Sĩ diện là gì? Bạn đã thực sự hiểu đúng hay chưa?

Sĩ diện là gì? Người ta thường nhắc đến chúng với hàm ý tiêu cực, chỉ những người thích khoe khoang, ra vẻ ta đây nhưng bản chất chẳng có gì. Liệu đây thực sự có phải là ý nghĩa chính xác của sĩ diện hay không? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm ra cho mình đáp án chính xác nhất nhé!

Sĩ diện là gì?

Sĩ diện là một từ Hán Việt, được ghép bởi chữ ‘sĩ” và “diện”. Trong đó:

  • Sĩ (士): Chỉ những người có tri thức, học thức và phẩm chất đạo đức cũ. Thời xưa, sĩ dùng để chỉ quan chức, người có địa vị cao trong xã hội.
  • Diện (面): Có thể hiểu là diện mạo, vẻ bề ngoài của một cá nhân. Hoặc cũng có thể hiểu là danh dự, sự uy tín của con người trong xã hội và những người xung quanh. 
Sĩ diện là gì
Sĩ diện là gì

Từ điển tiếng Việt đã giải thích ý nghĩa của từ sĩ diện là gì như sau: Sĩ diện là thể diện cá nhân (ví dụ: giữ sĩ diện). Hay nói cách khác, sĩ diện là danh dự, uy tín của một người; được đánh giá dựa trên trí thức, phẩm chất đạo đức và năng lực của cá nhân đó. 

Thời xưa, người ta thường dùng “sĩ diện” để chỉ những người có giá trị và được tôn trọng bậc nhất trong xã hội. Họ có nhân cách, phong thái, đạo đức, tài năng vượt xa so với người bình thường. Bởi vậy, việc giữ sĩ diện ở các cá nhân này cũng là một lẽ đương nhiên.

Sĩ diện là gì dưới góc nhìn hiện nay?

Xã hội phát triển và ngày càng hiện đại hơn. Tuy nhiên, một số truyền thống văn hóa bị mai một hoặc thậm chí hiểu sai lệch, mất hết giá trị nội hàm của chúng và từ sĩ diện cũng vậy. 

Hầu hết, người ta nhắc đến sĩ diện với hàm ý chê bai, chế giễu những con người tự cao, tự đại, thích khoe mẽ, có thói hợm hĩnh, cố ý ra vẻ ta đây để được người khác tôn trọng mặc dù bản thân mình không có gì. Có một thuật ngữ chính xác hơn khi dùng để chỉ những con người này, đó là sĩ diện hão.

Vậy người sĩ diện hão là gì? Đó là những cá nhân luôn tìm mọi cách nâng tầm giá trị bản thân mình qua vẻ bề ngoài. Họ thích thú khi được người khác khen mình hoặc sung sướng khi được người khác nhìn mình với ánh mắt ghen tị.

Sĩ diện hão là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay
Sĩ diện hão là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay

Có một câu chuyện cười khá hay về sĩ diện hão như sau: Ngày xưa, có một anh học trò nghèo nhưng lại rất sĩ diện. Anh ta sợ bị mất thể hiện nên luôn ra vẻ hào phóng, không bao giờ nói ra ngoài rằng mình thiếu tiền.

Một tên trộm cho rằng anh ta là người giàu có thật nên đã đến để ăn trộm. Thật xui xẻo khi tên trộm phát hiện nhà ảnh chàng này chả có gì ngoài 4 bức tường trống, bèn chửi rủa: “Xui thật, ra là một tên nghèo khiếp xác”. 

Người học trò nghe vậy bèn mò trên đầu giường mấy đồng tiền đưa cho tên trộm và đuổi đi. Trước khi đuổi, anh ta còn nói với tên trộm rằng: “Là ngươi tới không đúng lúc, cầm lấy tiền này đi đi. Nhưng mà ngươi ra ngoài để lại cho ta chút thể diện; tuyệt đối đừng nói là nhà ta nghèo rớt mồng tơi đấy!”

Bàn luận về tính sĩ diện 

Đến đây, chắc hẳn bạn cũng đã phần nào hiểu rõ sĩ diện là gì rồi phải không? Sĩ diện không phải là một từ mang ý nghĩa tiêu cực nhưng vì chúng ta hiểu không đúng bản chất của chúng nên dẫn đến việc hiểu sai và dùng không chính xác. 

Sĩ diện cũng có thể hiểu là thể hiện của con người. Và tất nhiên, việc chúng ta giữ thể hiện cho bản thân là điều cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, cách giữ sĩ diện như thế nào còn phải phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người. 

Như anh chàng học trò nghèo trong câu chuyện trên, anh ta thà chọn chết đói nhưng không chịu để mất thể hiện. Nhưng cái sĩ diện của anh ta chỉ là sĩ diện hão, hư ảo và không có giá trị. 

Trong cuộc sống, những người sĩ diện hão lúc nào cũng phải gồng mình giả tạo để che đậy con người thật của mình. Cuộc sống của họ bị chi phối sự sự hào nhoáng, hoa mỹ nên luôn phải khoác lên mình chiếc mặt nạ. Như vậy, thật mệt mỏi và khó chịu. 

Nhưng không có gì tồi tệ bằng việc bộ mặt giả tạo đó bị xé toạc. Những người bạn bè chơi lâu ngày bỗng dưng phát hiện ra sự thật sẽ thế nào? Lúc ấy, thứ mà kẻ sĩ diện hão nhận được không chỉ đơn thuần là sự khinh bỉ mà còn cả sự thương hại đến đáng thương. 

Căn bệnh sĩ diện hão để lại nhiều hậu quả nguy hiểm
Căn bệnh sĩ diện hão để lại nhiều hậu quả nguy hiểm

Căn bệnh sĩ diện trong tình yêu

Trong tình yêu, căn bệnh sĩ cũng tồn tại rất nhiều và thường gặp chủ yếu ở đàn ông. Về bản chất, đàn ông vốn là những kẻ sĩ diện. Điều này không đáng xấu nhưng nếu sĩ diện đặt không đúng chỗ thì sẽ trở thành vấn đề. 

Một người đàn ông có điều kiện kinh tế bình thường nhưng thích ra vẻ với người yêu là lắm tiền. Anh ta dẫn người yêu đi ăn ở những cửa hàng sang trọng, mua những món quà đắt tiền, đưa người yêu đi du lịch khắp nơi,… nhưng tiền sinh hoạt hàng tháng vẫn phải xin bố mẹ hoặc vay mượn. 

Hệ quả nhận được của “sự sĩ diện này” là nợ nần chồng chất. Thậm chí nếu gặp phải cô người yêu hám giàu, khi nhận ra sự thật thì anh chàng này sẽ bị “đá bay” một cách không thương tiếc. Như vậy có phải là vừa mất cả chì lẫn chài hay không?

Hay như trong cuộc sống hôn nhân, một người chồng, một người cha chưa làm tròn trách nhiệm nhưng thích cứu rỗi thế giới thì lâu ngày cũng nảy sinh mâu thuẫn và cãi vã vì nhiều vấn đề. 

Bệnh sĩ diện trong tình yêu và hôn nhân
Bệnh sĩ diện trong tình yêu và hôn nhân

Những dấu hiệu nhận biết người sĩ diện là gì?

Kẻ sĩ diện hão xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Bạn có thể nhận diện các đối tượng này qua các đặc điểm sau: 

  • Thích khoe mẽ về sự giàu có của bản thân và gia đình
  • Ăn nói tục tĩu, hay dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn
  • Thích thể hiện mình là người thông minh, tài giỏi; thích chê bai và coi thường người khác. 

Làm thế nào để sửa thói sĩ diện?

Làm thế nào để sửa thói sĩ diện?
Làm thế nào để sửa thói sĩ diện?

Hiểu rõ tác hại của căn bệnh sĩ diện là gì trong cuộc sống ngày nay thì ta cần phải cố gắng loại bỏ chúng càng sớm càng tốt. Bởi thói sĩ diện hão đã ngấm sâu vào máu biết bao thế hệ. Nếu chúng ta mặc kệ, cứ để chúng phát tác thì sẽ để lại rất nhiều hệ lụy nguy hiểm.  Dưới đây là một số giải pháp giúp hạn chế và loại bỏ thói sĩ diện hão:

  • Sống là chính mình, đừng cố gắng đánh bóng vẻ bên ngoài để che đậy cái trống rỗng bên trong. 
  • Không ngừng nâng cao vốn tri thức và hiểu biết cho bản thân. 
  • Học cách ứng xử, ăn nói chuẩn mực, phù hợp với các tiêu chuẩn trong xã hội.
  • Học cách chấp nhận để biết bản thân mình đang ở vị trí nào, có nhược điểm gì cần phải khắc phục. Hãy cố gắng vươn lên bằng thực lực của bản thân chứ đừng xây dựng nó bằng sự hào nhoáng rỗng tuếch hay đạp đổ người khác. Bởi thành công đó không bền và không được đánh giá cao đâu. 

XEM THÊM: 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm sĩ diện là gì hơn nhé. Hãy luôn sống là chính mình, đừng sắm vai hay đóng thế theo kịch bản của người khác để lấy cái danh “sĩ diện hão” làm gì.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *