Âm đệm là gì? Ôn luyện kiến thức về âm đệm trong tiếng Việt

Âm đệm là một thành phần quan trọng cấu tạo nên phần vần trong tiếng Việt. Vậy âm đệm là gì? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp toàn bộ kiến thức về âm đệm, hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc!

Âm đệm là gì lớp 5? Có ví dụ

Âm đệm là âm tiết đứng vị trí thứ 2 trong từ, ngay sau âm đầu. Âm đệm là một bộ phận cấu tạo nên vần. Trong tiếng Việt, âm đệm đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Chúng giúp tạo nên sự khác biệt và đối lập giữa âm tròn môi và âm không tròn môi. 

Âm đệm là gì?
Âm đệm là gì?

Ví dụ về âm đệm: 

  1. Từ hoa có âm đệm là “o”
  2. Từ nguyên có âm đệm là “u”

Thực tế, không phải bất kỳ tiếng nào cũng có âm đệm. Ví dụ như các từ “thi, hiền, trạng” không có âm đệm. 

Âm đệm được chia thành 2 loại, đó là:

  • Âm đệm bán nguyên “u”
  • Âm vị “o” (âm vị trống)

Ngoài ra, khi phát âm, ta không dừng ở âm đệm lâu mà cần chuyển sang âm chính. 

Một số nguyên tắc của âm đệm

Để hiểu rõ hơn tiếng có âm đệm là gì cũng như cách phân biệt chúng với âm chính và âm cuối, chúng ta cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau: 

  • Âm đệm “o” có khả năng kết hợp với hầu hết các âm đầu, không có ngoại lệ. 
  • Âm đệm “u”: Không dùng với các âm tiết có phụ âm đầu là âm môi hoặc các âm tiết có phần nguyên âm là âm tròn môi. Âm đệm “u” cũng không thể kết hợp với các âm như “ươ”, “ư”, “g”; trừ trường hợp “góa”. 
  • Âm đệm “o” thường đứng trước các âm như ‘e”, “ă”, “a”.
  • Âm đệm “u” thường đứng trước những âm như “â”, “âm”, “ê”, “y”, “ơ”,… 
  • Âm “c” khi đứng trước âm đệm sẽ được thay thế thành “q” và âm đệm đi kèm thường là “u”. Ví dụ: quá, quắt, qua,… 
  • Âm đệm vốn dĩ là các âm tròn môi nên không thể kết hợp với các âm tròn môi như “u”, “ô”, “o”
  • Âm đệm thường không xuất hiện sau các phụ âm như “g”, “b”, “r”, “m”, “n”, “ph”,… Trừ một số ngoại lệ như voan, thùng phuy, xe buýt, roàn roạt, góa,… 
Các nguyên tắc của âm đệm
Các nguyên tắc của âm đệm

Kiến thức về âm chính và âm cuối

Ngoài câu hỏi âm đệm là gì lớp 1 thì rất nhiều bạn học sinh cũng thắc mắc về âm chính và âm cuối. Vậy âm chính là gì, âm cuối là gì? Dưới đây là thông tin chi tiết: 

Vần = Âm chính + âm đệm + âm cuối

Âm chính là gì?

Âm chính là âm đứng vị trí thứ 3 trong tiếng, sau âm đệm. Chúng là những âm tự phát ra âm thanh mà không cần nhờ tới các âm khác. Trong tiếng Việt, hầu hết các nguyên âm đều có thể đảm nhận vai trò làm âm chính. 

Có 2 loại nguyên âm chính, đó là:

  • Nguyên âm đơn: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, e, ê, i/у
  • Nguyên âm đôi: ia (iê), ưa (ươ), ua (uô)

Ngoài ra, người ta còn phân loại dựa trên các đặc điểm như:

+ Vị trí lưỡi: Bao gồm các loại sau:

  • Nguyên âm hàng trước (tức là khi phát âm, lưỡi sẽ đưa ra đằng trước): e, ê, iê, ia, i, y
  • Nguyên âm hàng giữa (lưỡi sẽ nằm ở giữa khi phát âm, âm thanh phát ra mang âm sắc trung hòa) như: ươ, ua, a, ơ, ă, â
  • Nguyên âm hàng sau (Lưỡi sẽ thụt về phía sau khi phát âm nên âm sắc khá trầm) như: ua, uô, u, ô, o

+ Độ mở của miệng:

  • Nguyên âm rộng, âm phát ra có âm lượng lớn: e, o, a
  • Nguyên âm vừa: ơ, ê, ô
  • Nguyên âm hẹp: u, ư, i
Ví dụ về âm chính và âm cuối
Ví dụ về âm chính và âm cuối

Âm cuối là gì?

Âm cuối có nhiệm vụ kết thúc âm tiết. Vị trí này thường do các phụ âm cuối và bán âm cuối đảm nhận. 

* Bán âm cuối: Được chia thành 2 nhóm nhỏ hơn, cụ thể như sau:

Bán âm cuối bẹt miệng (khi phát âm, lưỡi đưa ra trước) – được ghi bằng i/ y: 

  • Bán âm cuối “y” thường đứng sau các nguyên âm ngắn như “âu”, “ă”, “a”, “â”
  • Bán âm cuối “i” đứng sau các âm còn lại nhưng không bẹt miệng như “uôi”, “ai” “ơi”, “ui”, “oi”, “ôi”
Bán âm cuối tròn môi (khi phát âm, lưỡi thụt vào trong) – được ghi bằng u/ o: 

  • Không đi sau nguyên âm hàng sau. 
  • Bán âm cuối “u” đi sau các âm ngắn, âm vừa và âm hẹp.
  • Bán âm cuối “o” đi sao âm rộng. 

* Phụ âm cuối: 

Phụ âm cuối gồm có 8 âm và được chia thành 4 cặp như sau: 

  • Phụ âm môi (m – p): Khi phát âm sẽ đóng tiếng bằng 2 môi
  • Phụ âm đầu lưỡi (n – t): Khi kết thúc phát âm, lưỡi đặt lên chân răng
  • Phụ âm mặt lưỡi (nh – ch): Khi kết thúc phát âm, lưỡi được đặt lên vòm miệng cứng. 
  • Phụ âm cuống lưỡi (ng – c): Khi kết thúc phát âm, lưỡi được đặt lên vòm miệng mềm.

XEM THÊM: 

Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi âm chính, âm cuối và âm đệm là gì. Hy vọng sẽ mang đến cho các bậc phụ huynh và bé nhiều kiến thức thú vị về chủ đề này!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *