Tản văn là gì? Đặc điểm, phân loại và kỹ năng viết tản văn

Văn học Việt Nam có nhiều thể loại khác nhau như tiểu thuyết, truyện, văn xuôi, bút ký,… nhưng khái niệm tản văn là gì còn xa lạ với nhiều độc giả. Vậy thì hãy cùng supperclean.vn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tản văn là gì?

Tản văn là một thể loại văn xuôi ngắn gọn, súc tích và có đa dạng cách thể hiện như tự sự, trữ tình, miêu tả, nghị luận,… Nhưng chúng đều có đặc điểm chung là mang tính chấm phá, thể hiện trực tiếp suy nghĩ/ cảm xúc của người viết thông qua các hiện tượng đời sống thường ngày, mang ý nghĩa xã hội. 

Khái niệm về tản văn là gì
Khái niệm về tản văn là gì

Tản văn còn được biết đến với các tên gọi khác như tạp bút, tạp văn,… Đôi khi, chúng được viết mà không có kế hoạch rõ ràng mà chỉ là những gì được tác giả chợt nghĩ ra và viết, không phải suy nghĩ đắn đo về nội dung của chúng. Tức là tác giả sẽ không mất công xây dựng nhân vật, cốt truyện, tình tiết, sự kiện,…. một cách chặt chẽ như các thể loại văn học khác. Bởi vậy, tản văn mang tính chất bất chợt và rất đa dạng về chủ đề, không có bất kỳ giới hạn nào. 

Điều cốt lõi của tản văn là tái hiện các chi tiết quan trọng, giàu ý nghĩa trong xã hội. Thông qua đó, tác giả sẽ bộc lộ tình cảm và suy nghĩ cá nhân.  Trong văn học cổ Trung Quốc, khái niệm tản văn là gì được hiểu như sau: Tản văn là một thể loại văn xuôi tự do, được dùng để phân biệt với văn vần. Tuy nhiên, các tác giả người Hán rất ít khi dùng thuật ngữ “tản văn” mà thường dùng khái niệm “tạp văn” – văn tạp nham. 

Tản văn xuất hiện khi nào?

Nhà nghiên cứu Phạm Văn Ánh cho rằng tạp văn xuất hiện vào thời điểm xảy ra cuộc cách mạng Ngũ Tứ (1917 – 1924). Vào thời điểm ấy, chúng là những bài văn ngắn; thường xoay quanh các vấn đề như văn hóa, lịch sử, xã hội, chính trị,…. 

Trong giai đoạn này, một số tác giả tản văn Trung Quốc cũng xuất hiện như Mao Thuẫn, Trần Độc Tú, Từ Mậu Dung,… Ở Việt Nam, chúng ta có các tác giả tiêu biểu như Ngô Tất Tố, Tản Đà, Phan Khôi, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Công Hoan,… 

Tản văn xuất phát điểm ban đầu là từ báo chí, do báo chí mà ra nên chúng mang một số đặc điểm khá giống báo chí như: linh hoạt, ngắn gọn, đa dạng đề tài và đề cập đến các vấn đề bức xúc của xã hội. Những bài tản văn trước hết là đăng báo, thường dưới 1000 chữ rồi gom lại in thành sách theo một chủ đề nhất định. Đôi khi cũng không theo bất kỳ chủ đề nào. 

XEM THÊM: Nỗ lực là gì? Biểu hiện, ý nghĩa của sự nỗ lực

Tản văn gắn liền với báo chí
Tản văn gắn liền với báo chí

Đặc điểm của tản văn là gì?

Tính trữ tình

Tản văn là thành phẩm của quá trình quan sát, cảm nhận và suy nghĩ của tác giả. Nếu như tiểu thuyết dễ cảm thụ thì tản văn lại khó cảm. Bởi đó là cảm xúc chân thực của của tác giả; được tác giả cảm nhận rồi viết những gì mình cảm thấy và trải qua. Tản văn phải dựa vào tình cảm chân thành xuất pháp từ cuộc sống và kinh nghiệm nghệ thuật, chứ không phải là sự chắp vá. 

Phóng khoáng và tự do

Tản văn là gì? Đây là một thể loại vô cùng tự do, phóng khoáng, ít có tính quy phạm, không theo khuôn mẫu có sẵn hay bị giới hạn bởi các tiêu chuẩn nhất định. Chúng luôn lấy cảm nhận và sự giãi bày của tác giả làm trung tâm. 

Tản văn có chứa yếu tố nghị luận, tranh luận nhưng không giống văn phê bình. Chúng không khiến người đọc cảm thấy phẫn nộ, tức giận,…  Kết cấu của tản văn cũng rất tự do nhưng không hề lộn xộn. Khiến người đọc có cảm giác như đang tản mạn, tận hưởng cuộc sống. 

Hình thức thể hiện cũng rất linh hoạt và mang đặc điểm của nhiều thể loại khác. Có thể thánh thót như thơ, hoành tráng như khúc hành ca hay sinh động như tiểu thuyết. 

XEM THÊM: Sơ đồ tư duy là gì? Những điều cần biết về sơ đồ tư duy

Đa dạng về đề tài

Tất cả các vấn đề như tự nhiên, lịch sử, xã hội, tình cảm, nhân vật, văn hóa, địa lý, tôn giáo,… đều được thể hiện trong tản văn. Từ đó, tạo nên sự đa dạng về đề tài cho thể loại này. Với ngòi bút tài tình của tác giả, tản văn bao hàm những triết lý sâu sắc, tình cảm đậm chất thơ, hấp dẫn và gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

Tạp văn rất đa dạng về đề tài
Tạp văn rất đa dạng về đề tài

Ngôn ngữ súc tích

Đề tài của tản văn rất lớn nhưng đều là những suy nghĩ và trải nghiệm của tác giả về cuộc sống. Bởi vậy, ngôn ngữ viết tươi mới, tự nhiên, bóng bẩy và gọn gàng. Cách miêu tả âm thanh, nhân vật hay tình cảm vô cùng tự nhiên mà sinh động, chân thành. 

Tản văn là gì? – Cách phân loại

Căn cứ vào đối tượng và hình thức thể hiện, tản văn được chia thành 3 loại sau: 

  • Tản văn nghị luận: Thường đề cập đến những vấn đề triết lý; mang tính chất xã hội, văn hóa, giáo dục,… được nhiều người quan tâm. 
  • Tản văn tự sự: Thường là những câu chuyện diễn ra trong cuộc sống thường ngày của con người. 
  • Tản văn trữ tình: Thông qua các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc cá nhân,… 

Kỹ năng cần có khi viết tản văn là gì?

Tản văn không phải là một thể loại khó viết nhưng rất ít người có thể viết nhuần nhuyễn. Nhà văn Đỗ Phúc đã từng nói, số lượng chữ trong tản văn không nhiều không lại rất tốn chữ bởi mỗi câu viết ra phải cân nhắc thật kỹ để truyền tải thông điệp một tốt nhất, tránh lãng phí. 

Bởi vậy, ngoài khả năng quan sát và cảm nhận, người viết tản văn phải trau dồi vốn từ vựng và có cách hành văn riêng để tạo điểm nhấn, thu hút sự chú ý của người đọc. 

XEM THÊM: Câu rút gọn là gì? So sánh câu rút gọn và câu đặc biệt

Kỹ năng viết tản văn
Kỹ năng viết tản văn

So sánh tùy bút với tản văn

Khi tìm hiểu tản văn là gì và đọc các tác phẩm thuộc thể loại này, có rất nhiều độc giả nhầm lẫn, khó phân biệt với tùy bút. Bởi chúng có khá nhiều đặc điểm tương đồng nhau. 

Điểm giống nhau

  • Đều có xuất pháp từ thời trung đại
  • Trình bày dưới hình thức văn xuôi tự sự, có yếu tố trữ tình
  • Được viết dựa trên cảm xúc và trải nghiệm thực tế của tác giả. 
  • Đều thể hiện cái “tôi” chủ quan của tác giả
  • Ngôn ngữ sống động, tinh tế, giàu chất trữ tình, giàu hình ảnh và mang hơi thở cuộc sống. 

Điểm khác biệt

Tản văn Tùy bút
  • Đề tài rộng lớn, bao quát mọi vấn đề và lĩnh vực trong xã hội. 
  • Không lấy hiệu quả ở tình tiết, không khắc họa hình tượng nhân vật, tình cảm cũng không quá mãnh liệt. Tất cả đều tập trung vào cảm xúc và suy nghĩ của tác giả từ những điều diễn ra trong cuộc sống thường nhật cho đến các hiện tượng khác. 
  • Đề tài hẹp hơn so với tản văn.
  • Tùy bút phóng túng nhưng mang đậm cái “tôi” của tác giả. Đòi hỏi người viết phải thâm nhập cuộc sống thực tế trong thời gian dài và quan sát kỹ để tạo ra tác phẩm tùy bút chất lượng.

Những cuốn sách tản văn hay bạn nên tìm đọc

Những cuốn sách tản văn hay và đáng đọc nhất
Những cuốn sách tản văn hay và đáng đọc nhất
  1. Chưa Kịp Lớn Đã Phải Trưởng Thành
  2. Hãy Tìm Tôi Giữa Cánh Đồng
  3. Lê La Từ Nhà Ra Ngõ
  4. Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn
  5. Dear, Darling – Người Là Lời An Ủi Dịu Dàng Nhất Đời Tôi
  6. Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ
  7. Chúng Ta Không Thể Là Bạn
  8. Đừng Tháo Xuống Nụ Cười
  9. Đừng Yêu Thầm Nữa, Tỏ Tình Đi
  10. Đàn Bà 30
  11. Cuộc Sống Rất Giống Cuộc Đời
  12. Buồn Làm Sao Buông
  13. Cuộc Sống “Đếch” Giống Cuộc Đời
  14. Bánh Mì Thơm, Cà Phê Đắng
  15. Sao Em Buồn Đến Thế? 
  16. Ai Cũng Có Một Khoảng Trời Giấu Kín
  17. Đáp Án Của Thời Gian
  18. Sẽ Có Cách, Đừng Lo
  19. Sổ Tay Nhà Thôi Miên II
  20. Đường về nhà
  21. Em chưa từng chạy trốn cô đơn

Supperclean.vn mong rằng qua bài viết này sẽ giúp  bạn đọc hiểu rõ khái niệm sách tản văn là gì hơn nhé! Mọi góp ý về bài viết hãy để lại bình luận bên dưới, chúng mình luôn sẵn sàng đón nhận để mang đến thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc

1.3/5 - (30 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *