Tìm hiểu về Giáo lý hôn nhân và ý nghĩa Bí tích Hôn phối

Một trong những thủ tục trước khi kết hôn của người theo Đạo Giáo là học giáo lý hôn nhân. Vậy giáo lý hôn nhân công giáo là gì? Học trong thời gian bao lâu? Những câu hỏi đó sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết này nhé!

Hôn nhân Công Giáo là gì?

Hôn nhân Công Giáo là sự tác hợp giữa một nam và một nữ nên duyên vợ chồng thông qua giáo quyền. Theo đó, mục đích của hôn nhân là yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau và có trách nhiệm sinh sản, nuôi dưỡng con cái trưởng thành.

Hôn nhân Công Giáo là gì?
Hôn nhân Công Giáo là gì?

Trong bất kỳ nền văn hóa nào, hôn nhân được coi là chuyện linh thiêng và trọng đại. Trước khi về sống với nhau, cô dâu – chú rể có các nghi thức để xin trời đất, thần linh, ông bà tổ tiên chứng giám và phù hộ cho cuộc hôn nhân của mình. Trong Công Giáo, nghi lễ này sẽ được tổ chức dưới sự chứng giám của Chúa, Linh Mục và các giáo dân. 

Hôn nhân Công Giáo có 2 đặc điểm cơ bản, đó là:

  • Đơn nhất: Một vợ – một chồng
  • Bất khả phân ly: Chung thành, chung thủy, yêu thương nhau đến trọn đời. 

Hôn nhân Công giáo là một bí tích do Chúa đã lập để kết duyên vợ chồng cho các cặp đôi. Điều kiện chịu bí tích hôn phối gồm có:

  • Hai người được làm phép rửa tội trước đó. Nếu một trong hai là người ngoại đạo thì phải có phê chuẩn của chính quyền địa phương. 
  • Đủ tuổi kết hôn theo giáo luật (nam là 16, nữ là 14). Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là tuân theo Pháp Luật Nhà Nước, không được kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi. 
  • Hai bên tự nguyện lấy nhau, không bị ép buộc hay chịu sự đe dọa của người khác
  • Kết hôn theo theo nghi thức của giáo hội
  • Không mắc cản trở về bí tích như họ hàng, các mối quan hệ thiêng liêng như con đỡ đầu – bố/ mẹ đỡ đầu,… 

Giáo lý hôn nhân là gì? 

Giáo lý hôn nhân là hệ thống các quan điểm, kiến thức cơ bản về giáo lý công giáo và thực hành đức tin trong đời sống hôn nhân gia đình. Ngoài ra, còn có các nội dung về cách duy trì trong tình yêu hôn nhân; trách nhiệm sinh con, nuôi dạy con cái khỏe mạnh và nên người; các nghi thức về hôn lễ mà đôi tân hôn sẽ cử hành tại nhà thờ. 

Trước khi đi đến hôn nhân, dù là kết hôn giữa hai người cùng đạo hay với người ngoại đạo thì cả hai vẫn phải theo học kinh giáo lý hôn nhân dưới sự chỉ dạy của cha xứ. Sau khi kết thúc khóa học, bạn sẽ phải trải qua một bài thi để được cấp bằng giáo lý hôn nhân công giáo. Đây là một loại giấy tờ quan trọng, là điều kiện cần để được kết hôn tại nhà thờ. 

Bằng giáo lý hôn nhân là điều kiện quan trọng để được tổ chức lễ kết hôn tại nhà thờ
Bằng giáo lý hôn nhân là điều kiện quan trọng để được tổ chức lễ kết hôn tại nhà thờ

Trước khi học giáo lý hôn nhân, người ngoại đạo phải có “Đơn xin chuẩn hôn khác đạo” và được Đức Giám Mục của giáo phận ban phép chuẩn. Quá trình xin đơn không quá hà khắc, bạn chỉ cần liên hệ đến Linh Mục sẽ được hướng dẫn thực hiện. 

Nội dung của giáo lý hôn nhân gồm mấy phần? 

Chương trình giáo lý hôn nhân được chia thành 2 phần, gồm có:

Phần I: Ơn gọi hôn nhân

  • Bài 1: Ơn gọi Hôn Nhân trong chương trình của Thiên Chúa
  • Bài 2: Hôn Nhân Công Giáo
  • Bài 3: Giáo luật về Bí tích Hôn phối
  • Bài 4: Hôn Nhân khác tôn giáo
  • Bài 5: Các thủ tục và nghi Lễ Hôn Phối
  • Bài 6: Sống thời kỳ đính hôn
  • Bài 7: Tình yêu vợ chồng
  • Bài 8: Tính dục và Hôn Nhân
  • Bài 9: Hòa hợp vợ chồng: Sự khác biệt giữa nam và nữ
  • Bài 10: Hòa hợp vợ chồng: Triển nở trong tình yêu
  • Bài 11: Hòa hợp vợ chồng: Giải quyết những xung đột
  • Bài 12: Sự phân ly vợ chồng

Phần II: Gia đình là Hội Thánh tại gia

  • Bài 13: Gia Đình là Hội Thánh tại gia
  • Bài 14: Linh đạo Hôn Nhân và gia đình
  • Bài 15: Các bí tích trong đời sống Hôn Nhân và gia đình
  • Bài 16: Cầu nguyện trong gia đình
  • Bài 17: Sinh con có trách nhiệm
  • Bài 18: Giáo dục con cái
  • Bài 19: Đạo hiếu
  • Bài 20: Những ngày lễ của gia đình
  • Bài 21: Gia đình và xã hội

Ý nghĩa của giáo lý hôn nhân công giáo

  • Hiểu rõ về đạo luật hôn nhân trong công giáo như: Hôn nhân một vợ – một chồng, chung thủy, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, vất vả, xây dựng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc,…
  • Hiểu rõ hơn về người bạn đời, văn hóa tín ngưỡng và sinh hoạt tôn giáo của họ. Để từ đó có sự thấu hiểu, hướng đến cuộc sống hôn nhân tốt đẹp và bền vững hơn.
  • Xây dựng lòng tin vào Chúa, tin những điều mà Chúa mang lại. Từ đó, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình nhẹ nhàng, êm dịu hơn, không còn đau khổ,… 
Vì sao cần phải học giáo lý hôn nhân?
Vì sao cần phải học giáo lý hôn nhân?

Xem thêm:

Tình yêu chân chính là gì? Biểu hiện của tình yêu chân chính

5630 là gì? Bạn đã biết ý nghĩa của mật mã tình yêu 5630

Học giáo lý hôn nhân bao lâu?

Thời gian trung bình theo học giáo lý khoảng 3 tháng hoặc có thể dài hơn tùy theo số tiết học mỗi tuần và đối tượng theo học (là người trong đạo hay ngoại đạo). Nếu là người ngoại đạo muốn theo công giáo, ngoài 3 tháng học giáo lý hôn nhân thì bạn mất thêm khoảng 3 tháng để học phải học giáo lý dự tòng. 

Thời gian học giáo lý hôn nhân trong bao lâu?
Thời gian học giáo lý hôn nhân trong bao lâu?

Trên đây là bài viết chia sẻ về giáo lý hôn nhân công giáo. Hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc. 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *