Tuổi thơ của mỗi người đều gắn liền với những câu chuyện cổ tích được bà, mẹ kể cho nghe. Vậy truyện cổ tích là gì? Truyện cổ tích có mấy loại? Đặc trưng và ý nghĩa của thể loại văn học dân gian này là gì? Chúng ta cùng khám phá qua bài viết này nhé!
Contents
Truyện cổ tích là gì?
Chương trình Ngữ Văn lớp 6 đưa ra khái niệm truyện cổ tích là gì như sau:
“Truyện cổ tích là một loại hình tự sự dân gian; thường kể lại câu chuyện hư cấu xoay quanh cuộc đời và số phận của các nhân vật quen thuộc như người mồ côi, nhân vật tài giỏi, người nghèo khổ, người thông minh, người có hình dạng xấu xí,…
Truyện cổ tích sử dụng các yếu tố kỳ ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân đối với đời sống. Qua đó, thể hiện quan niệm về đạo đức, công lý, khát vọng được sống với tự do và đam mê, ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn.”
Các tác phẩm truyện cổ tích trong văn học dân gian rất đa dạng và phong phú. Ta có thể kể đến như: Cô bé quàng khăn đỏ, Tấm Cám, Sọ Dừa, Thánh Gióng, Sự tích cây vú sữa,…
Phân loại truyện cổ tích
Khái niệm về truyện cổ tích là gì đã được mình chia sẻ rất rõ ở trên. Vậy thể loại văn học dân gian này có những loại nào? Theo đó, truyện cổ tích được chia thành 3 loại sau:
Truyện cổ tích về loài vật
Thể hiện nhận thức và sự hiểu biết của con người về thế giới loài vật. Một bộ phận truyện cổ tích loài vật có sự tham gia của con người, một bộ phận khác thì các con vật trong truyện chỉ có con vật.
Nhân vật chính của truyện là các con vật quen thuộc trong cuộc sống, có ảnh hưởng ít nhiều đến con người. Cách mà tác giả xây dựng nhân vật trong cổ tích về loài vật là sự kế thừa về tư duy thần thoại.
Hai tuyến nhân vật chính của thể loại này là:
- Vật nuôi trong nhà: Chủ yếu đề cập đến nguồn gốc các đặc điểm của chúng. Nhóm này có ý nghĩa ca ngợi những đức tính quý báu của con người.
- Vật nuôi hoang dã: Đề cập đến sự thông minh của chúng trong việc dùng mưu mẹo để lừa và chiến thắng các con vật mạnh hơn. Nhóm này ngụ ý cả ngợi sự thông minh của những người bình dân.
Tác phẩm tiêu biểu: Trí khôn của ta đây, Truyện con lừa hà, Dê và Cáo, Truyện Hai con gà trống, Vịt con cẩu thả, Có một bầy hươu, Rùa con tìm nhà, Thỏ và Rùa,…
XEM THÊM: Quá tam ba bận là gì? Bàn luận về ý nghĩa của câu thành ngữ
Cổ tích thần kỳ
Kể lại những sự việc xảy ra trong cuộc sống của con người. Đó có thể là mâu thuẫn trong gia đình, vấn đề liên quan đến hôn nhân hoặc những mâu thuẫn trong xã hội.
Nhân vật chính của thể loại này là con người. Lực lượng thần kỳ cũng giữ vai trò quan trong diễn biến và dẫn đến kết thúc truyện. Thế giới trong cổ tích thần kỳ là thế giới thơ mộng, huyền ảo, có sự xâm nhập giữa thế giới siêu nhiên và thế giới trần tục.
Các tuyến nhân vật chính của cổ tích thần kỳ bao gồm:
- Nhân vật dũng sĩ, tài giỏi: Đây là các nhân vật có tài năng đặc biệt về một lĩnh vực nào đó. Nội dung truyện xoay quanh những cuộc phiêu lưu của họ. Cuối cùng, họ lập được chiến công lớn, bảo vệ cái thiện và diệt cái ác. Ví dụ: Thạch Sanh, Tiêu diệt mãng xà, Ba chàng dũng sĩ, Khoa Phụ đuổi mặt trời, Người thợ săn và mụ chằng,…
- Nhân vật bất hạnh: Đó có thể là người con riêng, người em út, nhân vật mồ côi, người ở, nhân vật xấu xí,… Họ có đặc điểm chung là bị thiệt thòi về quyền lợi, bị các đối tượng khác ngược đãi. Về mặt tính cách, họ có trọn vẹn đạo đức và có tài nhưng phải sống cuộc sống nghèo khổ. Trải qua thử thách, họ được đổi đời và có cuộc sống hạnh phúc lâu dài. Tác phẩm tiêu biểu: Lấy vợ Cóc, Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Cây khế,…
Cổ tích thế tục
Kể lại những sự kiện ly kỳ khác thường nhưng được rút ra từ thế giới trần tục. Có thể có yếu tố thần kỳ nhưng không đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mạch truyện.
Nhân vật trung tâm của thể loại này thường tích cực và chủ động hơn. Sự bế tắc là sự bế tắc của hiện thực đối với cuộc sống của họ. Các xung đột trong cổ tích thế tục được giải quyết theo sự logic của hiện thực chứ thường không mang yếu tố tưởng tượng.
Các tuyến nhân vật phổ biến gồm:
- Nhân vật bất hạnh: Có số phận bất hạnh, cuộc đời bất hạnh nhưng không có kết thúc có hậu. Ví dụ: Sự tích chim quốc, Sự tích chim hít cô, Trương Chi,…
- Nhật vật có nhiều thói hư tật xấu hoặc hành vi độc ác: Đó có thể là sự hách dịch, bất hiếu, khoe giàu,…. Ví dụ: Gái ngoan dạy chồng, Đứa con trời đánh,….
- Nhân vật thông minh: Dùng sự thông minh để ứng xử, phân xử hoặc dùng mưu mẹo để thể hiện trí thông minh của mình. Ví dụ: Nói dối như Cuội, Cái chết của bốn ông sư, Em bé thông minh, Xử kiện tài tình,….
- Nhân vật ngốc nghếch: Nhân vật chính ngu ngốc, không thông minh nên thường phải trả giá đắt cho hành vi của mình. Đôi khi gặp may mắn nên gặt hái được thành công. (Ví dụ: Làm theo lời vợ dặn, Chàng ngốc được kiện,..). Ngoài ra, còn có tuyến nhân vật giả ngốc để làm điều đó. Ví dụ như tác phẩm: Làm công chúa nói được.
XEM THÊM: Tiềm thức là gì? Tìm hiểu chi tiết về sức mạnh của tiềm thức
Ý nghĩa truyện cổ tích là gì?
- Truyện cổ tích là món ăn tinh thần không chỉ với trẻ nhỏ mà còn cả người lớn. Chúng mang lại tiếng cười, sự thư giãn cho chúng ta sau mỗi ngày làm việc vất vả.
- Truyện cổ tích hướng đến những điều tốt đẹp, thể hiện khát vọng và ước mơ về cuộc sống tươi đẹp của người dân. Vì vậy, chúng mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
- Giúp ta hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc cũng như các sự vật xung quanh. Qua đó, thêm yêu quê hương đất nước và ghi nhớ đến công lao của các thế hệ đi trước.
Truyện cổ tích là gì? – Các đặc trưng nổi bật
Chứa yếu tố thần bí, hư cấu và kỳ ảo
Đây là đặc trưng nổi bật nhất của truyện cổ tích Việt Nam. Sự xuất hiện của các yếu tố hư cấu như phù thủy, ông bụt,… tạo nên sự lôi cuốn và thú vị cho cốt truyện. Các yếu tố này sẽ dẫn dắt câu chuyện đến phẩm đỉnh và giải quyết tốt các xung đột. Đồng thời cũng giúp cho ước mơ, mong muốn của nhân vật được thực hiện.
Có tính dị bản và motip
Vì là tác phẩm văn học dân gian chủ yếu được truyền miệng qua nhiều thế hệ nên truyện cổ tích có tính dị bản. Mặc dù vậy, chúng vẫn thể hiện trọn vẹn thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Truyện cổ tích được tác giả quan sát, ghi nhớ và thể hiện chúng dưới dạng các mẩu truyện ngắn để răn đe, giáo dục. Chúng thường không được nhắc đến một địa danh cụ thể mà thường chung chung và mở đầu với các motip như: Ngày xửa ngày xưa, chuyện xưa kể rằng,…
Thể hiện tư duy thẩm mỹ
Với sự tự do trong việc tìm đề tài, tác giả có thể tự do tìm kiếm đề tài theo sở thích của bản thân. Với khả năng tư duy thẩm mỹ của mình, họ có thể khéo léo chuyển những điều bình thường trở thành cốt truyện súc tích, thu hút người nghe.
Tóm lại, tác giả đã sử dụng các chất liệu đười thường để thêu dệt nên những bài học triết lý, có tính giáo dục sâu sắc. Những tác phẩm về sau lại càng có nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc hơn, thể hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh.
Nội dung truyện cổ tích là gì?
Nội dung cơ bản của truyện cổ tích bao gồm:
Mâu thuẫn trong gia đình, xã hội
Đó là xung đột anh em, xung đột chị em gái, xung đột con ruột – con nuôi, mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác, xung đột giữa các tầng lớp xã hội,… Truyện cổ tích có xu hướng bênh vực kẻ yếu và lên án những phản diện để chống bất công, thể hiện tinh thần nhân đạo.
Lý tưởng hóa xã hội thẩm mỹ
Các lực lượng thần kỳ luôn xuất hiện đúng lúc, luôn đứng về cái thiện và trợ giúp cho các nhân vật bất hạnh được hưởng hạnh phúc. Từ đó, xây dựng một xã hội tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
Các triết lý, đạo đức làm người và ước mơ công lý
Triết lý sống trước tiên mà truyện cổ tích hướng đến là chủ nghĩa lạc quan, là tình yêu thương quý trọng con người. Kết thúc truyện thường có hậu. Mặc dù là kết thúc bi thảm nhưng đều mang tư tưởng lạc quan. Nhân vật chính ra đi biệt tích hoặc chết nhưng đều để lại niềm tin cho người ở lại.
Ngoài ra, truyện cổ tích đều trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề đạo đức. Đạo đức luôn gắn liền với tình thương và lấy nó làm nền tảng phát triển.
Những đặc sắc về nghệ thuật của truyện cổ tích
Cốt truyện
Cốt truyện cổ tích là gì? Đây là hệ thống các sự kiện, biến cố xảy ra trong một hoàn cảnh nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Cốt truyện cổ tích thường mang tính chất bịa đặt, hay nói cách khác là xây dựng dựa trên yếu tố hư cấu, tưởng tượng.
Cốt truyện được xây dựng theo sơ đồ chung như: người xấu xí nhưng có tài, dũng sĩ diệt kẻ ác để cứu người đẹp,… Cốt truyện chặt chẽ, hoàn chỉnh với các nút mở đầu – thắt nút – phát triển – cao trào – mở nút (kết thúc).
XEM THÊM: Tôn sư trọng đạo là gì? Bàn luận về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nhân vật
Nhân vật trong truyện cổ tích thường có đặc điểm là hiền lành, luôn bị ức hiếp và chịu sự thua thiệt. Trải qua các kiếp nạn, nhân vật chính thường có kết thúc đẹp. Tác giả sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật để miêu tả nhân vật như tả thực, miêu tả nội tâm, phóng đại, so sánh,….
Thế giới cổ tích
Sự tổng hòa giữa yếu tố thực tế và yếu tố hư cấu tạo nên thế giới thơ mộng, huyền ảo. Các yếu tố hư cấu, huyền ảo và hoang đường được sử dụng phổ biến để xây dựng nên thế giới cổ tích trong tác phẩm.
Cách phân biệt truyện truyền thuyết, thần thoại với cổ tích là gì?
Giống nhau
- Đều là các tác phẩm tự sự dân gian.
- Có các yếu tố kì ảo, hoang đường
Khác nhau
Cổ tích | Thần thoại, truyền thuyết | |
Nội dung | Khai thác đề tài về thế sự, đời tư như chuyện gia đình, anh em,…. với các xung đột xoay quanh nhân vật. | Các đề tài mang tính chất lịch sử, lớn lao. |
Nhân vật | Những người thấp cổ bé họng, không có tiếng nói và quyền lực, chịu nhiều bất công trong xã hội. | – Thần thoại: Các vị anh hùng và các vị thần.
– Truyền thuyết: Thường là các nhân vật lịch sự nên có tính xác thực cao. |
Kết thúc | Thường là kết thúc có hậu, kẻ ác bị trừng trị, người tốt được sống hạnh phúc. | Kết thúc dạng mở. |
Phong cách sáng tác | Đưa chúng ta vào thế giới gần gũi như cuộc sống thường ngày. | Giúp người đọc như được sống trong bầu không khí lịch sử trang trọng, thiêng liêng. |
Qua bài viết này, supperclean.vn mong rằng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về thể loại truyện cổ tích là gì lớp 10 và các đặc trưng của chúng. Những tác phẩm truyện cổ tích luôn đầy ắp sự thú vị. có tác dụng chữa lành và giáo dục sâu sắc. Các bạn có thể sưu tầm để đọc và cảm nhận nhé!