Chổ hay chỗ đúng chính tả? Mẹo phân biệt thanh ngã, thanh hỏi

Câu hỏi “chổ hay chỗ đúng chính tả” là ví dụ điển hình cho việc nhầm lẫn giữa thanh hỏi và thanh ngã. Vậy chổ với chỗ, đâu là từ viết đúng? Cách phân biệt thanh hỏi với thanh ngã là gì? Dưới đây là thông tin chi tiết cho bạn đọc tham khảo.

Chổ hay chỗ viết đúng chính tả?

Theo từ điển tiếng Việt, “chỗ” là từ có nghĩa, còn “chổ” không có ý nghĩa. Vì vậy, từ viết đúng chính tả là từ “chỗ”.  Theo từ điển Soha, ý nghĩa của từ “chỗ” được lý giải như sau: 

+ Chỗ: Khoảng không gian nhất định có thể nhìn thấy toàn bộ sự vật, sự việc gì đó đang xảy ra. Ví dụ như:

  • Còn duy nhất một chỗ trống
  • Cô ấy đang loay hoay tìm chỗ đậu xe.
  • Hãy nhường chỗ cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người già khi đi xe bus. 

+ Chỗ: Một phạm vi được xác định có đặc trưng riêng biệt nào đó. Ví dụ như: gãi đúng chỗ ngứa,… 

+ Chỗ: Được dùng như một khẩu ngữ, chỉ một mối quan hệ thân tình hoặc đối tượng được lựa chọn để kết hôn. Ví dụ như: 

  • Chỗ bạn bè thân thiết với nhau, cậu không phải ngại. 
  • Con bé nhà cô đã có chỗ nào chưa?
“Chỗ” là từ viết đúng chính tả
“Chỗ” là từ viết đúng chính tả

Vì sao có sự nhầm lẫn giữa chổ với chỗ?

Đến đây, chắc hẳn bạn đã giải đáp câu hỏi chổ hay chỗ là từ viết đúng chính tả rồi phải không? Vậy nguyên nhân dẫn đến việc nhầm lẫn này là gì? Theo các chuyên gia ngôn ngữ, nguyên nhân nhầm lẫn chổ – chỗ, mở rộng hơn là giữa thanh hỏi và thanh ngã là: 

  • Do người nói có đường phát âm dị dạng như đầy lưỡi, lưỡi ngắn, tổn thương vòm miệng, mắc các bệnh lý bẩm sinh (chẻ vòm, môi hở,…) dẫn đến việc phát âm ngọng. Trong đó có trường hợp nhầm lẫn giữa thanh hỏi với thanh ngã.
  • Do yếu tố vùng miền mà một số khu vực nước ta phát âm dấu ngã thành dấu hỏi và ngược lại. Điển hình là các tỉnh thuộc khu vực miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…
Do sự khác biệt vùng miền
Do sự khác biệt vùng miền

Mẹo phân biệt thanh hỏi và thanh ngã

Do thói quen phát âm sai lâu ngày dẫn đến việc viết sai chính tả. Để khắc phục lỗi nhầm lẫn thanh ngã với thanh hỏi, chúng ta có thể áp dụng một số mẹo sau: 

Phân biệt giữa trên âm vực

Dấu hỏi thuộc âm vực cao và dấu ngã là âm vực thấp. Trong từ láy, các tiếng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về âm thanh. Với từ láy đôi, hai tiếng tạo thành thường tuân theo quy tắc nằm trong một âm vực nhất định, hoặc là âm vực thấp, hoặc là âm vực cao. 

Vì vậy, nếu một trong hai tiếng của từ láy mang các thanh sắc, ngang, hỏi thì tiếng còn lại phải mang dấu hỏi. Nếu mang các thanh huyền, nặng, ngã thì tiếng còn lại phải mang thanh ngã. 

Ví dụ từ “vui vẻ” có tiếng thứ nhất mang thang ngang (không dấu) và tiếng thứ hai mang thanh hỏi. Hay như từ “sạch sẽ” có tiếng thứ nhất mang thanh nặng, tiếng thứ hai mang thanh ngã. 

Tuy nhiên, mẹo phân biệt trên cũng có một số ngoại lệ như: bờ bãi, rảnh rỗi, ngoan ngoãn, chạy nhảy, khe khẽ,… nên bạn cần chú ý. 

Mẹo phân biệt thanh hỏi và thanh ngã
Mẹo phân biệt thanh hỏi và thanh ngã

Phân biệt giữa trên từ Thuần Việt và từ Hán Việt

* Đối với từ Hán Việt

Các từ Hán Việt có âm đầu là “m, n, nh, v, l, d, ng” thường dùng thanh ngã. Ví dụ như mã lực, nỗ lực, thành lũy, dã man, ngũ vị,… Ngoài 7 âm trên, hầu hết các từ Hán Việt còn lại đều mang thanh hỏi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ như ngải, nhải,… 

* Từ Thuần Việt

Bạn có thể ghi nhớ mẹo sử dụng thanh hỏi và thanh ngã qua hai câu thơ: 

Chị HUYỀN mang NẶNG NGÃ đau

Anh NGANG SẮC thuốc HỎI đau chỗ nào

Tức là: 

  • Các thanh huyền – nặng – ngã thường đi với nhau
  • Các thanh ngang (không dấu) – sắc – hỏi thường đi với nhau

Thực tế, đây chính là cách phân biệt dựa trên âm vực mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên. 

Cách khắc phục lỗi dùng sai thanh hỏi và thanh ngã

Việc sử dụng các mẹo phân biệt thanh hỏi và thanh ngã trên chỉ mang tính chất tương đối và tham khảo. Để viết đúng chính tả, chúng ta nên đọc nhiều và viết nhiều sẽ khắc phục tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị cho mình cuốn từ điển tiếng Việt để phục vụ cho mục đích tra cứu khi cần thiết. Ngoài ra, hãy cố gắng luyện tập phát âm cho chính xác bằng cách luyện cơ hàm, tập nói trước gương và nhờ sự giúp đỡ của bạn bè. 

XEM THÊM: 

Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi chổ hay chỗ viết đúng chính tả và cách phân biệt thanh hỏi – thanh ngã. Supperclean.vn mong rằng sẽ mang đến nhiều thông tin về giáo dục hữu ích cho bạn đọc, nhất là những bạn đang mắc phải lỗi sai này nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *