Tự ti là gì? Biểu hiện, tác hại và cách vượt qua

Tự ti không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe mà nó còn cản trở sự thành công của bạn. Vậy bạn hiểu tự ti là gì? Dấu hiệu nhận biết người tự ti là gì? Làm sao để vượt qua sự tự ti?

Tự ti là gì?

Tự ti là một thuật ngữ được dùng để chỉ việc một người tự đánh giá thấp về chính bản thân mình; không có đủ sự tự tin để thể hiện và bộc lộ bản thân. 

Tự ti - hành động tự coi thường bản thân mình
Tự ti – hành động tự coi thường bản thân mình

Nói một cách chính xác hơn thì tự tin là hành động tự quở trách và coi thường bản thân, luôn cho rằng bản thân mình thấp kém hơn so với những người khác. Điều này làm cho họ tự thu mình lại trong chinh vỏ bọc mà bản thân tạo ra.

Tự ti là một trạng thái cao hơn rất nhiều của sự khiêm tốn. Đây có thể được xem như một vấn đề ở tâm lý bởi vì người tự ti thường mặc cảm về chính bản thân mình. Họ không bao giờ dám đứng ra tranh luận hay là thể hiện cái tôi của mình trước đám đông hay là người khác.

Dấu hiệu nhận biết người tự ti là gì?

  • Ngại đối mặt với lời khen: Khiêm tốn là điều cần thiết nhưng cũng phải đúng nơi và đúng lúc. Nếu như bạn thể hiện sự khiêm tốn quá mức, từ chối những lời khen tặng thì có thể bạn đang đánh giá thấp về bản thân mình. Bạn nên phân biệt lúc nào cần phải khiêm tốn và lúc nào phải thể hiện cá tính và giá trị của mình.
Người tự ti ngại đối mặt với lời khen
Người tự ti ngại đối mặt với lời khen
  • Không coi trọng bản thân: Biểu hiện rõ ràng nhất của một người tự ti, không coi trọng giá trị bản thân là không tự hào và tin về những gì mà mình làm được. Người như vậy thì sẽ luôn nghĩ rằng họ không có khả năng gì. Nếu như họ hoàn thành xuất sắc trong công việc thì là vì nó đơn giản chứ không phải là nhờ vào sự nỗ lực và tài năng của bản thân.
  • Luôn nghĩ về khuyết điểm của bản thân: Một người mang sự tự ti trong lòng thì thường chỉ luẩn quẩn suy nghĩ về những lời dèm pha của mọi người và rất nhanh chóng cho rằng những nhận xét đó là đúng. Họ có xu hướng nghĩ rằng người khác chỉ nhìn thấy điểm chưa tốt của họ và lấy đó để làm trò cười nhưng thực tế thì lại không phải như vậy.
  • Luôn tự “giam lỏng”: Những người tự ti, tự đánh giá thấp mình thường hiếm khi làm điều gì đó một cách thoải mái nhất. Họ có thể nghĩ ra hàng triệu lý do để không làm một việc mình muốn thay vì là cố gắng làm để khiến cho bản thân cảm thấy yêu đời hơn.
Người tự ti luôn tự giam lỏng bản thân
Người tự ti luôn tự giam lỏng bản thân
  • Không có chính kiến: Một dấu hiệu khác cho thấy bạn đang không tin vào bản thân là ngại bày tỏ ý kiến của riêng mình. Bạn xem nhẹ suy nghĩ của bản thân và cảm thấy tham khảo ý kiến của những người khác sẽ dễ dàng hơn bởi vì những ý kiến đó có sức thuyết phục hơn của mình.
  • Luôn nghĩ người khác giỏi hơn mình: Nếu như bạn luôn so sánh bản thân mình với người khác, luôn nghĩ họ giỏi hơn mình thì sự tự ti đang xâm chiếm lấy bạn. Các nhà tâm lý học khuyên bạn nên ngừng việc so sánh đó bởi đây là suy nghĩ mang tính hủy hoại và dẫn đến những sai lầm.
  • Luôn trốn tránh cái mới, sợ thất bại: Người có tính tự ti thì rất sợ thất bại. Đó cũng chính là lý do vì sao họ thích đi theo những lối mòn có sẵn, có sự đảm bảo của người đi trước hơn là việc thử một cái mới. Những người như vậy thì thường khá nhạy cảm và dễ dàng gục ngã trước những thử thách tưởng chừng như là vô hại.

Tác hại của sự tự ti là gì?

Những người tự ti vào bản thân nếu như không biết cách kiểm soát và khắc phục tốt thì sẽ gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như:

  • Đánh mất nhiều cơ hội quý báu: Người tự ti luôn e ngại, không dám đưa ra ý kiến cá nhân và có xu hướng tránh né mọi lời khen và đề bạt của người khác. Vì thế mà họ luôn dễ bỏ lỡ các cơ hội trong cuộc sống. Những người này luôn sợ thất bại nên không dám thử sức với bất kì điều gì;họ liên tục đánh mất những cơ hội quý giá của bản thân.
Tự ti khiến bạn đánh mất nhiều cơ hội
Tự ti khiến bạn đánh mất nhiều cơ hội
  • Không biết cách thể hiện năng lực: Hậu quả thường gặp nhất ở những người tự ti đó chính là không biết cách thể hiện giá trị và khả năng của bản thân. Trong hầu hết các cuộc họp nhóm, hội nghị thì họ đều không dám đưa ra ý kiến của bản thân mình, luôn có xu hướng làm theo biểu quyết của số đông.
  • Gặp khó khăn trong các mối quan hệ: Điều này dễ bắt gặp ở những người tự ti về ngoại hình của mình. Họ sẽ không dám chủ động kết bạn hay thậm chí là từ chối các lời mời của bạn bè, đồng nghiệp. Do đó mà người tự ti thường có rất ít bạn bè. Đôi lúc họ rất cô đơn bởi vì không thể bày tỏ và tâm sự cùng với bất cứ ai.
  • Khó thăng tiến trong công việc: Điều này cũng rất dễ hiểu bởi người tự ti thì không bao giờ dám thể hiện những khả năng vốn có của bản thân mình. Họ thường lựa chọn một công việc ổn định, không đòi hỏi sự thăng tiến, không tranh đua và giành giật với bất kỳ ai.
Tự ti khiến bạn khó thăng tiến trong công việc
Tự ti khiến bạn khó thăng tiến trong công việc
  • Bản thân bị giới hạn: Nếu như những người tự tin sẽ luôn muốn thử thách, trải nghiệm những điều mới lạ thì những người tự ti sẽ luôn tránh né và giới hạn bản thân mình ở một vùng an toàn nào đó. Điều này đã vô tình hình thành nên một lối sống bó buộc, khuôn khổ, không có sự phát triển và không có bất kì trải nghiệm thú vị nào.
  • Không thể theo đuổi đam mê: Với tâm lý lo sợ, e ngại và đặc biệt là không có niềm tin vào năng lực của bản thân nên những người tự ti thường chùn bước, tự buông xuôi đam mê và hoài bão của mình. Dù cho bản thân có đưa ra nhiều định hướng, mục tiêu trong tương lai nhưng họ lại rất dễ nản lòng, bỏ cuộc. Vì vậy mà rất khó đạt được những gì mình mơ ước.
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội: Ngoài các tác động tiêu cực đến cá nhân thì sự tự ti còn gây nên nhiều hậu quả đối với xã hội, cộng đồng. Nếu như phần lớn con người đều tự ti về chính mình thì xã hội cũng sẽ không thể nào phát triển hay thậm chí là càng bị thụt lùi.

Cách để vượt qua sự tự ti là gì?

Trau dồi thêm kiến thức

Nếu như sự tự ti của bạn xuất phát từ việc bản thân có quá ít kiến thức, kinh nghiệm sống thì ngay từ bây giờ bạn nên trau dồi và học hỏi thêm. Việc học tập và bổ sung thêm các kiến thức chưa bao giờ là vô ích và quá muộn cả. Vậy nên nếu nhận thấy bản thân mình có những lỗ hổng nào đó thì bạn cần phải bù đắp ngay lập tức.

Hãy cố gắng phát huy những điểm mạnh và lợi thế mà bản thân đang có. Tuy rằng bạn không thể hiểu một cách sâu rộng về tất cả các vấn đề nhưng khi bạn đã có được một kho tàng rộng lớn về bất kì lĩnh vực nào thì nó sẽ trở thành điểm nổi bật và thu hút của bạn.

Vượt qua tự ti bằng cách trau dồi thêm kiến thức
Vượt qua tự ti bằng cách trau dồi thêm kiến thức

Tha thứ cho quá khứ

Nếu như trong quá khứ bạn đã từng phải đối mặt với những sự tổn thương: Một ai đó đã từng lớn tiếng chỉ trích, phê bình và chê bai bạn thì hãy chọn cách chấp nhận và tha thứ. Tuy rằng họ hành xử không đúng và gây ra cho bạn những sự tổn thương nhưng bạn không nên để điều đó làm ảnh hưởng đến mình.

Hãy học tập cách tha thứ cho những hành xử tiêu cực mà người khác đã gây ra. Việc thù hận không thể khiến bạn trở nên tốt hơn mà thậm chí nó còn giết chết cả tương lai của bạn. Vì vậy hãy để quá khứ được ngủ yên, hãy nhẹ nhàng cho qua những sự kiện đau buồn, thất bại và hãy cố gắng, phấn đấu nhiều hơn nữa cho hiện tại và tương lai.

Chấp nhận mọi thứ thuộc về bản thân

Học cách chấp nhận ưu - khuyết điểm của bản thân
Học cách chấp nhận ưu – khuyết điểm của bản thân

Để có thể nhanh chóng khắc phục được sự tự ti thì cách tốt nhất là bạn nên ngừng ngay việc tự đánh giá và hạ thấp bản thân mình. Mỗi người chúng ta đều sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.

Vì vậy hãy chấp nhận và hài lòng với những gì mà mình có và tập trung vào việc phát huy các thế mạnh của bản thân. Hãy yêu thương tất cả những gì thuộc về bản thân mình và hãy học cách trân quý, gìn giữ chúng thật cẩn thận. Dù đó có là những khiếm khuyết, yếu điểm thì nó cũng thuộc về con người bạn. Nếu như ngay cả bản thân còn cảm thấy chán ghét, hất hủi nó thì những người khác cũng sẽ không thể nào quý trọng nó.

Ngừng so sánh

Việc bạn cứ liên tục so sánh bản thân với những người xung quanh sẽ khiến cho lòng tin về năng lực của bạn bị giảm bớt. Nếu như ai đó thành công thì bạn hãy vui cho họ. Con đường của mỗi người lựa chọn là hoàn toàn khác nhau nên đừng cố gắng ép bản thân phải được như những người khác. Hãy biết năng lực và khả năng của mình ở đâu và cố gắng phát huy chúng một cách tốt nhất.

Đặt ra các mục tiêu cụ thể cho bản thân

Đặt ra các mục tiêu để phấn đấu
Đặt ra các mục tiêu để phấn đấu

Bạn sẽ mãi mãi không thể thành công nếu như không vạch ra mục tiêu cụ thể cho những việc mình đang làm. Vì vậy ngay cả khi bạn đang cải thiện bản thân, xây dựng lại mức độ tự tin thì cũng cần phải có đích đến rõ ràng. Hãy đặt cho mình những cột mốc, đưa ra các kế hoạch phù hợp để hoàn thành chúng một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra thì bạn cũng có thể chọn cho mình một hình mẫu lý tưởng phù hợp với ước mơ và đam mê của bản thân. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể cố gắng, phấn đấu nhiều hơn để có thể phát triển được nhận thức, tư duy, suy nghĩ và dần dần cải thiện tốt sự tự ti, nhút nhát của mình.

XEM THÊM:

Như vậy bạn đã hiểu được tự ti là gì rồi đúng không nào? Hãy cố gắng vượt qua tâm lý tự ti để đạt được nhiều thành công trong công việc, học tập và trong cuộc sống nhé! Để biết thêm các thông tin thú vị khác, hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *