Thôi nôi là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách cúng lễ thôi nôi

Cúng thôi nôi là một trong những phong tục tập quán lâu đời của người Việt; đánh dấu quá trình trưởng thành của trẻ. Vậy thôi nôi là gì? Lễ cúng thôi nôi cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng với supperclean.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Lễ thôi nôi là gì?

Cúng thôi nôi hay còn có cách gọi khác là cúng bà mụ. Đây là phong tục đã được người Việt gìn giữ từ nhiều đời nay. 

Lễ thôi nôi cho bé
Lễ thôi nôi cho bé

Thời điểm khi trẻ tròn 12 tháng tuổi thì cũng là lúc gia đình sẽ sắm lễ và làm lễ thôi nôi cho các bé. Tục lệ này được tạo ra với ý nghĩa là cầu mong bà mụ luôn che chở và ban những điều tốt lành đến với con. Tất cả những điều này là để mang tới sự may mắn và sự an yên cho đứa trẻ cho những năm tháng sau này.

Mỗi một người chỉ cúng thôi nôi một lần duy nhất trong đời nên bố mẹ đều rất chú trọng đến điều này. Nhiều bố mẹ còn tâm niệm rằng việc làm lễ cúng thôi nôi để cầu mong con sau này lớn lên sẽ mạnh khỏe và tài giỏi.

Lễ cúng thôi nôi sẽ được tính theo lịch âm. Quy luật tính lâu nay theo như ông bà ta sẽ là “gái lùi 2, trai lùi 1”. Điều này có nghĩa là nếu như con bạn là con gái thì lễ thôi nôi sẽ lùi 2 ngày còn nếu như là bé trai thì sẽ lùi 1 ngày (sau khi bé tròn 1 năm được tính theo âm lịch).

Ý nghĩa của việc tổ chức tiệc thôi nôi là gì?

Lễ thôi nôi - đánh dấu bé tròn 1 tuổi
Lễ thôi nôi – đánh dấu bé tròn 1 tuổi
  • Thôi nôi – bữa tiệc đánh dấu thời điểm bé yêu nhà bạn tròn 1 tuổi.
  • Tiệc thôi nôi nhằm cảm ơn các bà mụ và các đức ông đã nặn ra bé và bảo vệ bé khỏe mạnh suốt những ngày qua để có được các nền tảng lớn khôn và phát triển về sau.
  • Lễ thôi nôi để cho cha mẹ và những người thân cầu mong những điều tốt đẹp đến với bé.
  • Từ thôi nôi cũng chính là từ thể hiện ý nghĩa sâu sắc. Trước đây trẻ sinh ra thì được nằm trong nôi ngủ, khi lớn sẽ được chuyển lên giường. Theo như nghĩa bóng ý muốn nói rằng trẻ đã bắt đầu lớn khôn và phát triển toàn diện giống như một cá thể độc lập.
  • Tiệc thôi nôi còn thể hiện được niềm vui và những kỳ vọng của ba mẹ dành cho con.

Lễ cúng thôi nôi cần chuẩn bị gì?

Mỗi vùng miền, địa phương thì sẽ có những cách cúng thôi nôi khác nhau cho bé. Tuy nhiên nhìn chung thì tất cả đều sẽ chuẩn bị mâm lễ cúng cơ bản như sau:

  • Mâm ông Táo: Ông Táo trong phong tục của người Việt Nam là người sẽ nắm tất cả những thông tin trong gia đình. Mỗi gia đình đều sẽ có một bàn thờ dành riêng cho ông Công, ông Táo. Khi cúng thôi nôi cho bé thì bàn ông Công, ông Táo cũng như các mâm khác đều cần phải có bát nhang đèn, nến, hoa quả, xôi chè, trầu cau…
Mâm cúng ông Táo trong lễ thôi nôi
Mâm cúng ông Táo trong lễ thôi nôi
  • Mâm gia tiên: Mâm gia tiên là mâm cúng dành cho ông bà, tổ tiên trong gia đình. Thường sẽ chuẩn bị: gà luộc, rượu, xôi, ngũ quả, nhang, giấy tiền vàng bạc… Những thứ này đều là những món đồ cúng quen thuộc trong tất cả các dịp lễ lộc, cúng viếng của người Việt.
  • Mâm thần tài, thổ địa: Không phải nhà nào cũng thờ thần tài, thổ địa nhưng vẫn cần chuẩn bị một mâm riêng cho thổ địa – người canh giữ đất đai, nhà cửa.
  • Mâm bà Mụ: Theo phong tục của người Việt thì bà Mụ chính là người đã tạo nên hình hài cho những đứa trẻ sơ sinh. Lễ thôi nôi mục đích chính là để cảm ơn công sức của bà Mụ nên mâm này sẽ được chuẩn bị cầu kỳ và kỹ lưỡng nhất. Mâm bà Mụ cần chuẩn bị ngũ quả, gà, xôi, tiền vàng, bánh kẹo, cháo trắng, heo quay, hoa cát tường, đèn, nền, muối, trà, nước, rượu…
Mâm cúng bà Mụ trong lễ thôi nôi
Mâm cúng bà Mụ trong lễ thôi nôi

Một số nghi thức trong lễ cúng thôi nôi

Nghi thức khấn vái

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật thì người lớn trong nhà sẽ thực hiện cách cúng đầy năm cho trẻ. 

Người lớn trong nhà sẽ thắp nhang, bái lạy và đọc lời khấn như: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), gia đình cháu (nêu họ tên)… bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh (…) trước về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (… ) tròn một năm tuổi, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc… ”.

Nghi thức cho bé bốc đồ vật

Trong lễ cúng thôi nôi thì nghi thức cho bé bốc đồ vật được xem như một lời dự đoán về nghề nghiệp tương lai. Mỗi một món đều có một ý nghĩa riêng. Thông thường, ba mẹ sẽ đưa ra 12 món để cho bé lựa chọn.

Cho bé bốc đồ vật trong lễ thôi nôi
Cho bé bốc đồ vật trong lễ thôi nôi

Trên mâm đồ chơi này thường sẽ được bày một số đồ vật như: gương, lược, hòm thuốc, tiền, bút viết, sách vở, máy tính bỏ túi, ô tô,, micro, bộ đồ chơi làm bếp, bút vẽ, bảng vẽ, máy ảnh… Dưới đây là ý nghĩa của một số món đồ:

  • Cây viết: Liên quan tới nghề viết lách và tương lai con có thể sẽ thành nhà báo, nhà văn và nhà viết kịch…
  • Quyển sách, vở: Tương lai con của bạn là người chăm chỉ học hành và yêu thích sự khám phá.
  • Máy tính: Trẻ có thiên hướng yêu thích những con số nên có khả năng thành công ở các lĩnh vực như: kinh tế, tài chính và kinh doanh… Hoặc bé có xu hướng trở thành một nhà toán học ở trong tương lai.
  • Ống nghe bác sĩ: Nếu như bé có thích thú đối với ống nghe thì tương lai có thể đi theo ngành bác sĩ, y tá hay dược sĩ.
  • Bộ đồ chơi bếp: Nếu như con yêu thích các vật dụng nhà bếp thì con có thể thành một đầu bếp giỏi khi trưởng thành.

Nghi thức mừng tuổi

Mừng tuổi, tặng quà cho bé trong lễ thôi nôi
Mừng tuổi, tặng quà cho bé trong lễ thôi nôi

Sau khi hoàn tất nghi lễ cúng thôi nôi thì cả gia đình sẽ cùng nhau gửi những lời chúc tốt đẹp nhất qua những chiếc phong bao lì xì hay quà tặng ý nghĩa. Tất cả cùng nhau cầu mong bé được bình an, khỏe mạnh, hạnh phúc và có một tương lai tươi sáng.

XEM THÊM: 

Như vậy bạn đã hiểu được thôi nôi là gì rồi đúng không nào? Lễ cúng thôi nôi – nghi lễ quan trọng để đánh dấu con bước sang một mốc phát triển mới. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi có thể giúp ba mẹ chuẩn bị lễ cúng thật chỉn chu cho bé nhà mình. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *