Chất tinh khiết là gì? Đặc điểm, ví dụ và các xác định chất tinh khiết

Nước cất, kim cương, vàng, muối ăn,… được biết đến là các chất tinh khiết. Vậy chất tinh khiết là gì? Chúng có đặc điểm như thế nào? Làm sao để xác định chất tinh khiết? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức bổ ích về chủ đề này nhé!

Chất tinh khiết là gì?

Chất tinh khiết là chất không lẫn bất kỳ loại tạp chất nào, chỉ có duy nhất 1 nguyên tố có đặc tính nhất quán, đồng nhất và không thay đổi. Chất tinh khiết là khái niệm để phân biệt với tạp chất. Chúng chỉ được cấu tạo từ một loại nguyên tử hoặc phân tử. Ví dụ, sắt nguyên chất chỉ có duy nhất nguyên tử sắt, khí hidro nguyên chất chỉ chứa nguyên tử hidro. 

Khái niệm về chất tinh khiết
Khái niệm về chất tinh khiết

Chất tinh khiết là gì? – Cho ví dụ

Chất tinh khiết rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Các ví dụ về chất tinh khiết là:

  • Kim cương, lưu huỳnh,… là các nguyên tố hóa học
  • Đường, muối ăn, muối nở,… là các hợp chất tinh khiết. 
  • Tinh thể protein, muối, tinh thể đồng sunfat, kim cương,…. là các tinh thể. 
  • Một số hỗn hợp đồng nhất cũng được coi là chất tinh khiết như không khí, mật ong, dầu thực vật,… Lưu ý, một số hỗn hợp không đồng nhất như hỗn hợp muối, sỏi,… không phải là chất tinh khiết. 
Vàng nguyên chất cũng được coi là chất tinh khiết vì có đến 99.99% hàm lượng là vàng
Vàng nguyên chất cũng được coi là chất tinh khiết vì có đến 99.99% hàm lượng là vàng

Đặc điểm của chất tinh khiết là gì?

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ khái niệm hóa chất tinh khiết là gì Hóa 8 rồi phải không? Vậy chúng có đặc điểm gì?

Theo đó, chất tinh khiết có thành phần hóa học đồng nhất. Ở quy mô nano, đặc điểm này chỉ được áp dụng ở một số chất được tạo thành từ một loại nguyên tử hoặc hợp chất. 

Chúng có thể là bất kỳ hỗn hợp đồng nhất nào của các vật chất có thành phần và hình dạng đồng nhất, bất kể kích thước mẫu có nhỏ đến đâu. 

Các chất tinh khiết khi lẫn nhiều tạp chất khiến nhiệt độ sôi tăng lên và điểm đóng băng hạ thấp xuống. Đồng thời, áp suất hơi giảm hoặc có thể chất lỏng tạo ra áp suất thẩm thấu nhiều hơn. Người ta đã vận dụng đặc điểm này để làm mát nhiều chất khác nhau ở nhiệt độ thấp hơn so với điểm đóng băng của nước. Đây là lý do giải thích vì sao nước biển rất khó có thể đóng băng toàn bộ.

Các đặc điểm của nước tinh khiết
Các đặc điểm của nước tinh khiết

Cách cách tách chất tinh khiết

Để xác định chất tinh khiết, người ta thường dựa vào các đặc điểm như độ dẫn điện, điểm nóng chảy, điểm sôi, phản ứng hóa học,… Dưới đây là các phương pháp tách chất tinh khiết phổ biến:  

  • Dùng lọc phễu: Chủ yếu dùng để tách rời những chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp.
  • Chưng cất: Dùng để tách chất lỏng được hòa tan với nhau ra khỏi hỗn hợp với điều kiện là nhiệt độ sôi của các chất lỏng này phải khác nhau. 
  • Chiết phễu: Tách các chất lỏng không hòa tan được với nhau trong một hỗn hợp. Ví dụ, tách nước với dầu ăn.
  • Cô cạn: Dùng để tách các chất rắn có thể tan được ra khỏi hỗn hợp. Ví dụ như tách muối trong hỗn hợp nước với muối.
Ví dụ về phương pháp chiết phễu để tách nước ra khỏi hỗn hợp nước - dầu ăn 
Ví dụ về phương pháp chiết phễu để tách nước ra khỏi hỗn hợp nước – dầu ăn

Ngoài ra, người ta còn áp dụng các phương pháp hóa học để tách chất tinh khiết. Ví dụ, khi cho nước vôi trong tác dụng với CO2 thì nước vôi trong sẽ bị đục còn khí O2 thì không. Do vậy, phương pháp này thường được dùng để tách riêng khí O2 ra khỏi hỗn hợp. 

XEM THÊM:

Hy vọng qua bài viết chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm chất tinh khiết là gì và một số thông tin liên quan. Mọi góp ý về bài viết vui lòng để lại bình luận bên dưới, supperclean.vn luôn sẵn sàng đón nhận để hoàn thiện và mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *