứa tiếng miền Trung là gì?

Rứa là từ địa phương có nghĩa là “thế”, “vậy”; thường được dùng ở cuối câu hỏi hoặc câu cảm thán nhằm mục đích nhấn mạnh. “Rứa” được dùng phổ biến ở một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung nước ta như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Huế, Quảng Trị,… 

Ví dụ: 

  • Rứa á: Thế á
  • Mi đi mô rứa: Mày đi đâu thế?
Rứa tiếng miền Trung có nghĩa là thế, vậy
Rứa tiếng miền Trung có nghĩa là thế, vậy

Mô tê răng rứa là gì?

Mô tê răng rứa không phải là một câu hoàn chỉnh mà được ghép bởi 4 từ (mô – tê – răng – rứa). Ý nghĩa cụ thể của mỗi từ như sau: 

  • Mô = Ở đâu
  • Tê = Kia, ấy
  • Răng = Cái gì
  • Rứa = Thế, đấy

Ví dụ: 

  • Mi nói răng: Mày nói cái gì?
  • Đi mô rứa: Đi đâu thế?
  • Ở đàng tê: Ở đằng kia
  • Răng lại rứa: Sao lại thế
  • Anh đi mô đó: Anh đi đâu đấy?

XEM THÊM: Chổ hay chỗ đúng chính tả? Mẹo phân biệt thanh ngã, thanh hỏi

Giải thích các cụm từ chứa từ “rứa”

  • Chi rứa: Gì thế, sao thế. Ví dụ, “có chuyện chi rứa” (có chuyện gì thế)
  • Răng rứa: Sao thế. Ví dụ: “mần răng rứa” (làm sao thế)
  • Răng rứa hè: Sao thế nhỉ. Ví dụ: “con ni mần răng rứa hè” (con này làm sao thế nhỉ?
  • Ăn chi rứa: Ăn gì thế
  • Rứa hầy: Thế nhỉ
  • Gan rứa: Gan dạ vậy/ dũng cảm vậy/ lì vậy
  • Chắc rứa: Chắc vậy/ có lẽ vậy/ đúng vậy
  • Kinh rứa: Ghê vậy, đáng sợ thế,…
Ý nghĩa một số cụm từ chứa từ “rứa”
Ý nghĩa một số cụm từ chứa từ “rứa”

Trên đây là bài viết giải thích rứa tiếng miền Trung là gì và một số thuật ngữ liên quan. Supperclean.vn hy vọng sẽ giúp bạn làm giàu thêm cho mình kho tàng từ ngữ địa phương miền Trung hơn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *