Bị liệu là gì? Nếu bị liệu có phải bệnh tâm thần không?

Bị liệu – triệu chứng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ bị liệu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bị liệu như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về triệu chứng này. 

Bị liệu là gì?

“Liệu” thực chất là một phản xạ có điều kiện do một hành động được lặp lại nhiều lần trong quá khứ gây nên. Nói một cách khác thì đây là những hành động phản xạ lại khi nghe thấy những lời nói. Những lời nói này giống như là những ám thị khiến cho bộ não gặp phải các kích thích thì sẽ thực hiện theo các hành động đó.

Bị liệu - thực hiện hành động phản xạ lại khi nghe thấy lời nói
Bị liệu – thực hiện hành động phản xạ lại khi nghe thấy lời nói

Trước đây, khi chưa có nhiều trường hợp bị liệu được phát hiện ra thì nhiều người mê tín cho rằng những người bị liệu này là những người bị “ma ám”. Bởi vì không ai bắt ép hay là thúc giục họ làm những hành động đó. Nhưng chỉ cần nghe đến các từ ngữ nào đó thì họ lại đột nhiên thực hiện theo.

Chứng liệu này có thể xảy ra đối với bất kỳ ai và ở bất kỳ lứa tuổi nào chứ không phải chỉ riêng ở phụ nữ mới bị. Thường thì những người mắc triệu chứng này họ hay cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ; không muốn giao tiếp với người khác bởi họ sợ bị trêu chọc, đùa giỡn. Chính vì thế mà họ cũng rất ít chia sẻ với người khác về triệu chứng này của mình.

Nguyên nhân bị liệu là gì?

Theo định nghĩa của tâm thần học thì bị liệu hay bị nói liệu là một trạng thái của tâm thức. Nó biểu hiện bằng sự kích thích thái quá, không điều khiển được cảm xúc của bản thân. Người bị liệu là những người bị ám ảnh bởi nỗi sợ nào đó trong quá khứ hoặc là sau một chấn thương tâm lý. 

Bị liệu do những ám ảnh trong quá khứ
Bị liệu do những ám ảnh trong quá khứ

Ví dụ: Khi còn bé một người rất hay bị bố mẹ phạt quỳ gối khiến cho hành vi này đã in sâu vào tiềm thức của họ. Khi lớn lên, nếu là người có nhân cách yếu thì chỉ cần ai đó nói “quỳ” là họ cũng sẽ tự động quỳ xuống.

Tuy nhiên đa phần thì các hành vi của bị liệu chỉ dừng lại ở các hoạt động đơn giản như ngồi, đi, chạy, ngã… Còn đối với những trường hợp như cầm dao chém người hay phóng hỏa đốt nhà… thì nó lại là bệnh tâm thần thể kích động mạnh.

Bị liệu có phải là bệnh tâm thần?

Bị liệu không phải là bệnh tâm thần
Bị liệu không phải là bệnh tâm thần

Chứng “bị liệu” là một chứng lành chứ không phải là bệnh tâm thần và không hề gây nguy hiểm cho cộng đồng; ngoại trừ cho chính bản thân người “bị liệu”. Người mắc chứng “bị liệu” này là người bình thường về mọi mặt trong cuộc sống như tất cả những người bình thường khác.

Vì thế mà xã hội cũng nên có một cái nhìn cảm thông đối với những người “bị liệu”. Chúng ta đừng đem họ ra làm trò vui, trò giải trí. Bởi điều đó chỉ mang lại cái cười trong chốc lát, nhưng sẽ để lại di chứng lâu dài cho người chẳng may bảo đứng là đứng, bảo quỳ là quỳ…

Bị liệu có chữa được không?

Để điều trị chứng “bị liệu” thì đầu tiên người ta áp dụng phương pháp thôi miên. Đây là một quá trình mà trong đó các chức năng suy nghĩ có ý thức của não bộ sẽ bị bỏ qua. Nó là một dạng suy nghĩ cảm nhận có chọn lọc được thiết lập. 

Nguyên nhân sử dụng phương pháp thôi miên là bởi vì không thể cho bệnh nhân uống các thuốc hướng thần kinh bởi cơn “bị liệu” chỉ xảy ra khi có điều kiện ngoại cảnh tác động. Nó khác so với một số bệnh tâm thần khác đó là bệnh nhân có thể “lên cơn” bất cứ lúc nào.

Khi đưa bệnh nhân vào trạng thái thôi miên thì bác sĩ điều trị sẽ yêu cầu bệnh nhân lặp lại nhiều lần, chẳng hạn như câu: “Tôi không thể ngã” – nếu như bệnh nhân là người chịu tác động của chuyện té ngã, rồi sau đó đo cảm xúc của họ. 

Điều trị bị liệu bằng phương pháp thôi miên
Điều trị bị liệu bằng phương pháp thôi miên

Tuy nhiên sau một thời gian thì các nghiên cứu từ việc đo cảm xúc đã chỉ ra rằng với những người bị liệu, do nhân cách yếu nên việc lặp đi lặp lại nhiều lần “tôi không thể ngã” chỉ làm cho tình hình bệnh tật của họ trở nên trầm trọng hơn. Thuật thôi miên có người đáp ứng tốt còn có người thì không.

Các chuyên gia tâm lý giải thích rằng: Câu thần chú “tôi không thể ngã” chỉ là cách ru ngủ tạm thời với những người có nhân cách yếu. Khi qua cơn buồn ngủ thì họ sẽ lại càng lệ thuộc vào những thông điệp mà tâm trí họ nhận được. 

Vì thế mà vẫn theo các chuyên gia tâm lý thì gia đình chính là nơi chữa trị tốt nhất cho những người mắc phải chứng “bị liệu” này. Bằng những bài tập đơn giản, lặp đi lặp lại nhằm làm tăng khả năng mạnh mẽ về nhân cách. Từ đó giúp não bộ có thể kiểm soát được những “mệnh lệnh” giời ơi.

XEM THÊM: 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến bị liệu là gì. Bị liệu không phải là bệnh tâm thần và hoàn toàn có thể khắc phục được. Vì vậy hãy có cái nhìn cảm thông với những người này nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *