Truyện ngụ ngôn là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và đặc trưng nghệ thuật

Truyện ngụ ngôn ra đời trễ hơn so với các thể loại khác nhưng có vai trò quan trọng đối với công tác giáo dục con người. Vậy truyện ngụ ngôn là gì? Chúng có nguồn gốc từ đâu? Truyện ngụ ngôn có đặc trưng gì nổi bật về nội dung và nghệ thuật? Bài viết chia sẻ dưới đây của supperclean.vn sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi này nhé!

Truyện ngụ ngôn là gì?

Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần; thường mượn những câu chuyện liên quan đến đồ vật, con vật hoặc con người để nói bóng gió về triết lý nhân sinh, đạo đức. Từ đó, răn dạy, khuyên nhủ và mang đến nhiều bài học cuộc sống thiết thực cho con người. Truyện ngụ ngôn là bài học được đúc rút từ chính cuộc sống của chúng ta. Chúng không chỉ hữu ích với trẻ nhỏ mà còn giá trị với người lớn. 

Truyện ngụ ngôn là gì - Một trong các thể loại văn học dân gian Việt Nam, vừa có tính giải trí lại có tác dụng giáo dục sâu sắc
Truyện ngụ ngôn là gì – Một trong các thể loại văn học dân gian Việt Nam, vừa có tính giải trí lại có tác dụng giáo dục sâu sắc

Kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm truyện ngụ ngôn hay và có giá trị. Có thể kể đến như: Chim khách và quạ, Ếch ngồi đáy giếng, Con lừa và bác nông dân, Rùa học bay, Một trí khôn hơn trăm trí khôn, Câu chuyện bó đũa,… 

Nguồn gốc truyện ngụ ngôn là gì?

Đại đa số truyện ngụ ngôn được bắt nguồn từ loài vật. Khi sống trong môi trường tự nhiên, người cổ đại đã quan sát và tìm hiểu rõ đặc tính của từng con vật. Tuy nhiên, do chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa tự nhiên và con người nên người ta đã gán cho vật mọi tính cách của con người. Bởi vậy, truyện ngụ ngôn loài vật ra đời dựa trên cơ sở này. Khi ý thức con người phát triển hơn, họ bắt đầu mượn loài vật để nói bóng gió, kín đáo về chuyện con người. 

Đặc trưng của truyện ngụ ngôn

Đề tài trong truyện ngụ ngôn là gì? Đó là những vấn đề liên quan đến đạo đức hoặc cách ứng xử trong cuộc sống thường ngày của con người. Tác giả đã mượn hình ảnh loài vật, con vật hoặc thậm chí con người để nói bóng gió về chuyện con người. 

Vì vậy, truyện ngụ ngôn thường có ngụ ý, tức là có nghĩa đen và nghĩa bóng: 

  • Nghĩa đen: Đề cập đến tập tính và đặc điểm đặc trưng của loài vật.
  • Nghĩa bóng: Là bài học, lời tâm sự thầm kín mà tác giả gửi gắm sau câu chuyện. 

Ví dụ như câu truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”:

  • Nghĩa đen: Đề cập đến tập tính của loài ếch là sống trong môi trường ẩm ướt như bờ ruộng, đáy giếng,…
  • Nghĩa bóng: Phê phán những con người kém hiểu biết nhưng tự cho mình là tài giỏi hơn người; hay xem thường, chế nhạo người khác rồi phải gánh hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí là trả giá bằng chính tình mạng của mình.

Ngoài ra, truyện ngụ ngôn còn chứa nhiều yếu tố hài hước, trở thành công cụ giải trí cho tầng lớp nông dân sau những giờ làm việc vất vả. Tác giả đã dùng tiếng cười để châm biếm những hành động ngốc nghếch, ngu dốt của con người. 

XEM THÊM: Truyện cổ tích là gì? Cách phân loại, đặc trưng và ý nghĩa

Truyện ngụ ngôn có cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng
Truyện ngụ ngôn có cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng

Truyện ngụ ngôn là gì? – Đặc điểm về nội dung

Đả kích giai cấp thống trị

Thời xưa, con người không có tiếng nói, phải chịu bao áp bức mà không biết kêu than với ai. Khi đó, tác giả đã mượn truyện ngụ ngôn để đả kích, phê phán tầng lớp thống trị trong xã hội như thói ngang ngược của kẻ quyền thế, cướp của hại người, đạo đức giả,…

Tác phẩm tiêu biểu: Khi chúa sơn lâm ngã bệnh, Mèo ăn chay, Chèo bẻo và ác là,… 

Phê phán các thói hư tật xấu

Bằng cách truyền tải thông điệp một cách khéo léo và tế nhị, truyện ngụ ngôn là tiếng nói phê phán các thói hư tật xấu của con người như huênh hoang, chủ quan, tham lam, thích đoán mò,… Những thói hư đó khiến cho con người ngày càng tụt hậu, kém phát triển và ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

Tác phẩm tiêu biểu: Ếch ngồi đáy giếng, Cà cuống với người tịt mũi, Người nông dân và con lừa,… 

Phê phán các tật xấu của con người
Phê phán các tật xấu của con người

Truyền tải các bài học đạo đức

Truyện ngụ ngôn được đúc rút từ kinh nghiệm sống thực tiễn. Vì vậy, nó gắn liền với cuộc sống con người. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều bài học bổ ích về cách sống, cách đối nhân xử thế, sức mạnh của lòng đoàn kết,… Tác phẩm tiêu biểu: Quạ mặc lông công, Chị bán nồi đất, Đẽo cày giữa đường, Chuyện bó đũa,… 

XEM THÊM: Sát gái là gì? Cách nhận biết một “tay sát gái” chính hiệu

Đặc điểm về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn

Cốt truyện và kết cấu

  • Là câu chuyện kể mang tính chất thế sự
  • Cốt truyện ngắn, không xây dựng rõ bối cảnh và sự phát triển của tình tiết. Tình huống trong truyện được phát triển bởi một sự kiện đặc biệt, khá đơn giản và dễ hiểu. 
  • Kết câu chuyện ngắn nhưng rất logic. Độ dài mỗi câu chuyện ngụ ngôn chỉ khoảng 10 – 15 câu. 

Hình tượng nhân vật

  • Nhân vật rất đa dạng, có thể là con người, loài vật, cây cỏ, thần linh,… 
  • Thường được xây dựng theo hình thức đối lập như: thông minh .>< ngu ngốc, tốt bụng >< độc ác, to lớn >< nhỏ bé,… Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng biện pháp phủ định để xây dựng nhân vật. 
  • Suy nghĩ, hành động và lời nói của nhân vật đều được trau chuốt cẩn thận và dễ hiểu, giúp người đọc có thể dễ dàng rút ra bài học. 
Là các nhân vật quen thuộc, gần gũi với cuộc sống con người 
Là các nhân vật quen thuộc, gần gũi với cuộc sống con người

Biện pháp nghệ thuật

  • Nhóm đối tượng chủ yếu của truyện ngụ ngôn là thiếu nhi nên tác giả thường sử dụng các hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống, nhất là loài vật. Tác giả thường gán cho con vật các đặc điểm biểu trưng cho con người, ví dụ như: cáo gian manh, voi hiền lành, mèo lười biếng,… Nghệ thuật nhân hóa đã biến những con vật hay đồ vật vô tri trở nên có sức sống và khiến cho cốt truyện diễn ra tự nhiên nhất. 
  • Nghệ thuật ẩn dụ: Đó là những bài học đạo đức, hay và ý nghĩa về cuộc sống ẩn chứa sâu bên trong. 

Trên đây là bài viết chia sẻ khái niệm truyện ngụ ngôn là gì lớp 6 và một số thông tin liên quan. Supperclean.vn hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về thể loại văn học dân gian này nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *